Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 6: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2018-2019 - Lý Thị Thanh Thúy

HĐ3. Các dạng câu lệnh điều kiện và cú pháp

- Mục đích: Học sinh biết được cách viết câu lệnh câu lệnh điều kiên trong chương trình. 3. Các dạng câu lệnh điều kiện và cú pháp

- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu - Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.

- Có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ. Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh điều kiện.

a) Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu:

IF <điều kiện> THEN ;

- Trong đó:

+ IF, THEN là các từ khóa.

 + <điều kiện>: Thuờng là phép so sánh.

+: câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép, nếu là câu lệnh ghép phải đặt trong cặp từ khóa Begin End;

- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh. Ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 6: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2018-2019 - Lý Thị Thanh Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CÁI DẦU
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 6: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Số tiết: 4
Tiết PPCT từ 18 đến 21 (thực hiện Tuần 9,10,11 từ ngày 22/10/2018 - 11/11/2018)
Mục tiêu bài học:
Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và đủ
Hiểu được câu lệnh ghép.
Viết đúng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và đủ
Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh
Nội dung trọng tâm
Khái niệm rẽ nhánh
Biểu thức điều kiện và phép so sánh
Cú pháp cấu trúc điều khiển dạng thiếu và đủ
Phương pháp giảng dạỵ
Diễn giảng thuyết trình
Thảo luận nhóm, báo cáo
Tổ chức trò chơi
Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: 
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ tranh ảnh liên quan bài học.
- Dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, bút lông và bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung+ Ghi bảng
10’
A. Hoạt động khởi động:
 Tình huống:
- Mục đích: Qua tình huống cụ thể giúp HS biết thế nào là rẽ nhánh và đặt vấn đề vào bài mới “Vậy Lập trình với cấu trúc rẽ nhánh như thế nào?”
- Nhiệm vụ: Đọc kĩ tình huống đặt ra trang 39, phân biệt sự khác nhau giữa thực hiên tuần tự và rẽ nhánh.
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả thảo luận
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Giao việc:Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận hoàn thành câu hỏi GV đặt ra.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại +Giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Vậy “ Lập trình với cấu trúc tuần tự như thế nào?”
Tuần tự
Rẽ nhánh
B. Hoạt động khám phá: 
10’
HĐ1. Thế nào là cấu trúc rẽ nhánh
- Mục đích: Học sinh biết được Thế nào là cấu trúc rẽ nhánh, các dạng của cấu trúc rẽ nhánh
1. Thế nào là cấu trúc rẽ nhánh
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu thế nào là cấu trúc rẽ nhánh.
- Giao việc: Học sinh quan sát, lắng nghe và ghi bài.
- Xét VD1 Và VD2 để HS hiểu rõ hơn về hai dạng của cấu trúc rẽ nhánh.
- Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. 
- Khi giải một số bài toán trên máy tính thường thấy những mệnh đề có dạng như: 
 Nếu..thì..
 Nếu...thì.ngược lại thì
- Có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ
25’
HĐ2. Tìm hiểu về các phép toán liên quan đến biểu thức điều kiện.
- Mục đích: Giúp HS biết được các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn điều kiện
2. Tìm hiểu về các phép toán liên quan đến biểu thức điều kiện.
- Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn, ngược lại thì điều kiện không được thỏa mãn.
- Kí hiệu các phép so sánh trong NNLT Pascal: 
KH
=
<
>
<=
>=
- Để kết hợp các phép so sánh đơn giản thành một phép so sánh phức hợp, ta sử dụng từ khóa AND hoặc OR
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 41 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân
- Báo cáo: HS trình bày kết quả 
- Giao việc: Học sinh thực hiện làm vào tập sau đó lên bảng sửa bài.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình làm bài của HS và nhắc nhở sửa sai cho các em.
-VD1: Xác định kêt quả của các phép so sánh sau:
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 41 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân
- Báo cáo: HS trình bày kết quả 
- Giao việc: Học sinh thực hiện làm vào tập sau đó lên bảng sửa bài.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình làm bài của HS và nhắc nhở sửa sai cho các em.
-VD2: Em hãy nối các mệnh đề dưới đây với điều kiện tương ứng trong NNLT Pascal:
45’
HĐ3. Các dạng câu lệnh điều kiện và cú pháp
- Mục đích: Học sinh biết được cách viết câu lệnh câu lệnh điều kiên trong chương trình. 	
3. Các dạng câu lệnh điều kiện và cú pháp
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu
- Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ. Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh điều kiện.
a) Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu: 
IF THEN ;
- Trong đó:
+ IF, THEN là các từ khóa.
 + : Thuờng là phép so sánh.
+: câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép, nếu là câu lệnh ghép phải đặt trong cặp từ khóa BeginEnd;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh. Ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ
- Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.
b) Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng đủ: 
IF THEN ELSE ;
- Trong đó:
+ IF, THEN, ELSE: là các từ khóa.
 + : Thuờng là phép so sánh.
+: câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép, nếu là câu lệnh ghép phải đặt trong cặp từ khóa BeginEnd;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1. Ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
*Lưu ý: Khi viết câu lệnh điều kiện dạng đủ thì lệnh liền trước ELSE không có dấu chấm phẩy (;)
C. Hoạt động trải nghiệm:
20’
HĐ1. Viết câu lệnh điều kiện
- Mục đích: Học sinh hiểu được cách sử dụng câu lệnh điều kiện
1. Viết câu lệnh điều kiện
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 42 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho HS hoạt động nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): bảng phụ
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bài tập trên bảng phụ.
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thực hành của nhóm trình bày kết quả 
- Giao việc: Học sinh thực hiện làm BT vào bảng phụ, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình làm bài của HS và nhắc nhở sửa sai cho các em.
20’
HĐ2. Con số may mắn
- Mục đích: Học sinh biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện trong chương trình. 
2. Con số may mắn:
Yêu cầu: Em hãy viết chương trình kiểm tra xem An có thắng trò chơi không nhé! Nếu thắng thì thông báo “An thắng”
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 43 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho HS hoạt động nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): bảng phụ
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bài tập trên bảng phụ.
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thực hành của nhóm
- Giao việc: Học sinh thực hiện xác định bài toán và hoàn chỉnh chương trình và bộ thử.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thảo luận của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm. 
- Xác định bài toán:
INPUT: a,b
OUTPUT: tb
- Hoàn thành câu lệnh điều kiện trong chương trình:
Bước 2: Kiểm tra điều kiện
 Nếu a> b thì in ra màn hình “An Thang”
 IF a>b THEN Write(‘An thắng’);
Kết quả bộ test:
 STT
a
b
 Thông báo
1
3
56
K có TB
2
68
45
An thang
3
11
91
K có TB
20’
HĐ3. Con số may mắn (tt)
- Mục đích: Học sinh biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện trong chương trình.
3. Con số may mắn 
Yêu cầu: Em hãy viết chương trình kiểm tra xem An có thắng trò chơi không nhé! Nếu thắng thì thông báo “An thắng” cùng với con số may mắn
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 44 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho HS hoạt động nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): bảng phụ
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bài tập trên bảng phụ.
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thực hành của nhóm
- Giao việc: Học sinh thực hiện xác hoàn chỉnh chương trình và bộ thử.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thảo luận của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm. 
- Hoàn thành câu lệnh điều kiện trong chương trình:
Bước 2: Kiểm tra điều kiện
 Nếu a> b thì in ra màn hình “An Thắng” “Con số may mắn là:.”
 IF a>b THEN 
 Begin
 Writeln(‘An thng’);
 Writeln(‘Co so may man là:’, a);
 End;
Kết quả bộ test:
 STT
a
b
 Thông báo
1
56
3
An thang
Con so may man là: 56
2
35
88
K có TB
3
21
12
An thang
Con so may man là: 21
20’
HĐ4. Con số may mắn (tt)
- Mục đích: Học sinh biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện trong chương trình.
4. Con số may mắn (tt) 
Yêu cầu: Em hãy viết chương trình kiểm tra xem An hay Nga thắng trò chơi không nhé! Thông báo tên người thắng cùng với con số may mắn.
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 45 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho HS hoạt động nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): bảng phụ
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bài tập trên bảng phụ.
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thực hành của nhóm
- Giao việc: Học sinh thực hiện xác hoàn chỉnh chương trình và bộ thử.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thảo luận của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm. 
- Hoàn thành câu lệnh điều kiện trong chương trình:
Bước 2: Kiểm tra điều kiện
 Nếu a> b thì in ra màn hình “An Thắng” “Con số may mắn là:.” Ngược lại thì in ra màn hình “Nga thang” “Con so may man là:.”
 IF a>b THEN 
 Begin
 Writeln(‘An thang’);
 Writeln(‘Co so may man là:’, a);
 End
 ELSE 
 Begin
 Writeln(‘Nga thang’);
 Writeln(‘Co so may man là:’, b);
 End;
Kết quả bộ test:
 STT
a
b
 Thông báo
1
21
35
Nga thang
Con so may man là: 35
2
12
88
Nga thang
Con so may man là: 35
3
71
8
An thang
Con so may man là: 71
5’
D. Hoạt động ghi nhớ: 
5’
E. Hoạt động đọc thêm:
CÂU LỆNH CASE
 Cú pháp: 
 Case of
 Tập hằng 1: ;
 Tập hằng 2: ;
 ..
 Tập hằng n: ;
 [ Else
 ;]
 End;
5. Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày 25 tháng 09 năm 2018
Người soạn
 Lý Thị Thanh Thúy

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_8_chu_de_6_cau_truc_re_nhan.doc