Kế hoạch bài học Sinh 9 - Tuần 8 - Lê Ngọc Châu

HS chú ý nghe GV hướng dẫn trả lời đọc lập các câu hỏi.

?Hãy nêu cấu tạo hoá học của ADN?

?Khối lượng và kích thước của ADN như thế nào? (thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn dài tới hàng trăm Micrômet, khối lượng đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon).

?ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào?( theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân)

?Đơn phân của ADN gồm các loại nào? (A, T, G, X, mỗi phân tử gồm hàng triệu đơn phân)

GV dựa vào mô hình giảng giải: Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn hàng triệu đơn phân, 4 loại nuclêôtic liên kết với nhau theo chiều dọc, tuỳ vào số lượng của chúng mà xác định chiều dài của ADN. Mỗi nuclêôtic gồm 3 thành phần: Nhóm photphát (P) có tính chất hoá học mạnh để liên kết với các nhóm khác trong phản ứng ngưng tụ – Đường Pentozơ ( Đêôxiribôzơ: C5H10O4).

- Bazơ nitric ( 4 loại). Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần của các nu do trình tự sắp xếp như vậy mà nó tạo nên tính đa dạng của ADN. Để biết được tính đa dạng của nó như thế nào các thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

HS trao đổi thảo luận nhóm.

?Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?(cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau: A , T, G , X )

?Yếu tố nào quyết định tính đặc thù của ADN?

?Tính đa dạng của ADN được giải thích nthế nào ?

Đại diện nhóm trả lời.

Các nhóm khác nhận xét bổ sung

GV bổ sung hoàn chỉnh:

- Tính đặc thù:

- Tính đa dạng:

?Tính đa dạng và đặc thù của ADN có ảnh hưởng gì đến tính đa dạng và đặc thù của SV?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Sinh 9 - Tuần 8 - Lê Ngọc Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG III
 ADN VÀ GEN
MỤC TIÊU CHƯƠNG:
 * Kiến thức:
 - Nêu được thành phần hóa học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng
 và đặc thù của nó.
 - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc 
 bổ sung của các cặp Nuclêôtit.
 - Giải thích được cơ chế tự sao ( nhân đôi ) của ADN diễn ra theo các
 nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.
 - Nêu được bản chất hoá học của gen là ADN và chức năng của nó.
 - Mô tả sơ lược cấu tạo và phân loại ARN.
 - Trình bày được sự tao thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen
 và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
 - Nêu được thành phần hoá học, cấu trúc không gian và chức năng của
 prôtêin.
 - Phân tích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: 
 gen ARN Prôtêin Tính trạng.
 * Kỹ năng:
 - Biết quan sát và lắp ráp mô hình (ADN) cấu trúc không gian của ADN.
 - Biết lắp ráp mô hình: Sơ đồ hình thành chuỗi axit amin.
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Tuần 8: 
Tiết 15: §15 ADN ( Axit Đêôxiribô Nuclêic )
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Nêu được thành phần hoá học của ADN theo mô hình.( Kích thước, khối lượng, nguyên tố cấu tạo, )( Biết)
 - Nêu được tính đa dạng và đặc thù của ADN do yếu tố nào quyết định . (Biết)
 - Mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN theo mô hình.( Chú ý tới NTBS của các cặp Nu) )( Hiểu)
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát – phân tích kênh hình Tiếp thu kiến thức.
 - Rèn kỹ năng làm việc với SGK – Trao đổi nhóm – Vận dụng nguyên tắc bổ sung vào giải bài tập.
 3. Thái độ:
 - Xây dựng niềm tin đối với khoa học.
II. Nội dung học tập:
Thành phần cấu tạo hóa học của ADN 
Tính đa dạng và đặc thù của ADN
Cấu trúc không gian của ADN
III. Chuẩn bị:
1. Giaó viên: 
 - Tranh vẽ H15 SGK.( có thể thêm một số tranh về ADN )
 - Mô hình phân tử ADN.
 - Bảng phụ: ghi câu hỏi thảo luận.
 2. Học sinh: 
 - Quan sát kỹ H15 SGK/45.
 - Đọc trước nhiều lần nội dung bài học. Hoàn thành các lệnh q sgk.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức - Kiểm diện:(1’)
KD: 9A1: . . . . . . ; 9A2: . . . . . . ; 9A3: . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra miệng:(5’)
 1/ Hãy nêu những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào? ( 10đ)
 (Có chuẩn bị bài mới + Hoàn thành bài tập cũ: + tập sạch sẽ 2đ)) 
. - Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn, diễn ra ở kì giữa và kì trung gian.
 + Kì giữa: NST đóng cực đại ( dạng đặc trưng )
 + Kì trung gian: NST duỗi xoắn hoàn toàn ( dạng sợi ).
 2/ Mô tả được cấu trúc không gian của AND? 
 - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
 - Các Nu giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
+ A liên kết với T bằng 2 LK H2
 + G liên kết với X bằng 3 LK H2 và ngược lại. 
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:( 15’) Cấu tạo hoá học của phân tử ADN (GV giới thiệu bài) Mở bài: GV giới thiệu: Chương này tìm hiểu về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở mức phân tử, đó là axít nuclêic với các quá trình tự sao, giải mã. Trước tiên tìm hiểu về thành phần cấu tạo của Axit nuclêic. Có hai loại axit nuclêic ’ ARN và ADN ’ ADN
Mục tiêu: 
- Nêu được thành phần hóa học của ADN. 
- Hiểu được phân tích được tính đa dạng và đặc thù của ADN. 
rGV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/45( phần đầu).
rGV hướng dẫn HS quan sát mô hình cấu trúc một đoạn phân tử ADN kết hợp quan sát tranh H15
 SGK/45.
rHS chú ý nghe GV hướng dẫn trả lời đọc lập các câu hỏi.
p?Hãy nêu cấu tạo hoá học của ADN?
p?Khối lượng và kích thước của ADN như thế nào? (thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn dài tới hàng trăm Micrômet, khối lượng đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon).
p?ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào?( theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân)
p?Đơn phân của ADN gồm các loại nào? (A, T, G, X, mỗi phân tử gồm hàng triệu đơn phân) 
rGV dựa vào mô hình giảng giải: Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn hàng triệu đơn phân, 4 loại nuclêôtic liên kết với nhau theo chiều dọc, tuỳ vào số lượng của chúng mà xác định chiều dài của ADN. Mỗi nuclêôtic gồm 3 thành phần: Nhóm photphát (P) có tính chất hoá học mạnh để liên kết với các nhóm khác trong phản ứng ngưng tụ – Đường Pentozơ ( Đêôxiribôzơ: C5H10O4).
- Bazơ nitric ( 4 loại). Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần của các nu do trình tự sắp xếp như vậy mà nó tạo nên tính đa dạng của ADN. Để biết được tính đa dạng của nó như thế nào các thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
rHS trao đổi thảo luận nhóm.
p?Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?(cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau: A , T, G , X )
p?Yếu tố nào quyết định tính đặc thù của ADN? 
p?Tính đa dạng của ADN được giải thích nthế nào ?
rĐại diện nhóm trả lời.
rCác nhóm khác nhận xét bổ sung 
rGV bổ sung hoàn chỉnh: 
- Tính đặc thù: 
- Tính đa dạng:
p?Tính đa dạng và đặc thù của ADN có ảnh hưởng gì đến tính đa dạng và đặc thù của SV?
Hoạt động 2: (20’) Cấu trúc không gian của phân tử ADN: 
Mục tiêu:
- Mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Hiểu được NTBS và hệ quả của nó 
rGV yêu cầu HS quan sát mô hình (H15. SGK) kết hợp nghiên cứu thông tin SGK/ 46 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK/46.
rHS quan sát mô hình kết hợp đọc thông tin SGK trao đổi thảo luận nhóm các câu hỏi:
p?Các loại N nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành cặp?
p?Trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau : A-T-G-G-X-T-A-G-T-X-
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào?
p?Phân tử ADN có cấu trúc như thế nào?
r HS thảo luận – đại diện nhóm trả lời:
rCác nhóm nhận xét – bổ sung:
rGV bổ sung hoàn chỉnh.
-Các loại nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: 
-A-T= 2LK H2 
- G-X= 3 LK H2
Và ngược lại.
- Trình tự các đơn phân của mạch tương ứng là:
-T-A-X-X-G-A-T-X-A-G-
p?Phân tử ADN có cấu trúc như thế nào? 
rGV thông báo: Do nguyên tắc bổ sung của từng cặp Nu đã đưa đến tính chất bổ sung của hai mạch đơn này thì có thể sinh ra trình tự sắp xếp các Nu trên mạch đơn kia ( mạch tương ứng).
p?Theo NTBS em có nhận xét gì về tỉ lệ các loại Nu trên phân tử ADN?
rGV thông báo thêm: Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép. Mỗi chu kỳ xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nu khoảng cách giữa mỗi cặp nu là 3,4 A0, đường kính vòng xoắn là 20 A0. ( GV vừa nêu vừa hướng dẫn HS quan sát theo mô hình) 
I. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN:
- ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
- ADN thuộc loại đại phân tử:
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân của nó là nuclêôtic gồm 4 loại: A, T, G, X.
- Tính đặc thù của ADN do số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các Nuclêôtic. 
- Cách sắp xếp khác nhau của 4 loại Nu tạo nên tính đa dạng của ADN.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV.
II. Cấu trúc không gian của phân tử AND: 
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
- Các Nu giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
+ A liên kết với T bằng 2 LK H2
 + G liên kết với X bằng 3 LK H2 và ngược lại. 
- Hệ quả của nguyêntắc bổ sung:
Do tính chất bổ sung của hai mạch , nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
- Theo NTBS:
 A = T ; G = X
 Þ A + G = T +X = 2( A+G)
 N = A + T + G + X = 2 ( A + G )
Gọi l là chiều dài . l = N/2 . 3,4 Aº
 -Trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài.
4. Tổng kết:(3’)
 - Gọi 1 HS đọc phần KL SGK/46
p?Hãy nếu cấu tạo hoá học của phân tử ADN? 
p?GV hướng dẫn HS làm BT 4,5 SGK
Bài 4:Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng là:-T – A – X –G –A – T – A - G 
5. Hướng dẫn học tập:(2’)
 Ä Đối với bài học tiết này:
- Học bài- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 6 SGK/47.
- Đọc mục: Em có biết SGK/47.
- Hoàn thành vở BT.
 Ä Bài ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: ADN và bản chất của gen.
	 + Quan sát H16 trả lời các câu hỏi mục SGK/48-49.	
 + Bản chất của gen là gì?
 + QT tự nhân đôi của ADN
	 + Làm các phần trong vở BT ( BT nhận biết kiến thức mới)
V. Phụ lục: Không có

File đính kèm:

  • docBai_15_ADN.doc
Giáo án liên quan