Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 4: Dữ liệu và biến trong chương trinh - Năm học 2018-2019 - Lý Thị Thanh Thúy

Em hãy ghép nối các thông tin trong các bảng ghim sau vào đúng dạng của nó.

B. Hoạt động khám phá:

1. Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal

a. INTEGER: Là kiểu số nguyên, phạm vi giá trị: -32768 đến 32767

 *VD: 10;-5;0

b. REAL: Là kiểu số thực, phạm vi giá trị: Giá trị tuyệt đối trong khoảng 2.9x1039

đến 1.7x1038 và số 0

 *VD: -7.5;3;0.25.

c. CHAR: Là kiểu kí tự, phạm vi giá trị: một kí tự trong bảng chữ cái.

 *VD: ‘a’;’B’;’9’;’+’; ‘ ‘

d. BOOLEAN: Là kiểu logic, phạm vi giá trị: True, False.

 *VD: True, False.

e. STRING: Là kiểu xâu kí tự, phạm vi giá trị: tối đa 255 kí tự.

 *VD: ‘xin chao’; ‘25/09/2018’

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 4: Dữ liệu và biến trong chương trinh - Năm học 2018-2019 - Lý Thị Thanh Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS Cái Dầu
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 4: DỮ LIỆU VÀ BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Số tiết: 2
Tiết PPCT từ 09 đến 10 (thực hiện từ ngày 24/09/2018-30/09/2018)
Mục tiêu bài học:
Hiểu được một số kiểu dữ liệu chuẩn
Hiểu được cách khai báo biến
Biết được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số chuẩn, biểu thức quan hệ.
Nội dung trọng tâm
Dữ liệu và kiểu dữ liệu
Các phép toán với kiểu dữ liệu số
Biến và khai báo biến
Hằng và khai báo hằng
Phương pháp giảng dạỵ
Diễn giảng thuyết trình
Thảo luận nhóm, báo cáo
Tổ chức trò chơi
Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: 
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ tranh ảnh liên quan bài học.
- Dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, bút lông và bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung+ Ghi bảng
7’
A. Hoạt động khởi động:
 Bài toán: 
- Mục đích: Học sinh nhận biết được các dạng thông tin cần xử lí trên máy tính.
Em hãy ghép nối các thông tin trong các bảng ghim sau vào đúng dạng của nó.
- Nhiệm vụ: Đọc kĩ yêu cầu thảo luận ghép nối các dạng thông tin cho phù hợp.
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng bạn thảo luận 
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả thảo luận
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Giao việc:Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận và ghép nối các dạng thông tin cho phù hợp.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Từ dữ liệu bài toán chuyển sang dữ liệu chương trình thế nào?
B. Hoạt động khám phá: 
20’
HĐ1. Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal
- Mục đích: Học sinh biết được một số kiểu dữ liệu cơ bản trong NNLT PASCAL
1. Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu các kiểu dữ liệu cơ bản trong NNLT Pascal.
- Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.
a. INTEGER: Là kiểu số nguyên, phạm vi giá trị: -32768 đến 32767
 *VD: 10;-5;0
b. REAL: Là kiểu số thực, phạm vi giá trị: Giá trị tuyệt đối trong khoảng 2.9x1039 
đến 1.7x1038 và số 0
 *VD: -7.5;3;0.25.
c. CHAR: Là kiểu kí tự, phạm vi giá trị: một kí tự trong bảng chữ cái.
 *VD: ‘a’;’B’;’9’;’+’; ‘ ‘
d. BOOLEAN: Là kiểu logic, phạm vi giá trị: True, False.
 *VD: True, False.
e. STRING: Là kiểu xâu kí tự, phạm vi giá trị: tối đa 255 kí tự.
 *VD: ‘xin chao’; ‘25/09/2018’
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 24 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng nhau và thực hành trên máy tính.
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bảng phân loại kiểu dữ liệu
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Giao việc: Học sinh thảo luận nhóm đôi và đánh dấu ü phân loại các kiểu dữ liệu phù hợp.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thảo luận của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm.	
Hãy phân loại các kiểu dữ liệu sau đây vào đúng nhóm bằng cách đánh dấu ü vào màu tương ứng.
- Mục đích: Học sinh biết được kí hiệu các phép toán số học đối với dữ liệu số trong NNLT PASCAL
* Kí hiệu các phép toán số học trong Pascal
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu các phép toán đối với dữ liệu kiểu số trong NNLT Pascal và kí hiệu của chúng.
- Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Giáo viên cần nhấn mạnh HS một số lưu ý sau:
+ Kết quả phép chia hai số nguyên (a/b) luôn là số thực.
+ Trong NNLT chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn ( và ) để gộp các phép toán.
+ Thứ tự các phép toán: trong ngoặc trước, ngoài mặc sau, nhân chia trước, cộng trừ sau.
- Nhiệm vụ: Điền vào chỗ trống và nối sau cho đúng
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Nhiệm vụ: Điền vào chỗ trống và nối sau cho đúng
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Giao việc: Học sinh đọc kỹ yêu cầu làm vào tập sau đó giáo viên gọi 1 hs lên bảng 
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình làm bài của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm.	
- Giao việc: Học sinh đọc kỹ yêu cầu làm vào tập sau đó giáo viên gọi 1 hs lên bảng 
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình làm bài của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm.
Hãy điền vào chỗ trống và nối sau cho đúng:
a. 7 chia 2 bằng 3 dư 1
Cách thể hiện trong Pascal:
 7 div 2 = 3
 7 mod 2 = 1
b. 17 chia 5 bằng .. dư.
Cách thể hiện trong Pascal:
 17 div 5 = 3
 17 mod 5 =2
-Em hãy viết lại các biểu thức số học sau trong Pascal:
20’
HĐ2. Tìm hiểu về biến và cách khai báo biến
- Mục đích: Học sinh biết được biến là gì và cách khai báo biến trong NNLT Pascal. 	
2. Tìm hiểu về biến và cách khai báo biến
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu biến là gì và cách khai báo biến trong NNLT Pascal.
- Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu.
Cú pháp khai báo biến:
var : ;
Trong đó:
Danh sách biến là danh sách một hoặc nhiều tên biến và được đặt cách nhau bởi dấu phẩy (,).
Kiểu dữ liệu: Thường là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn của pascal
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu ví dụ 1 SGK trang 26 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng nhau và thực hành trên máy tính.
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bảng phân loại kiểu dữ liệu
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Giao việc: Học sinh thảo luận nhóm đôi và điền các kiểu dữ liệu phù hợp vào chỗ trống.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thảo luận của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm.	
Ví dụ 1: Em hãy tham khảo bảng bên trái và hoàn thành bảng bên phải.
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu ví dụ 2, 3 SGK trang 26 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng nhau và thực hành trên máy tính.
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bảng phân loại kiểu dữ liệu
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Giao việc: Học sinh thảo luận nhóm đôi và điền các kiểu dữ liệu phù hợp vào chỗ trống.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thảo luận của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm.
Ví dụ 2: Để viết chương trình tính giá trị của biểu thức P, em cần sử dụng 2 biến P và x thuộc kiểu dữ liệu số thực. Em viết khai báo biến như sau: 
 Var P,x:real;
Ví dụ 3: 
Dựa vào chương trình có sẵn ở hình bên e hãy điền vào chỗ trống những câu sau:
à Đáp án:
10’
HĐ3. Tìm hiểu về hằng và cách khai báo hằng
- Mục đích: Học sinh biết được hằng là gì và cách khai báo hằng 
3. Tìm hiểu về hằng và cách khai báo hằng
- Nhiệm vụ: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu hằng là gì và cách khai báo hằng trong NNLT Pascal.
- Giao việc: Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Cú pháp khai báo hằng:
const = ;
Ví dụ: Khai báo hằng Const Pi=3.14;
 Khai báo hằng đơn giá: 
 Const don_gia=3000;
C. Hoạt động trải nghiệm:
7’
HĐ1. Bài toán in số nguyên
- Mục đích: Học sinh biết soạn thảo, lưu, dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả 
1. Bài toán in số nguyên
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 20 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng nhau và thực hành trên máy tính.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): máy tính
- Sản phẩm học tập (nếu có): chương trình hoàn chỉnh và lưu trên máy tính.
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thực hành của nhóm.
- Giao việc: Học sinh thực hiện soạn thảo chương trình lưu, dịch và chạy chương trình à quan sát kết quả nhận được.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hành của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm.	
Cho một số nguyên có hai chữ số (a,b) , in ra chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số đó.
10’
HĐ2. Bài toán in hồ sơ hồ sơ học sinh:
- Mục đích: Học sinh biết cách khai báo các kiểu dữ liệu 
2. Bài toán in hồ sơ hồ sơ học sinh:
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK trang 28 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng nhau và thực hành trên máy tính.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): máy tính
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành bài tập trên bảng phụ.
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thực hành của nhóm (có thể có nhiều kết quả khác nhau tùy vào sự sáng tạo của HS)
- Giao việc: Học sinh thực hiện khai báo kiểu dữ liệu phù hợp với tình huống đặt ra.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hành của HS và nhắc nhở sửa sai cho các nhóm. Nhóm nào có 	
Cách khai báo kiểu dữ liệu phù hợp với tình huống đặt ra.
10’
HĐ3. Bài toán tính tiền bút
- Mục đích: giúp HS biết cách xác định bài toán và thực hiện kha báo biến dựa vào phần thân chương trình.
Phần thân chương trình:
3. Bài toán tính tiền bút
Tình huống: Nhà sách trước cổng trường An thường nhâp bút, sách, vở, báo, truyện,..để bán cho HS. Sau đây là chương trình tính tiền nhập mặt hàng bút bị Thiên Long, biết giá mỗi cây bút là 3000 VNĐ (giá bút cố định) và mỗi lần nhập không quá 200 cây bút. 
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK 29 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng bàn thảo luận 
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành các câu hỏi trong trò chơi
- Báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Giao việc: Học sinh thảo luận và ghi câu trả lời bảng phụ
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý.
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai	
1. Xác định bài toán.
INPUT: nhập đơn giá (don_gia)
OUTPUT:Tính tiền nhập hàng (tong1; tong2)
2. Phần khai báo chương trình:
3’
D. Hoạt động ghi nhớ: 
Một số kiểu dữ liệu thường dùng của biến trong Pascal là: integer, real, char, boolean và string.
Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu.
Giá trị của biến có thể thay đổi, còn giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. 
3’
E. Hoạt động đọc thêm:
* Một số kiểu dữ liệu và hàm trong Pascal.
 Một vài kiểu số nguyên: Bye, Shortint, Smailint, Word, Integer, Longint, Longword
 Một vài kiểu số thực: Single, Double, Extended, Comp
 *Một số hàm được thiết kế sẵn trong Pascal: 
 ABS(x): Trị tuyệt đối của x;
 SQR(x): Bình phương của x;
 SQRT(x): Căn bậc hai của x;
 ROUND(x): Làm tròn.
 TRUNC(x): Lấy phần nguyên
 ORD(x): Lấy mã ASCII (đổi kí tự thành số)
 CHR(x): Lấy kí tự thứ x (Đổi số thành kí tự)
5. Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày 15 tháng 09 năm 2018
Duyệt của BGH nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn
Người soạn
 Lý Thị Thanh Thúy

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_8_chu_de_4_du_lieu_va_bien.doc
Giáo án liên quan