Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú

Hoạt động dạy

A/ KTBC: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung

1) Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nêu nội dung và tác dụng của các chính sách đó?

2) Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ nôm?

- Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới

1) Giới thiệu bài: Sau khi vua Quang trung mất, tàn dư của họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về vấn đề này.

- Gọi 1 hs đọc SGK /65 trả lời các câu hỏi sau:

- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?

 Giảng: Nguyễn nh là người thuộc họ chúa Nguyễn, sau khi bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn nh cùng tan dư họ Nguyễn dạt về miền cực nam của đất nước ta và luôn nuôi lòng trả thù nhà Tây Sơn vì thế Nguyễn nh đã cầu cứu quân Xiêm, sau đó lại cầu cứu Pháp để trả thù nhà Tây Sơn. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn nh đã xử tội những người tham gia khởi nghĩa và là tướng lĩnh của Tây sơn bằng nhiều cực hình như:đào mồ tổ tiên, anh em nhà Nguyễn Huệ, xử chém ngang lưng hoặc cho ngựa xé xác, voi quật chết con cháu của tướng lĩnh Tây Sơn.

- Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào ?

Kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn nh đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn. Nguyễn nh lấy niên hiệu là Gia Long.

* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm

- Y/c cả lớp đọc SGK và bộ luật Gia Long thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:

-Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng:

+ Các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?

+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào ?

Kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã đề ra bộ Luật Gia Long để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.

C/ Củng cố – dặn dò

- 1 hs đọc lại ghi nhớ

- Nhận xét tiết học

 

doc41 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đẹp của quê hương ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk; thêm ảnh chuồn chuồn , ảnh cây lộc vừng(nếu có)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Aêng-co vát
- Đọc đoạn 1,2 của bài. Aêng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
- Đọc đoạn còn lại. Phong cảnh khu đền chính vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
- Nhận xét cho điểm
B/ Dạy-học bài mới
1) Giới thiệu bài: Nếu chịu quan sát, chúng ta sẽ phát hiện ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh của muôn vật. Bài con chuồn chuồn nước tả một chú chuồn chuồn bé nhỏ và quen thuộc. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn Nguyễn Thế Hội, con vật quen thuộc ấy hiện lên thật đẹp và mới mẻ.
2) Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài
+ Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm : lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông
+ Lần 2: Giảng từ :lộc vừng
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài: với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh thiên nhiên đất nước tươi đẹp dưới cánh chú (đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, mênh mông, lặng sóng, luỹ tre, tuyệt đẹp), đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn (lúc tả chú chuồn chuồn đậu một chỗ, lúc tả tung cánh bay)
b) Tìm hiểu bài
- YC hs đọc thầm đoạn 1 
- Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ? 
- Em thích hình ảnh so sánh nào ? vì sao?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2
- Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
- Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
Giảng: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đãvẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê VN tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình với đất nước, quê hương.
c) Hướng dẫn đọc điễn cảm 
- Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài
- GV treo lên bảng đoạn “Oâi chao!.như còn đang phân vân”
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét tuyên dương
3.Củng cố – dặn dò
- 1 hs đọc cả bài, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung của bài
- Về nhà đọc bài nhiều lần
- Bài sau: Vương quốc vắng nụ cười 
- Nhận xét tiết học
 2 hs trả lời 
- Aêng-co Vát được xây dựng ở Cam-Pu-Chia từ đầu TK 12
- Vào lúc hoàng hôn Aêng- Co Vát thật huy hoàng: Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối của đèn; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn; ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 
- Luyện cá nhân
- Luyện đọc theo cặp 
- 1 hs đọc 
- Lắng nghe 
(HS CHT)- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng màu thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
(HS HT)- Em thích hình ảnh: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh như thuỷ tinh vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp các em hình dung được rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chuồn chuồn.
- Đọc thầm 
(HS CHT)-Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước, tả theo cánh bay của chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
(HS HT)- Mặt hồ rộng mênh mông và lặng sóng, luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra, cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
- Lắng nghe 
- 2 hs đọc, HS theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng trong bài 
- Lắng nghe
- HS luyện đọc nhóm đôi 
- Vài hs thi đọc 
- Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước,cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn,bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước,quê hương.
_________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 31: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
 + Vị trí ven biển, đồng bằng ven biển miền Trung.
 + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến giao thơng.
 + Đà Nẵng là trung tâm cơng nghiệp, địa điểm du lịch.
 - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ(l ược đồ)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ hành chính VN
- Một số ảnh về TP Đà Nẵng
- Lược đồ hình 1 bài 24
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Thành phố Huế
- Em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của TP Huế
- Vì sao Huế được gọi là TP du lịch 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết địa lí hôm nay thầy cùng các em đi tham quan một thành phố khác: Đó là TP Đà Nẵng.
* Hoạt động 1: Đà Nẵng- TP cảng
- Y/c hs quan sát lược đồ hình 1 và cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng? 
Kết luận: Đà Nẵng là một thành phố thuộc duyên hải miền Trung. Ở đây có sông, vịnh, biển do vậy rất thuận tiện cho tàu thuyền cập bến, nên Đà Nẵng được gọi là TP cảng nước ta.
* Hoạt động2: Đà Nẵng trung tâm công nghiệp
- Y/c các em quan sát bảng ghi tên hàng chuyên chở từ Đà nẵng đi nơi khác
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi, nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng
Kết luận: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp vì hàng từ nơi khác được đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là hàng công nghiệp. Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay ở Đà Nẵng đã xuất hiện những khu công nghiệp lớn thu hút nhiều nhà đầu tư. Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung. 
* Hoạt động 3: Đà Nẵng là địa điểm du lịch
- Hs quan sát hình 1, và cho biết những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch ?
Kết luận: Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Đà Nẵng là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách, có bảo tàng chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hoá của người chăm.
C/ Củng cố – dặn dò
- 1 hs chỉ vị trí TP Đà Nẵng trên bản đồ và nhắc lại vị trí.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK 
- Nhận xét tiết học
 2 hs trả lời 
-Lăng Tực Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, khu Kinh thành Huế, cầu TrườngTiền, chợ Đông Ba.
- Vì Huế có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử
- Lắng nghe
- HS quan sát và lần lượt trả lời (HS HT)
- Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và Vịnh Đà Nẵng bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Lắng nghe 
- HS quan sát (HS CHT)
- Làm việc nhóm đôi
- Trình bày kết quả
 Một số ngành sản xuất của Đà Nẵng: dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Lắng nghe 
- Quan sát và nối tiếp trả lời (HS HT)
- Đà Nẵng hấp dẫn khách du lịch bơiû có nhiều bãi biển đẹp liền kề như: Chùa Non Nước , bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn, có bảo tàng chăm với những hiện vật của người cỏâ xưa.
- Lắng nghe 
- 1 hs thực hiện yc
- Vài hs đọc to trước lớp 
______________________________________________________
Môn: Lịch sử 
Tiết 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm được đơi nét vế sự thành lập nhà Nguy ễn:
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đĩ Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn cơng nhà Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngơi Hồng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đơ ở Phú Xuân (Huế).
 - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
+ Các vua nhà Nguyễn khơng đặt ngơi hồng hậu, bỏ chức tể tướng, t ự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều cĩ thành tì vững chắc)
+ Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị t àn bạo kẻ chống đối.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
1) Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nêu nội dung và tác dụng của các chính sách đó? 
2) Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ nôm? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới
1) Giới thiệu bài: Sau khi vua Quang trung mất, tàn dư của họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về vấn đề này.
- Gọi 1 hs đọc SGK /65 trả lời các câu hỏi sau:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 Giảng: Nguyễn Ánh là người thuộc họ chúa Nguyễn, sau khi bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cùng tanø dư họ Nguyễn dạt về miền cực nam của đất nước ta và luôn nuôi lòng trả thù nhà Tây Sơn vì thế Nguyễn Ánh đã cầu cứu quân Xiêm, sau đó lại cầu cứu Pháp để trả thù nhà Tây Sơn. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã xử tội những người tham gia khởi nghĩa và là tướng lĩnh của Tây sơn bằng nhiều cực hình như:đào mồ tổ tiên, anh em nhà Nguyễn Huệ, xử chém ngang lưng hoặc cho ngựa xé xác, voi quật chết con cháu của tướng lĩnh Tây Sơn.
- Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào ? 
Kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn. Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long.
* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
- Y/c cả lớp đọc SGK và bộ luật Gia Long thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
-Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng:
+ Các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? 
+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào ?
Kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã đề ra bộ Luật Gia Long để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
C/ Củng cố – dặn dò 
- 1 hs đọc lại ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học
 2 hs trả lời
1) Ban hành Chiếu Khuyến nông
+ Nội dung: Lệnh cho dân trờ về quê cày, khai phá ruộng hoang. Chỉ vài năm mùa màng tốt tươi trở lại.
. Cho đúc tiến mới, mở cửa biên giới với Trung Quốc để cho dân 2 nước tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán.
+Tác dụng: Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng 
2) Vì chữ Nôm đã có từ lâu đời ở nước ta. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quí của dân tộc, nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đem quân tấn cộng, lật đổ Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn.
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- (HS HT) Năm 1082, Nguyễn Ánh lên ngôi vua chọn Phú Xuân (Huế) làm đóng đô và đặ niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1082 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Triệu Trị, Tự Đức.
- Lắng nghe 
- HS đọc SGK, chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày
 ( HS CHT ) + Các vua nhà Nguyễn đã đề ra bộ Luật Gia Long thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
(HS HT) + Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tượngbinh..). Ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
- Lắng nghe
- Vài hs đọc to trước lớp 
______________________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 31: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
( Giảm tải khơng dạy bài này thay thế bài khác)
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I/ Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nĩi về du lịch hay thám hiểm..
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung,ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
 - Yêu cầu HS nắm vững câu chuyện vừa kể về du lịch – thám hiểm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Truyện đọc lớp 4
- Bảng lớp viết đề bài
- Một tờ phiếu viết dàn ý bài kể chuyện:
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đôi cánh của ngựa trắng
- Gọi 1 hs kể 2 đoạn của câu chuyện và nêu ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm. Để kể được, các em phải tìm đọc truyện ở nhà hoặc nhớ lại câu chuyện mình đã nghe.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của hs 
2) HD hs kể chuyện
a) HD hs hiểu yêu cầu của bài
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới: được nghe, được đọc , du lịch, thám hiểm.
- Gọi hs đọc các gợi ý 1,2 
- Theo gợi ý, có 3 truyện đã có trong SGK. Các em có thể kể những truyện này. Bạn nào kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm
- Gọi hs hãy nói tiếp nhau nói: Em chọn kể chuyện gì? Em đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu? 
- Dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý bài KC, gọi hs đọc 
- Nhắc nhở: Các em kể tự nhiên, với giọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn.
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện
- Các em hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình trong nhóm đôi. Kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp.
- YC hs lắng nghe, trao đổi về câu chuyện.
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi hay nhất. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện ở lớp cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Mang đến lớp ảnh chụp về cuộc du lịch hay cuộc đi thăm người thân, đi xa đâu đó của mình.
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs thực hiện y/c: Phải mạnh dạn đi đây, đi đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Theo dõi 
- 2 hs đọc 
- Lắng nghe
+ Em chọn kể chuyện về cuộc thám hiểm hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của nhà hàng hải Ma-gien-lăng. Đây là bài tập đọc trong SGK TV4.
+ Em kể chuyện thm hiểm Vịnh ngọc trai cùng thuyền trưởng Nê-mô. Truyện này em đã đọc trong Hai vạn dặm dưới biển.
+ Em kể chuyện về những người chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét. Truyện này em đọc trong báo TNTP
+ Em kể chuyện Ếch và chẫu chàng. Câu chuyện này, bà em kể cho em nghe vào tuần trước khi bà giải thích câu: Ếch ngồi đáy giiếng...
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe 
- Thực hành kể chuyện trong nhĩm đôi 
- Vài hs thi kể chuyện trước lớp (HS HT)
- Trao đổi về câu chuyện
+ Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
+ Bạn có thích nhân vật chính trong câu chuyện không? Vì sao?
+ TRong câu chuyện này, bạn thích chi tiết nào nhất?
+ Bạn có suy nghĩ gì sau nghe xong câu chuyện?
- Nhận xét, bình chọn. 
- Lắng nghe, thực hiện 
______________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết: 154: ƠN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
 Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 Bài tập cần làm bài 1, bài 2 , bài 3 và bài 4*, bài 5* dành cho HS hồn thành.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ ôn tập về các dấu hiệu chia hết đã học.
B/ HD ôn tập:
Bài 1: YC hs nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. 
- Muốn biết số nào chia hết cho 2;5 ta làm sao? 
- Muốn biết số nào chia hết cho 3; 9 ta làm sao?
- YC hs tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp và giải thích. 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- YC hs tự làm bài vào SGK, sau đó nêu kết quả trước lớp 
Bài 3: YC hs đọc đề bài
- Số x cần tìm phải thỏa mãn điều kiện gì? 
- x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy? 
- Số tận cùng là 5 mà lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31 là số nào? 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề toán 
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng thực hiện, sau đó giải thích cách làm. 
*Bài 5: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs suy nghĩ làm bài, sau đó giải thích 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc và ghi nhớ các dấu hiệu chia hết.
- Bài sau: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên 
- Lắng nghe
- 4 hs nhắc lại 
(HS CHT)- Ta chỉ xét chữ số tận cùng. Nếu chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8 thì số đó chia hết cho 2; chữ số tận cùng là 0;5 thì số đó chia hết cho 5. 
(HS CHT)- Ta xét tổng các chữ số của số đã cho. Nếu tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9. 
- Tự làm bài; lần lượt nêu kết quả:
a) Số chia hết cho 2: 7362, 2640, 4136.
 Số chia hết cho 5: 605, 2640
b) Số chia hết cho 3 là: 7362, 2640, 20601
 Số chia hết cho 9 là: 7362, 20601
c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 26440 
 (Các số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Vì vậy em xét số tận cùng để xác định số chia hết cho cả 2 và 5) 
d) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là 605
e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là: 605, 1207
- 1 hs đọc đề bài
- Tự làm bài, lần lượt nêu kết quả:
a) 252; 552; 852
b) 108; 198 c) 920 d) 255
- 1 hs đọc to trước lớp
+ Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31
+ Là số lẻ
+ Là số chia hết cho 5
- Tận cùng là 5
- Đó là số 25
 Vì 23 < x < 31 nên x là 25 
- 1 hs đọc đề bài
(HS HT)- Tự làm bài, 1 hs lên bảng thực hiện
+ Số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng là 0, Vậy đó là các số: 520; 250
- 1 hs đọc đề bài
- Suy nghĩ làm bài; giải thích (HS HT)
 Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả.
________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 61: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I/ Mục tiêu: 
 Nhận biết những nét t ả bộ phận 

File đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 31 NH 20142015.doc