Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Tiết 21: Ôn tập - Năm học 2018-2019
Chủ đề 3: Phần cứng máy tính (5’)
- Giao việc: Em hãy :
+ Kể tên các thiết bị vào và ra?
+ Có mấy loại bộ nhớ? Kể tên và đặc điểm?
+ Các đơn vị đo dung lượng nhớ?
- Phương án đánh giá: HS nhận xét. GV kết luận.
- Nhiệm vụ:
+ Kể tên các thiết bị vào và ra?
+ Có mấy loại bộ nhớ? Kể tên và đặc điểm?
+ Các đơn vị đo dung lượng nhớ?
- Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
- Sản phẩm học tập:
- Báo cáo: Trình bày lên bảng phụ.
3. Phần cứng máy tính:
- Thiết bị vào gồm: Bàn phím, chuột, máy quét, webcam,
- Thiết bị ra gồm: Tai nghe, màn hình, loa, máy in,
- Bộ nhớ dùng để lưu trữ thông tin trên máy tính.
- Bộ nhớ gồm hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
+ Bộ nhớ trong: lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình làm việc.
+ Bộ nhớ ngoài: Lưu trữ chương trình và dữ liệu lâu dài.
Tiết PPCT: 21 Ngày soạn: 01/10/2018 Ngày dạy: 05/11/2018 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC 6 ÔN TẬP Yêu cầu cần đạt: Nội dung trọng tâm: - Ôn tập lại tất cả các kiến thức từ chủ đề 1 đến chủ đề 6. Thiết bị: SGK, Vở ghi, tài liệu, sách, bảng phụ, viết. 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Bảng Chủ đề 1: thông tin và xử lí thông tin(5’) - Giao việc: thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: + Thông tin là gì? + Các dạng thông tin cơ bản? + Sơ đồ xử lí thông tin? - Hướng dẫn, hỗ trợ: Giám sát, hỗ trợ HS hoạt động. - Phương án đánh giá: HS nhận xét chéo, GV chốt ý. - Nhiệm vụ: thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): Sách giáo khoa - Sản phẩm học tập: - Báo cáo: Treo bảng phụ lên bảng. 1. Thông tin và xử lí thông tin: - Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được từ thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, hình ảnh,) và về chính con người. Thông tin mang lại sự hiểu biết cho con người. - Có 3 dạng thông tin cơ bản: - Dạng văn bản - Dạng hình ảnh - Dạng âm thanh. - Sơ đồ xử lí thông tin XỬ LÍ ĐẦU VÀO ĐẦU RA Thông tin thô Thông tin chưa xử lí nhận biết đã xử lí Chủ đề 2: Máy tính và ứng dụng(5’) - Giao việc: + Máy tính có mấy thành phần? + Máy tính được dùng để làm gì? + Những gì mà máy tính chưa làm được? - Phương án đánh giá: HS nhận xét. GV kết luận. - Nhiệm vụ: + Máy tính có mấy thành phần? + Máy tính được dùng để làm gì? + Những gì mà máy tính chưa làm được? - Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân. - Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa. - Sản phẩm học tập: - Báo cáo: Trình bày lên bảng phụ treo lên bảng. 2. Máy tính và ứng dụng: - Máy tính có 2 phần là phần cứng và phần mềm. - Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực: + Giải trí và học tập. + Hỗ trợ công tác văn phòng. + Liên lạc tra cứu và mua bán. + Hỗ trợ công tác quản lí. + Thực hiện các tính toán. + Robot – điều khiển tự động. - Có những việc máy tính chưa thể làm được ví dụ như: Phân biệt mùi vị, cảm giác và máy tính không có năng lực tư duy. Chủ đề 3: Phần cứng máy tính (5’) - Giao việc: Em hãy : + Kể tên các thiết bị vào và ra? + Có mấy loại bộ nhớ? Kể tên và đặc điểm? + Các đơn vị đo dung lượng nhớ? - Phương án đánh giá: HS nhận xét. GV kết luận. - Nhiệm vụ: + Kể tên các thiết bị vào và ra? + Có mấy loại bộ nhớ? Kể tên và đặc điểm? + Các đơn vị đo dung lượng nhớ? - Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm. - Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa. - Sản phẩm học tập: - Báo cáo: Trình bày lên bảng phụ. 3. Phần cứng máy tính: - Thiết bị vào gồm: Bàn phím, chuột, máy quét, webcam, - Thiết bị ra gồm: Tai nghe, màn hình, loa, máy in, - Bộ nhớ dùng để lưu trữ thông tin trên máy tính. - Bộ nhớ gồm hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài + Bộ nhớ trong: lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình làm việc. + Bộ nhớ ngoài: Lưu trữ chương trình và dữ liệu lâu dài. Chủ 4: Phần mềm máy tính(10’) - Giao việc: Em hãy : + Có mấy loại phần mềm? + Nêu chức năng của Hệ điều hành? + Thế nào là việc sử dụng phần mềm có bản quyền - Phương án đánh giá: HS nhận xét. GV kết luận. - Nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm. - Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa. - Sản phẩm học tập: - Báo cáo: Trình bày lên bảng phụ. 4. Phần mềm máy tính: - Phần mềm máy tính: Chia làm 2 loại + Phần mềm hệ thống + Phần mềm ứng dụng - Phần mềm hệ thống là phần mềm điều khiển phần cứng và cung cấp kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. + Vd: Windows xp, Windows 7, - Phần mềm ứng dụng là phần mềm đáp ứng một nhu cầu sử dụng cụ thể. + Vd: Duyệt Web, soạn thảo văn bản, đồ họa, - HĐH là tập hợp các chương trình dùng để: + Điều khiển các thiết bị phần cứng và tổ chức thực thi các phần mềm ứng dụng. + Cung cấp giao diện cho người dùng. + Tổ chức quản lí thông tin trong máy tính. - Việc sử dụng phần mềm có bản quyền là tôn trọng công sức của người làm ra phần mềm đó và là động lực cho sự sáng tạo tiếp theo của họ. vi phạm bản quyền là việc sử dụng phần mềm thương mại hoặc phần mềm cá nhân mà không trả phí hoặc không được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm. Chủ 5: Làm việc với hệ điều hành Windows(10’) - Giao việc: Em hãy : + Cách đăng nhập vào hệ thống? + Trên màn hình chính của windows thường có những gì? + Đặc điểm của cửa sổ chương trình? + Cách thoát khỏi phiên làm việc của windows? - Phương án đánh giá: HS nhận xét. GV kết luận. - Nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm. - Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa. - Sản phẩm học tập: - Báo cáo: Trình bày lên bảng phụ. 5. Làm việc với hệ điều hành Windows: - Cách đăng nhập vào hệ thống: B1: Chọn tài khoản cần đăng nhập. B2: Nhập mật khẩu nếu có B3: Nhấn enter - Trên màn hình chính của windows thường có bảng chọn start , thanh công việc, biểu tượng. - Nút dùng để thu nhỏ cửa sổ thanh biểu tượng trên thanh công việc. - Nút dùng để phóng to cửa sổ trên màn hình nền. - Nút dùng để đóng cửa sổ và kết thúc. - Thanh công cụ Ribbon chứa các nhóm lệnh của chương trình - Có thể dịch chuyển các cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề. - Cách để thoát khỏi phiên làm việc của Windows: Bước 1: Nháy chuột vào biểu tượng Start. Bước 2: Chọn một trông các chế độ thoát khỏi phiên làm việc: + Switch user: Chuyển đổi tên tài khoản người dùng. + Log off: Thoát khỏi tài khoản hiện tại. + Lock: Khóa mà nình. + Restart: Khởi động lại máy tính. + Sleep: Máy tính tạm nghỉ. Chủ 6: Tổ chức thông tin trên máy tính( 10’) - Giao việc: Em hãy : + Thế nào là tệp tin? + Có những loại tệp tin nào? + Thế nào là thư mục mẹ, thư mục con, thư mục gốc? + Thế nào là đường dẫn? + Các thao tác với tệp tin và thư mục? - Phương án đánh giá: HS nhận xét. GV kết luận. - Nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm. - Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa. - Sản phẩm học tập: - Báo cáo: Trình bày lên bảng phụ. 6. Tổ chức thông tin trên máy tính: - Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. - Các dạng tệp tin là: + Tệp tin hình ảnh + Tệp tin văn bản + Tệp tin âm thanh + Tệp tin chương trình - Khi một thư mục chứa thư mục con bên trong, ta nói thư mục ngoài cùng là thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư mục con. - Thư mục ngoài cùng (không có thư mục mẹ) gọi là thư mục gốc. - Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ thư mục gốc và kết thúc bằng thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tin tương ứng. - Các thao tác với tệp tin và thư thư là: + Xem thông tin về các tệp và thư mục + Xóa + Đổi tên + Sao chép + Di chuyển * Rút kinh nghiệm: Ưu điểm: Hạn chế: Hướng khắc phục:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_6_tiet_21_on_tap_nam_hoc_20.doc