Kế hoạch bài học Tập đọc, Kể chuyện Lớp 3 - Học kì II - Năm học 2011-2012

Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng bài : Chú ở bên Bác Hồ

- Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì ?

+ Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Các liệt sĩ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân.

A. Bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm – giới thiệu bài

- Chủ điểm Sáng tạo ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người ; về trí thức và các hoạt động của trí thức.

- Bài học Ông tổ nghề thêu giúp các con biết về nguồn gốc nghề thêu ở nước ta, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.

2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài

• Đọc mẫu

- Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện bình tĩnh ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.

2.1 Đọc từng câu

2.2 Luyện đọc:

• Các từ dễ đọc sai: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,

• Từ khó :

+ đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, .

+ Đặt câu : nhập tâm, bình an vô sự

• Đọc đoạn

• Đọc trong nhóm

• Đọc trước lớp

• Xem sản phẩm thêu, ăn thử chè lam

3. Tìm hiểu bài

a) Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? (Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Nhà nghèo, không có đèn để học cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.)

b) Nhờ chăm học, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? (Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.)

c) Khi Trần Quốc Khái đi sứ, Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? (Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.)

d) ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? (Bụng đói không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.)

(“Phật trong lòng” – tư tưởng của phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn tượng phật)

e) Trần Quốc Khái làm gì để không bỏ phí thời gian? ( Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.)

g) Trần Quốc Khái làm gì để xuống đất bình an vô sự? (Ông nhìn những con rơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt trước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an, vô sự.)

h) Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? (Vì ông là người truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan rộng.)

i) Nội dung câu chuyện nói điều gì? (Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của nghề thêu của người Trung Quốc truyền lại cho dân ta.)

 

doc83 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Tập đọc, Kể chuyện Lớp 3 - Học kì II - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại....
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nội dung từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, keo vật, khố,...
Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (Một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng sứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước đô vật trẻ còn sốc nổi.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện với lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ. Bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện..
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
Phương pháp, hình thức
 tổ chức 
5’
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Tiếng đàn
- Trả lời câu hỏi trong bài.
* Kiểm tra, đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
30’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Giới thiệu chủ điểm Lễ hội
Giới thiệu về môn vật – bài Hội vật
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
· Đọc mẫu 
Hai câu đầu đoạn 2 : đọc nhanh, dồn dập....
Đoạn 3 - 4 : Giọng đọc sôi nổi, hồi hộp
Đoạn 5 : giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
* Trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
· Các từ dễ đọc sai: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm Đen, lăn sả, khôn lường, loay hoay, chán ngắt, nhễ nhại....
· Đọc đoạn
· Từ cần chú giải :
+ tứ xứ, sới vật, keo vật, khố,...
· Đọc trong nhóm
· Đọc trước lớp
· Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
· GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét, nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần
- HS nêu nghĩa các từ cần giải nghĩa
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm đọc
- cả lớp đọc
3. Tìm hiểu bài
a) Tìm những từ ngữ , hình ảnh chỉ cảnh tượng sôi động của hội vật ?
(Người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, Tiếng trống dồn dập, ....)
b) Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
(Quắm đen: Lăn sả, đánh dồn dập, ráo riết...
Ông Cản Ngũ: Chậm chạp , lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ...)
c) Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? (Keo vật đỡ phần chán ngán, sới vật sôi nổi hẳn lên.)
d) Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào?
(Quắm đen gò lưng không bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm đen. Lúc sau, ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giớ một con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng)
e) Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
Ông Cản Ngũ thắng nhờ cả mưu trí và sức khoẻ.
* Vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi a, b
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi c
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc đoạn 4, 5 cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi d, e
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
10’
Tiết 2
4. Luyện đọc lại :
· Thi đọc đoạn 2 – 3 – 4 – 5 
 Ngay nhịp trống đầu......buộc sợi rơm ngang bụng vậy 
* Luyện đọc
- GV GV nêu yêu cầu
- HS thi đọc 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, hỏi
- HS trả lời
- GV nhận xét
22’
5. Kể chuyện
a. Yêu cầu: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý HS kể được từng đoạn của câu chuyện- Giọng kể sôi nổi phù hợp với nội dung của mỗi đoạn.
- Cảnh mọi người đi xem hội vật
- Mở đầu keo vật
- Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm đen.
- Thế vật bế tắc của Quắm đen
- Kết thúc keo vật
b. Kể từng đoạn
· Kể mẫu
· Kể trong nhóm. 
· Thi kể
* Kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý
- HS kể đoạn nhỏ theo các gợi ý
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS kể theo nhóm đôi
- 5 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, cùng HS bình chọn người kể hay
3’
B. Củng cố – dặn dò
- Nội dung chính của câu chuyện là gì? Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (Một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng sứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước đô vật trẻ còn sốc nổi.
- Dặn dò : Kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
* Vấn đáp
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, dặn dò
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày soạn: / - Ngày dạy: / /201
Môn : Tập đọc 
Tiết : 75 Tuần : 25
Lớp : 3
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ dễ phát âm sai : vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt....
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ mới trong bài : trường đua, chiêng, cổ vũ...
Hiểu nội dung bài : Hội đua voi ở Tây Nguyên là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc
Phấn màu
Tranh minh hoạ nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện : Hội vật
- Câu hỏi : 
+ Nội dung chính của câu chuyện là gì? Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (Một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng sứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước đô vật trẻ còn sốc nổi.
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Hội đua voi ở Tây Nguyên
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài 
14’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
· Đọc từng câu
· Đọc từ, cụm từ khó : vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt....
· Luyện đọc đoạn: 
- Chia bài làm 2 đoạn ứng với hai chỗ xuống dòng
- Hiểu nghĩa các từ mới: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ
· Đọc từng đoạn trong nhóm
· Thi đọc
* Luyện đọc, trực quan
- GV đọc mẫu - HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy– GV sửa lỗi phát âm 
- HS đọc cá nhân - đọc đồng thanh
· GV phân đoạn, hướng dẫn HS đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- 2 HS đọc đoạn 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
- GV nêu từ khó– HS nêu nghĩa từ
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- 2 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc trong nhóm
- 2 nhóm đọc nối tiếp
- 2 HS thi đọc cả bài
- HS và GV nhận xét
8’
3. Tìm hiểu bài: 
- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? (Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát.)
- Cuộc đua diễn ra như thế nào?
Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu về phía trước, hăng áu phòng như bay.)
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
Những chú voi chạy về đích trước tiên đều ghìm ngà, huơ vòi về phía trước chào khán giả đã cổ vũ chúng...)
* Vấn đáp
- HS quan sát tranh đọc bài, HS khác đọc thầm, trả lời các câu hỏi 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
6’
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc đoạn 2 :
+ nhịp nhanh, sôi động hơn
+ Câu cuối bài tả cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương - đọc vui, chậm lại
 Những chú voi chạy về đích trước tiên đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào những khán giả/ đã nhiệt liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.//
- Thi đọc
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét giờ học, dặn dò 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày soạn: / - Ngày dạy: / /201
Môn : Tập đọc - Kể chuyện 
Tiết : 76 + 77 Tuần : 26
Lớp : 3
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nội dung từ ngữ trong bài: Chử Xá, Chử Đồng Tử, Tiên Dung,...
Hiểu nội dung câu chuyện : Chử đồng Tử là người có hiéu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là để thể hiện lòng biết ơn đó.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
Phương pháp, hình thức
 tổ chức 
5’
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
- Trả lời câu hỏi trong bài.
* Kiểm tra, đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
30’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử- một lễ hội của những người sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân qua bài tập đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
2. Luyện đọc 
· Đọc mẫu : Giọng nhẹ nhàng
- Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử.
- Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt của Chử Đồng Tử khi thấy thuyền công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chử Đồng Tử trong khóm lau.
- Đoạn 3 và 4: giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.
* Trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
· Các từ dễ đọc sai: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,
· Đọc đoạn
 Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh/ mà tìm thầy học đạo/ và đi khắp nơi/ truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
· Từ cần chú giải :
+ Chử Xá, Chử Đồng Tử, Tiên Dung
· Đọc trong nhóm
· Đọc trước lớp
· Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
· GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét, nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần
- HS nêu nghĩa các từ cần giải nghĩa
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm đọc
- cả lớp đọc
3. Tìm hiểu bài
- Hoàn cảnh của Chử Đồng Tử thế nào?Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? (“Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử đồng Tử thương cha , dã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không”.)
- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? ( Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng chỗ đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.)
- Vì sao công chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử? ( Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.)
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì?
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa , nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng. Hàng năm, mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
* Vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 cuối bài. HS khác nghe, bổ sung cho đầy đủ nội dung tóm tắt của đoạn 1.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
-HS khác bổ sung.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi. 
- 2 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- HS tìm một câu nói về nội dung của câu chuyện.
10’
Tiết 2
4. Luyện đọc lại :
· Thi đọc diễn cảm cả bài 
* Luyện đọc
- GV nêu yêu cầu
- HS thi đọc 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
22’
5. Kể chuyện
a. Yêu cầu: Dựa vào các tranh minh hoạ, đặt tên cho từng đoạn và kể lại câu chuyện
- Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó? Tình cha con? Nghèo khó mà yêu thương nhau,..
- Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ/ Duyên trời/ ở hiền gặp lành,..
- Tranh 3: Truyền nghề cho dân/ Dạy dân trồng cấy/ Giúp dân,.
- Tranh 4: Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hàng năm,..
 b. Kể từng đoạn
· Kể mẫu
· Kể trong nhóm. 
· Thi kể
* Kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý
- HS đặt tên tranh
- HS kể đoạn nhỏ theo các gợi ý
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS kể nhóm đôi
- HS kể toàn bộ câu chuyện
- GV nhận xét, cùng HS bình chọn người kể hay
3’
B. Củng cố – dặn dò
* Vấn đáp
- GV nhận xét, tiết học, dặn dò
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày soạn: / - Ngày dạy: / /201
Môn : Tập đọc 
Tiết : 78 Tuần : 26
Lớp : 3
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ dễ phát âm sai : nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy, mâm cỗ,quả bưởi, 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ mới trong bài : trường đua, chiêng, cổ vũ...
Hiểu nội dung bài : Trẻ em Việt nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau ..
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc
Phấn màu
Tranh minh hoạ nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
- Câu hỏi : 
+ Nội dung chính của câu chuyện là gì? (Chử đồng Tử là người có hiéu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là để thể hiện lòng biết ơn đó.)
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu tết trung thu
- Giới thiệu bài : Như mục I.
* Trực tiếp
- HS giới thiệu ngày tết trung thu của mình.
- GV giới thiệu, ghi tên bài 
14’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng đọc vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
· Đọc từng câu
· Đọc từ, cụm từ khó : khía, chuối ngự, nom, bập bùng, trống ếch, tua giấy,
· Luyện đọc đoạn: 
- Chia bài làm 2 đoạn ứng với hai chỗ xuống dòng
- Hiểu nghĩa các từ mới: chuối ngự
· Đọc từng đoạn trong nhóm
· Thi đọc
* Luyện đọc, trực quan
- GV đọc mẫu - HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy – GV sửa lỗi phát âm 
- HS đọc cá nhân - đọc đồng thanh
· GV phân đoạn, hướng dẫn HS đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- 2 HS đọc đoạn 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
- GV nêu từ khó – HS nêu nghĩa từ
- 2 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc trong nhóm
- 2 nhóm đọc nối tiếp
- 2 HS thi đọc cả bài
- HS và GV nhận xét
8’
3. Tìm hiểu bài: 
- Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì?
+Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm;Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.
- Mâm cỗ Trung thu được Tâm bày như thế nào?
+Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm,nom rất vui mắt.
- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
+ Cái đèn được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.
- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
+ Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “tùng tùng tùng, dinh dinh”
* Vấn đáp
- HS quan sát tranh đọc bài, HS khác đọc thầm, trả lời các câu hỏi 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
6’
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc diễn cảm :
- Thi đọc
* Luyện đọc
- HS thi đọc
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò :
- Hát bài “ Chiếc đèn ông sao”
- GV nhận xét giờ học, dặn dò 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày soạn: / - Ngày dạy: / /201
Môn : Tập đọc - Kể chuyện 
Tiết : 82 + 83 Tuần : 28
Lớp : 3
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay,
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nội dung câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào các tranh minh hoạ từng đoạn truyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
Phương pháp, hình thức 
tổ chức 
5’
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thi giữa học kì II.
30’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu chủ điểm : Thể thao
- Giới thiệu bài Cuộc chạy đua trong rừng
2. Luyện đọc 
· Đọc mẫu : Giọng nhẹ nhàng
- Đoạn 1: Giọng dọc sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng thể hiện những từ thể hiện niềm vui thích của Ngựa Con khi sửa soạn cho cuộc đua với niềm tin mình sẽ giành được vòng nguyệt quế.
- Đoạn 2: Lời khuyện nhủ của Ngựa Cha : đọc với giọng âu yếm, ân cần. Lời đáp của Ngựa Con : tự tin, ngúng nguẩy (cho lời cha dặn là thừa).
- Đoạn 3: giọng chậm, gọn, rõ
- Đoạn 4: Giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên; giọng chậm lại, nuối tiếc khi tả Ngựa Con đành chịu thua vì chủ quan.
* Trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
· Các từ dễ đọc sai: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay,
· Đọc đoạn
 Tiếng hô/ “Bắt đầu”// vang lên.// Các vận động viên rần rần chuyển động.// Vòng thứ nhất...// Vòng thứ hai... //
(tiếng hô “Bắt đầu” đọc ngắt; nghỉ hơi dài sau các dấu hai chấm, chấm lửng)
 Ngựa Con rút ra được bài học quý giá : // đừng bao giờ chủ quan./ cho dù đó là việc nhỏ nhất.//
 (nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, giọng thấm thía)
· Từ cần chú giải :
+ nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan
+ Đặt câu với các từ : thảng thốt, chủ quan
Cả lớp em thảng thốt khi nghe tin đó.
Ngựa Con thua vì chủ quan.
· Đọc trong nhóm
· Đọc trước lớp
· Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
· GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự :
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét, nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần
- 2 HS đọc lại
- Cả lớp đọc
- HS nêu nghĩa các từ cần giải nghĩa, đặt câu
- GV nhận xét, khái quát
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm đọc
- cả lớp đọc
3. Tìm hiểu bài
a) Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? ( Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.) => Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm vẻ bề ngoài của mình.
b) Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì? ( .. phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.)
c) Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào? ( .. ngúng nguẩy, tự tin đáp : Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.)
d) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong cuộc thi ? (Ngựa Con chuẩn bị không chu đáo, không nghe lời cha. Giữa cuộc đu

File đính kèm:

  • docGiao_an_Tap_doc_Ke_chuyen_HKII.doc
Giáo án liên quan