Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015 - Phạm Thanh Lam

Hoạt động dạy

3. Hoạt động cơ bản:

a/. Gợi động cơ tạo hứng thú:

- Một tháng sau ngày toàn thắng trận ĐBP trên không,trên đường phố Clê-be giữa thủ đô Pa-ri cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh đón chào sự kiện LS trọng đại: Lễ kí hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. Trong giờ học lịch sử hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử quan trọng này.

- Ghi tựa bài lên bảng.

- Giao CTHĐTQ điều khiển bước tiếp theo.

b/. Trải nghiệm:

- Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri?

+ Hiệp định Pa-ri được ký ở đâu, vào ngày nào?

- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.

- Theo dõi, ghi nhận.

- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.

-Kết luận :

+ Chỉ sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

+ Hiệp định Pa-ri được ký tại Pa-ri, thủ đô của nước Pháp vào ngày 27/1/1973.

 c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:

- Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.

+ Nêu nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri.

- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.

- Theo dõi HS trình bày.

- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.

- Kết luận: Hiệp định Pa-ri quy định:

+ Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

+Phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.

+Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.

+Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

4. Hoạt động thực hành:

- Yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK và thực hiện các ý sau:

+ Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?

- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.

- Theo dõi HS trình bày.

- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.

- Kết luận: Ngày 27-1-1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân ra khỏi Việt Nam.

5. Hoạt động ứng dụng:

- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.

- Nhận xét tuyên dương.

- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.

- Chuẩn bị bài sau: Tiến vào Dinh Độc Lập.

 

docx45 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015 - Phạm Thanh Lam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14 phút
12
phút
4 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Có rất nhiều cây mọc lên từ hạt, các em có biết nhờ đâu mà hạt mọc thành cây không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được cây mọc lên từ hạt như thế nào?
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS tách hạt đậu đã ngâm qua một đêm và cho biết.
+ Đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Kết luận: Hạt có 3 bộ phận. Ngoài cùng là vỏ hạt, phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách ra làm đôi là phôi. Phần hai bên là chất dinh dưỡng của hạt.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 trang 108, 109 SGK và cho biết.
+ Mỗi thông tin trong khung chữ ứng với hình nào?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Kết luận: Đáp án: 2b, 3a, 4e, 5c, 6d.
Đây là quá trình hạt mọc thành cây. Đầu tiên khi gieo hạt, hạt phình to ra vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất, xung quanh rễ mọc mầm ra rất nhiều rễ con. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa thân mầm lớn lên và chui lên khỏi mặt đất, hai lá mầm xoè ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn. Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 7 SGK trang 109 và nêu sự phát triển của hạt mướp từ khi gieo đến khi mọc thành cây ra hoa kết quả.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
+ Ha:Hạt mướp khi chuẩn bị gieo.
+ Hb:Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều. Hai lá mầm xòe ra, thân mầm nhú lên khỏi mặt đất.
+ Hc:Hai lá mầm chưa rụng, cây đâm chồi, mọc thêm lá mới.
+ Hd:Mướp ra hoa kết quả.
+ He:Quả mướp đã lớn.
+ Hg:Quả mướp già không ăn được. Xẻ đôi quả mướp thấy trong ruột có nhiều hạt.
+ Hh:Bóc lớp xơ mướp ta được nhiều hạt màu nâu bóng, có thể đem gieo trồng
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.
- Chuẩn bị bài sau: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
b/. Hạt phình lên vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất
a/. Xung quanh rễ mọc mầm ra rất nhiều rễ con. 
e/. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa thân mầm lớn lên và chui lên khỏi mặt đất,
c/. Hai lá mầm xoè ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới
d/. Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuốn. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Thực hành theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Yêu thích tìm hiểu khoa học; khám phá thiên nhiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 27 	 TẬP LÀM VĂN
Tiết 53 ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
 Ngày soạn: 11/03/2015 - Ngày dạy: 18/03/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết được trình tả, tìm được các hình ảnh do dánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả
cây chuối trong bài văn.
 	- Viết được một đoạn văn ngắn tả được một bộ phận của một cây quen thuộc.
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến thiên nhiên; ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh, bảo vệ
môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; bảng phụ viết sẵn đề bài, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK; giấy kiểm tra, bút dạ, phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt thực hiện yêu cầu sau:
+ Đọc bài văn tả đồ vật đã viết lại.
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 phút
14 phút
3 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Năm lớp 4, các em đã học về văn miêu tả cây cối. Trong tiết học này, các em sẽ ôn tập để khắc sâu kiến thức về văn tả cây cối để tiết sau các em sẽ luyện viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.. 
a) Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào? Còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa ?
b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?
c) Tìm các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây chuối? Tìm các hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Kết luận: 
+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con -> cây chuối to -> cây chuối mẹ.
+ Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
+ Theo ấn tượng của thị giác:thấy hình dáng của cây, lá, hoa,...
+ Còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khướu giác,...
+ Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, các tàu lá ngã ra...như những cái quạt lớn, cái hoa thâïp thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
+ Đỉnh đạc, thành mẹ, rụt lại, đánh động cho mọi người biết, hơn hớn, bận, đành để mặc, nách, khẽ khàng.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS thực hành viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, thân, rễ,...).
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và tuyên dương.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.
- Bài sau: Tả cây cối (kiểm tra viết).
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Mời 1 bạn đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
* Nhóm trưởng điều khiển các bước:
- Làm việc cá nhân.
- Lần lượt đọc đoạn văn đã viết.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Giáo dục học sinh lòng yêu mến thiên nhiên; ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 27 	 TOÁN
Tiết 133 LUYỆN TẬP 
 Ngày soạn: 11/03/2015 - Ngày dạy: 18/03/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. 
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tiễn. 
- Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học; ý thức ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK, phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 bạn thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nêu công thức quãng đường?
+ Gọi 1 HS chữa bảng lớp bài 1.
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
13
Phút
12
Phút
4
phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Hôm nay lớp chúng ta luyện tập tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian chuyển động đều.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS mở SGK đọc bài tập 1 và làm bài theo nhóm.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
v
32,5 km/giờ
210 m/phút
36 km/giờ
t
4 giờ
7 phút
40 phút
s
130 km
1,47 km
24 km.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải bài 2.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
Kết quả: 
2. Bài giải
Thời gian đi từ A đến B:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút
 = 11 giờ 75 phút - 7 giờ 30 phút
= 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ.
Quãng đường từ A đến B dài:
46 x 4,75 = 218,5 (km)
 ĐS: 218,5 km 
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. 
- Bài sau: Luyện tập chung.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* CTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều và giải các bài toán có nội dung thực tiễn. Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học; ý thức ham thích học toán.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 27 	 CHÍNH TẢ
Tiết 27 Nhớ - viết: CỬA SÔNG
 Ngày soạn: 11/03/2015 - Ngày dạy: 18/03/2015
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bài CT 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết
hoa tên người, tên địa lý nước ngoài (BT2).
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, rèn chữ, giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK, phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Ôn bài: (5 phút) 
- CTHĐTQ mời 3 bạn thực hiện các yêu cầu sau: 
+ Nhắc lại cách viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
+ Lên bảng viết lại các tiếng: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 phút
14 phút
3 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta nhớ viết bài Cửa sông và làm BT chính tả viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện các bài tập trong vở BT.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
+ Ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. 
+ Có một số tên người, tên địa nước ngoài víêt giống như cách viết tên riêng VN. Đó là những tên riêng được âm theo âm Hán Việt.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối theo nhóm.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS luyện tập viết từ khó.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Nhắc nhở HS cách trình bày bài viết.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài viết.
- Nhận xét chữa bài viết của 7 HS.
- Nêu nhận xét kết quả nghe viết của HS.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò.
- Bài sau: Ôn tập.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
* Trưởng nhóm điều khiển các bước:
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối theo nhóm.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Thảo luận nhóm tìm từ khó viết, tập viết vào bảng con.
- Xem cách trình bày bài viết ở SGK.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Rà soát lại bài đã viết cho hoàn chỉnh.
- 7 HS nộp bài cho GV nhận xét, số HS còn lại đổi vở chữa lỗi cho nhau.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: rèn luyện chính tả, giữ gìn sách vỡ sạch đẹp. Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 27 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 54 LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
 Ngày soạn: 12/03/2015 - Ngày dạy: 19/03/2015
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. 
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.
- Có ý thức sử dụng cách liên kết câu bằng phép nối phù hợp khi nói, khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK, phiếu tự đánh giá; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 bạn nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong BT2 của tiết Luyện từ và câu trước 
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
10phút
4 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, thầy sẽ giúp các em hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối, biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn, biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT1 rồi thực hiện theo nhóm.
+ + Chỉ rõ tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn văn.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Kết luận: 
+ Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1
+ Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT rồi thực hiện theo nhóm.
+ Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Kết luận: Sử dụng quan hệ từ để liên kết câu, người ta gọi đó là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bài tập 1, 2 phần luyện tập.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Kết luận: 
+ BT2: Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. 
Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ. 
- Bài sau: Ôn tập.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Đọc phần ghi nhớ.
* Trưởng nhóm điều khiển các bước:
- Mời 1 bạn đọc bài tập.
- Làm việc cá nhân vào vở BT.
- Trao đổi bài làm trong nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có ý thức sử dụng cách liên kết câu bằng phép nối phù hợp khi nói, khi viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 27 	 TOÁN
Tiết 134 THỜI GIAN
 Ngày soạn: 12/03/2015 - Ngày dạy: 19/03/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều. 
- Nắm vững kiến thức trên, giải đúng các bài tập.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK, phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 bạn thực hiện yêu cầu sau:
+ Chữa bài 1, 2 trên bảng.
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12
Phút
14
Phút
3
phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Hôm nay lớp chúng ta cùng tìm hiểu cách tính thời gian của một chuyển động đều và vận dụng qui tắc để tính các bài toán về thời gian.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc ví dụ trả lời câu hỏi sau:
Bài toán 1:
+ Vận tốc ô tô 42,5 km/giờ nghĩa là gì?
+ Ô tô đi được quãng đường bao nhiêu ?
+ Hãy nêu cách tính thời gian của ô tô đi mất?
Bài toán 2:
+ Em thấy thời gian tìm được ở đây có đồng nhất chưa?
+ Muốn tính được ta phải làm thế nào?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại: 
Bài toán 1:
Thời gian ô tô đi là :
170 : 42,5 = 4 (giờ)
 Đáp số : 4 giờ
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: 
+ Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
+ Viết công thức tính thời gian.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Kết luận: 
+ Muốn tính thời gian đi hết quãng đường ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. 
+ Công thức: t = s : v
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài 1, 2.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
Kết quả: 
Bài 1: Giải:
s(km)
35
10,35
v (km/giờ)
14
4,6
t (giờ)
2,5 giờ
2,25 giờ
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. 
- Bài sau: Luyện tập.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* CTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
Bài toán 2:
Thời gian đi của ca nô là:
 42 : 36 = (giờ) = 1 giờ 
= 1 giờ 10 phút.
 Đáp số: 1 giờ 10 phút.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
* Nhóm trưởng điều khiển các bước:
- Mời 1 bạn đọc bài tập.
- Thảo luận cách giải bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
 Bài 2: Giải:
a) Thời gian của người đi xe đạp đi trên quãng đường đó là:
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
 = 1 giờ 45 phút
Đáp số: 1 giờ 45 phút.
b) Thời gian chạy của người đó là:
2,5 : 10 = 0,25 (giờ)
 = 15 (phút)
Đáp số: 15 phút.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều. Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tế.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 27 	 ĐỊA LÍ
Tiết 27 CHÂU MĨ
 Ngày soạn: 12/03/2015 - Ngày dạy: 19/03/2015
I. MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ; một số đặc điểm về địa hình, 
khí hậu.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ; chỉ và
đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
- Giáo dục học sinh ham tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. BVMT (Liên hệ): Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí; xử lí chất thải công nghiệp. GDSDNL(Liên hệ): Khai thác khoáng sản ở châu Mĩ trong đó có dầu khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK, phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 bạn trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc nào?
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Á, châu Âu?
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
10 phút
4 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Châu Mĩ còn có tên gọi khác là Tân thế giới. Vậy châu lục này nằm ở đâu trên bán cầu? nó có những đặc điểm gì khác với các châu lục đã học. Thầy cùng các em cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay: Châu Mĩ. 
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản đồ thế giới và trả lời câu hỏi:
+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào? Bao gồm những gì?
+ Quan sát

File đính kèm:

  • docxTuần 27.docx