Kế hoạch bài học Sinh học 7 tiết 58: Tiến hóa về sinh sản

Hoạt động 1. (1’) Vào bài: Sinh sản là đặc điểm đặc trưng của sinh vật dể duy trì nòi giống, động vật có những hình thức sinh sản nào? Sự tiến hóa các hình thức sinh sản thể như thế nào?

Hoạt động 2. (7’) Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính

- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sinh sản vô tính  các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

• HS nghiên cứu  I/179, trả lời câu hỏi:

 Thế nào là sinh sản vô tính? (Không có sự kết hợp giữa đực và cái)

 GV treo tranh 1 số hình thức sinh sản vô tính ở ĐVKXS  hướng dẫn HS quan sát

• HS quan sát tranh

 Có những hình thức sinh sản vô tính nào? (Phân đôi và mọc chồi)

 Ở ĐVKXS, những đại diện nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, hoặc mọc chồi? (SSVT bằng phân đôi: trùng roi, trùng biến hình, trùng giày. SSVT bằng mọc chồi: thủy tức, san hô).

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Sinh học 7 tiết 58: Tiến hóa về sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 55 - Tiết: 58
TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN
Tuần dạy 31
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức:
 - HS biết: Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao và tập tính chăm sóc con ở động vật.
 - HS hiểu: Phân biệt được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính.
 1.2. Kỹ năng:
 - HS thực hiện được: Phát triển kĩ năng lập bảng so sánh, rút ra nhận xét
 - HS thực hiện thành thạo: Phát triển kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm. 
 1.3. Thái độ :
 - Thói quen:
 + GDBVMT: Có ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản
 + GD hướng nghiệp: Liên quan tới hướng nghiên cứu về tiến hóa.
 - Tính cách: Nghiêm túc, tự giác trong học tập
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Sinh sản vô tính
 - Sinh saûn höõu tính
 - Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên:
 - Tranh các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
 - Tranh về tập tính bảo vệ trứng và nuôi con
 - Bảng phụ kẻ bảng SGK / 180, các miếng bìa ghi sẵn các câu trả lời lựa chọn
 - Phiếu học tập
 3.2. Học sinh: Xem trước bài, Kẻ bảng SGK / 180 vào vở bài tập.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định, tổ chức và kiểm diện: 2’
Ổn định, tổ chức:
Kiểm diện HS
Kiểm tra miệng: 6’
 A. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Trình bày sự tiến hóa của hệ tuần hoàn và thần kinh qua các lớp động vật đã học? 
 *Đáp án: 
 - Sự tiến hóa của:
 + Hệ tuần hoàn : Chưa phân hóa à phân hóa; tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất à tim đã phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất. 
 + Hệ thần kinh : Chưa phân hóa à phân hóa; Từ phân hóa nhưng còn đơn giản (Ruột khoang, Giun đốt, Chân khớp) à phức tạp (hình ống với bộ não và tuỷ sống ở ĐVCXS). 
 Câu 2. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? 
 * Đáp án: Ý nghĩa: 
 + Đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn
 + Giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường
 B. Kiểm tra các nội dung tự học: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước ý trả lời đúng:
 1. Động vật sinh sản bằng cách mọc chồi:
 A. San hô, thủy tức.
 B. Trùng roi, thủy tức.
 C. Cá chép, ếch.
 2. Động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa:
 A. Cá chép B. Chim bồ câu C. Thỏ
 *Đáp án: 1.A, 2.C
 4.3 Tiến trình bài học: 31’
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1. (1’) Vào bài: Sinh sản là đặc điểm đặc trưng của sinh vật dể duy trì nòi giống, động vật có những hình thức sinh sản nào? Sự tiến hóa các hình thức sinh sản thể như thế nào? 
Hoạt động 2. (7’) Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sinh sản vô tính " các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
¨ HS nghiên cứu 1 I/179, trả lời câu hỏi:
— Thế nào là sinh sản vô tính? (Không có sự kết hợp giữa đực và cái)
p GV treo tranh 1 số hình thức sinh sản vô tính ở ĐVKXS à hướng dẫn HS quan sát
¨ HS quan sát tranh
— Có những hình thức sinh sản vô tính nào? (Phân đôi và mọc chồi)
— Ở ĐVKXS, những đại diện nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, hoặc mọc chồi? (SSVT bằng phân đôi: trùng roi, trùng biến hình, trùng giày. SSVT bằng mọc chồi: thủy tức, san hô).
Hoạt động 3. (8’) Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính.
- Mục tiêu: 
+ HS nêu được khái niệm sinh sản hữu tính và sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật.
+ Phân biệt được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính.
¨ HS: Nghiên cứu 1 II/179, trả lời câu hỏi:
— Thế nào là sinh sản hữu tính? (Có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử)
p GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn phiếu học tập
— So sánh sinh sản vô tính với hữu tính bằng cách hoàn thành phiếu học tập
¨ HS: Đại diện HS lên điền vào bảng phụ à HS khác nhận xét bổ sung
r GV: Hoàn chỉnh:
Hình thức SS
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm của
1 cá thể
2 cá thể
Vô tính
1
1
Hữu tính
2
2
— Từ nội dung bảng trên, em hãy cho biết hình sinh sản nào ưu việt hơn? Vì sao? ( Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính. Vì kết hợp đặc tính của cả bố và mẹ.) 
p GV: Treo tranh 1 số hình thức sinh sản hữu tính
¨ HS: Quan sát tranh
* GV phân tích: Một số ĐVKXS có cơ quan sinh dục đực và cái trên một cơ thể được gọi là lưỡng tính.
— Có những hình thức sinh sản hữu tính nào? (Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong)
— Hãy cho biết giun đất, giun đũa cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong?
( - Giun đũa phân tính, thụ tinh trong
 - Giun đất lưỡng tính, thụ tinh ngoài có sự ghép đôi)
ÄTrong quá trình phát triển của sinh vật tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp, hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật.
 Hoạt động 4. (15’) Tìm hiểu sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
- Mục tiêu: Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao và tập tính chăm sóc con ở động vật.
p GV: Treo tranh sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
— Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật được thể hiện như thế nào? (Sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển của phôi, chăm sóc trứng, chăm sóc con.)
¢ HS: Thảo luận nhóm lựa chọn nội dung thích hợp hoàn thành bảng/ 180 trong vở bài tập.
p GV: Treo bảng phụ kẻ bảng/180
¢ HS: Đại diện nhóm lên gắn các miếng bìa viết sẵn các câu trả lời cho phù hợp à nhóm khác nhận xét, bổ sung
p GV: Treo bảng kiến thức chuẩn.
Tên loài
Thụ tinh
Sinh sản
Phát triển phôi
Tập tính BV trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang, không làm tổ
Ấu trùng tự đi kiếm mồi 
Châu chấu
 Trong
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang, không làm tổ
Con non tự đi kiếm mồi
Cá chép
Ngoài
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Không đào hang, không làm tổ
Con non tự đi kiếm mồi
ếch đồng
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang, không làm tổ
 Nòng nọc tự đi kiếm mồi 
Thằn lằn bóng đuôi dài
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Không đào hang, không làm tổ
Con non tự đi kiếm mồi
Chim bồ câu
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Làm tổ, ấp trứng
Bằng sữa diều, mớm mồi 
Thỏ
Trong
Đẻ con
Trực tiếp (có nhau thai)
Đào hang, lót ổ
Bằng sữa mẹ
— Thụ tinh trong ưu việt hơn so với thụ tinh ngoài như thế nào? (Thụ tinh trong, số lượng trứng đựoc thụ tinh nhiều.)
— Sự đẻ con tiến hoá hơn so với đẻ trứng như thế nào? (Phôi phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn.)
— Tại sao sự phát triển trực tiếp lại tiến bộ hơn so với phát triển gián tiếp? (Phát triển trực tiếp tỉ lệ con non sống cao hơn.)
— Tại sao hình thức thai sinh là tiến boọ nhất trong giới động vật? (Con non được nuôi dưỡng tốt, tập tính của thú đa dạng, thích nghi cao.)
¨ HS: Một vài HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
r GV: Nhận xét, bổ sung.
* GDBVMT:
— Địa phương em đ lm gì để bảo vệ động vật trong mùa sinh sản? (- Bảo vệ động vật trong mùa sinh sản, bằng cách: Cấm săn bắt cá thể cái và con non trong mùa sinh sản 
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ mơi trường sống và động vật trong mùa sinh sản )
* GD hướng nghiệp: Liên quan tới hướng nghiên cứu về tiến hóa.
I. Sinh sản vô tính:
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh.
II. Sinh saûn höõu tính:
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng). Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.
- Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài, thụ tinh trong
III. Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính
 Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:
 + Từ thụ tinh ngoài " thụ tinh trong.
 + Đẻ nhiều trứng "đẻ ít trứng " đẻ con.
 + Phôi phát triển có biến thái " phát triển trực tiếp không có nhau thai " phát triển trực tiếp có nhau thai.
 + Con non không được nuôi dưỡng " được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ " được học tập thích nghi với cuộc sống.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 5.1. Tổng kết: 4’
 Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: 
 Câu 1. Trong các nhóm động vật sau đây, nhóm động vật sinh sản vô tính:
 A. Giun đất, sứa, san hô.
 B. Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày.
 C. Thuỷ tức, đỉa, trai sông.
 Câu 2. Nhóm động vật nào thụ tinh trong và con non phát triển trực tiếp? 
 A. Cá voi, cá thu, ếch
 B. Trai sông, thằn lằn, nhái
 C. Chim, gà, thỏ
 Câu 3. Trong những biện pháp bảo vệ môi trường sinh sản của động vật sau đây biện pháp nào không đúng?
 A. Cấm chăn thả gia súc vào mùa sinh sản.
 B. Quy định kích thước mắt lưới đối với ngư dân.
 C. Cấm săn bắt con cái, con non trong mùa sinh sản.
 * Đáp án: 1. B, 2.C, 3.A
 5.2. Hướng dẫn học tập: 2’
 - Đối với bài học ở tiết học này: 
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK 1,2 / 181 
 + Đọc mục em có biết
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Cây phát sinh giới động vật 
 + Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật.
 + Quan sát kĩ hình 56.3
6. PHỤ LỤC: 
 Phiếu học tập:
Hình thức SS
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm của
1 cá thể
2 cá thể
Vô tính
Hữu tính

File đính kèm:

  • docSINH_7_DONG.doc
Giáo án liên quan