Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Lâm Thị Thanh Thúy
Hoạt động dạy
A/ KTBC: Gọi hs trình bày
1) Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
3) Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập:
Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .
- GV treo trục thời gian lên bảng và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938 .
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
- GV nhận xét
* Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV
- Treo băng thời gian lên bảng.
- Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó cô gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng.
- Gọi hs lên thực hiện
- Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng.
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng.
Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng.
- Cùng hs nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 4: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.
- Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp
- Cô sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Kiểm tra cuối HKI
hs thực hiện trong nhóm 6 - Gọi các nhóm trình bày sản phẩm và thuyết minh - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HKI - Nhận xét tiết học - Không khí gồm 2 thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy. - Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi bẩn, các khí độc, vi khuẩn. - lắng nghe - Chia nhóm hoàn thiện tháp dinh dưỡng - Trình bày sản phẩm (HS HT/T) - Nhận xét - 4 hs lần lượt lên bốc thăm và trả lời 1) a. Không màu, không mùi, không vị 2) c. Ni-tơ và ô xi 3) a. ô xi - Chia nhóm - Nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết trình - Trình bày - Nhận xét Giảm tải CV 5842 của Bộ: Khơng yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động bảo vệ mơi trường nước và khơng khí. GVHD, động viên, khuyến khích để những em cĩ khả năng được vẽ tranh, triển lãm. - Lắng nghe - Thực hiện trong nhóm - Trình bày - Nhận xét Thứ tư, ngày 24 tháng 12 năm 2014 Môn : Toán Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I/ Mục tiêu: Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Biết số chẵn, số lẻ. Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 và bài 3 ; bài 4* dành cho HS khá giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt độg học A/Giới thiệu: Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó, các em sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó. Trước hết là dấu hiệu chia hết cho 2 B/ Bài mới: a) Cho hs tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 - Các em hãy nêu một vài số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2? - Vì sao em biết các số 2, 4, 12, 18...là những số chia hết cho 2 ? - Vì sao các số 3,5, 7,... không chia hết cho 2? - Gọi hs lên bảng viết kết quả vào cột thích hợp Các số chia hết cho 2 và phép chia tương ứng 2 (2 : 2 = 1) 10 (10 : 2 = 5) 12 (12 : 2 = 6) 14 ( 14 : 2= 7) 16 ( 16 : 2 = 8) 18 (18 : 2 = 9) 22 (22 : 2 = 11) 34 (34 : 2 = 17) 48 (48 : 2 = 14) - Dựa vào bảng trên (cột bên trái) các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm xem dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2? (các em chú ý tới số tận cùng của các số) - Gọi hs nêu kết quả - Gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn, GV kết luận và gọi hs nêu ví dụ. (thực hiện lần lượt như trên với 0, 4, 6, 8) - Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2 ? - Kết luận và gọi hs nhắc lại - Nhìn vào cột bên phải các em hãy nêu nhận xét các số như thế nào thì không chia hết cho 2? Kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. b) Giới thiệu số chẵn và số lẻ - Nêu: Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn. - Hãy nêu ví dụ về số chẵn? - Các số như thế nào gọi là số chẵn? - Nêu tiếp: Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ. - Hãy nêu ví dụ về số lẻ? - Các số như thế nào gọi là số lẻ? Kết luận: Các số chia hết cho 2 là số chẵn, các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ. - Gọi vài hs nhắc lại 3) Thực hành: Bài 1: Ghi các số lên bảng - Gọi hs nêu các số chia hết cho 2 các số không chia hết cho 2 Bài 2: Y/c hs thực hiện vào bảng con - Chọn một vài bảng, gọi hs nhận xét *Bài 3: Y/c hs thực hiện vào vở (phát phiếu cho 3 em) - Gọi 3 em làm trên phiếu lên dán và đọc số - Cùng hs nhận xét *Bài 4: Tổ chức cho hs thi tiếp sức (HS K-G) - Gọi 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 hs - Cùng hs nhận xét, tuyên dương học sinh nhóm thắng cuộc. C/ Củng cố, dặn dò: - Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2? - Về nhà tự làm bài vào VBT - Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 5 Nhận xét tiết học - Lắng nghe - HS nối tiếp nhau nêu: 2, 4, 16, 8, 18,...3, 5, 7, 9,.. - Vì em lấy các số trên chia cho 2 thì em thấy chia hết. - Vì em lấy 3, 5, 7,... chia cho 2 thì em thấy dư 1. Các số không chia hết cho 2 và phép chia tương ứng 3 (3: 2 = 1 dư 1) 15 (15 : 2 = 7 dư 1) 19 (19 : 2 = 9 dư 1) 37 (37 : 2 = 18 dư 1) - Thảo luận nhóm đôi - HS lần lượt nêu: + Các số có chữ số tận cùng là 2 thì chia hết cho 2 - Lần lượt nêu: 12, 22, 32, 42, 52, 62,.. + Các số có chữ số tận cùng là 0, 4, 6, 8 đều chia hết cho 2 - Lần lượt nêu: 10, 20, 30, 14, 24, 34, 16, 66, 86, 28, 48, 68,.. (HS CHT)- Các số có chữ số tận cùng là: 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2 - Vài hs nhắc lại - Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2. - Lắng nghe, ghi nhớ - lắng nghe - 12, 24, 36, 68, 80, 62,... (HS CHT)- Các số có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẵn - Lắng nghe - 3, 7, 11, 57, 49,... - Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ. - Lắng nghe - vài hs nhắc lại - HS nối tiếp nhau nêu (HS CHT) a) các số chia hết cho 2: 98, 1000, 7536, 5782,744 b) các số không chia hết cho 2: 35, 89, 867, 84683, 8401 (HS HT)- HS thực hiện vào B viết 4 số có 2 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2 ; 2 số có 3 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2 - Nhận xét - Tự làm bài (HS HT/T) - Trình bày: a) 346, 364, 436, 634 - 6 hs lên thực hiện (HS HT/T) b) 8347, 8349; 8351; 8353; 8355; 8357. - 1 hs nhắc lại ____________________________________________ Mơn: ÂM NHẠC ______________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC Tiết 34: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiếp theo) I/ Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Cách nghĩ củatrẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK). II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Rất nhiều mặt trăng Gọi hs lên bảng đọc bài và TLCH: 1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 2) Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? 3) Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Y/c hs xem tranh minh họa - Tranh vẽ gì? - Nét vui nhộn, ngộ nghĩnh trong suy nghĩ của cô công chúa nhỏ đã giúp chú hề thông minh làm cô khỏi bệnh . Cô công chúa suy nghĩ như thế nào về mọi vật xung quanh? Các em cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài học hôm nay? 2) HD đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài - HD hs cách đọc các từ khó và ngắt nghỉ hơi câu dài + Từ khó: vằng vặc, dây chuyền, hươu, rón rén + Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đo ù/ mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Mặt trăng cũng vậy,mọi thứ đều như vậy...// - giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. - Y/c hs nối tiếp nhau đọc lượt 2 - Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3 - Gọi 1 hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài : đoạn đầu đọc với giọng căng thẳng, đoạn sau đọc với giọng nhẹ nhàng, lời người dẫn chuyện đọc hồi hộp, lời chú hề nhẹ nhàng, khôn khéo, lời công chúa hồn nhiên, tự tin, thông minh. b) Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Nhà vua lo lắng về điều gì? + Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì? + Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? - Vì vẫn nghĩ theo cách của người lớn nên các vị đại thần và cách nhà khoa học một lần nữa lại không giúp được nhà vua. - Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại và TLCH: + Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? + Công chúa trả lời thế nào? + Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất trong 3 ý ở SGK/169 - Chốt ý: Câu trả lời của các em đều đúng: nhưng sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói rằng: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn c) HD đọc diễn cảm - Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai - Y/c hs lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật - Kết luận giọng đọc đúng (mục 2a) - HD đọc diễn cảm 1 đoạn + Đọc mẫu + Gọi hs đọc + Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3 + Tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các nhóm - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. C/ Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Chốt lại nội dung bài (mục I) - Gọi vài hs đọc - Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao? - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Bài sau: ôn tập - Nhận xét tiết học - 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn và trả lời 1) Cô mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng. 2) Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào. Vì chú tin rằng cách nghĩ cũa trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn. 3) Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. - Quan sát - Vẽ cảnh chú hề đang trò chuyện với công chúa trong phòng ngủ, bên ngoài mặt trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc. - Lắng nghe - 3 hs nối tiếp đọc 3 đoạn của bài + Đoạn 1: Nhà vua rất mừng ...đều bó tay + Đoạn 2: Mặt trăng...dây chuyền ở cổ + Đoạn 3: Phần còn lại - HS đọc cá nhân - Chú ý nghỉ hơi ở câu dài - 3 hs đọc lượt 2 - Luyện đọc trong nhóm 3 - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - Đọc thầm đoạn 1 (HS CHT)+ Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại. (HS HT)+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng (HS HT/T)+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được . Vì các vị đại thần và các nhà khoa học đều nghĩ về cách che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn. - Lắng nghe - Đọc thầm đoạn còn lại (HS HT/T)+ Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa. (HS HT)+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên... Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy. + Suy nghĩ, trả lời. - Lắng nghe - 3 hs đọc trước lớp - lắng nghe, nhận xét, tìm giọng đọc - lắng nghe, ghi nhớ - lắng nghe - 2 hs đọc - Đọc trong nhóm 3 - Vài nhóm hs thi đọc - Nhận xét - HS trả lời - Vài hs đọc to trước lớp - Trả lời theo suy nghĩ _________________________________________________ MƠN: ANH VĂN _________________________________________________ Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 17: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu nội dung câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh trong SGK. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi 2 hs kể chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Thế giới quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ thấy ham thích ngay. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ mà các em nghe kể hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những quy luật trong giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi còn nhỏ . Bà tên là Ma-ri-a Gô-e-pớt May-ơ (sinh năm 1906, mất năm 1972) 2) HD kể chuyện: a) Gv kể: - Kể lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biết được lời nhân vật. - Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh họa (Gv dán phần nội dung chính dưới mỗi bức tranh) + Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. + Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm + Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em. + Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra + Tranh 5: Người cha ô tồn giải thích cho hai con - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? b) Kể trong nhóm: - Các em hãy kể cho nhau nghe trong nhóm 5 (mỗi em kể một tranh) và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện . b) Kể trước lớp: - Gọi hs nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện. - Tổ chức cho hs thi kể - Y/c hs lớp dưới nêu câu hỏi cho bạn. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay và trả lời được câu hỏi của bạn. C/ Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với các em - Bài sau: Ôn tập - 2 hs lên bảng kể chuyện - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe, theo dõi, quan sát - Ma-ri-a, người cha, người anh - Chia nhóm kể và trao đổi - 5 hs trong nhóm nối tiếp nhau kể - 2 lượt hs (mỗi lượt 2 em) thi kể - 2 hs thi kể toàn truyện và nói ý nghĩa câu chuyện + Theo bạn, Ma-ri-a là người thế nào? + Bạn học tập ở Ma-ri-a đức tính gì? + Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma-ri-a không? . Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh . Muốn trở thành HSG cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn. . Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác điều đó đúng hay sai. ______________________________________________ Môn: ĐỊA LÝ Tiết 17: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I/ Mục tiêu: Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Thủ đô Hà Nội Gọi hs lên bảng trả lời - Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Đến nay HN được bao nhiêu tuổi? - Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố? ) Nhận xét, cho điểm B/ Ôn tập: 1) Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du - Chúng ta đã học những vùng nào về miền núi và trung du? - Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt. - Nhận xét 2) Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (Phát phiếu học tập cho các nhóm ) - Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận. Đặc điểm thiên nhiên Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Địa hình Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Khí hậu Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày - Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở HĐ3 * Hoạt động 3: Con người và hoạt động - Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm) - Gọi HS lên dán kết quả và trình bày - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Kết luận phiếu đúng - Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành Kết luận: Cả hai vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên , con người, văn hóa và hoạt động sản xuất. * Hoạt động 4: Vùng trung du Bắc Bộ và ĐBBB. - Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? - Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc? 1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên? 2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì? Địa hình của ĐBBB như thế nào? 3) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB. 4) ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? 5) Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB. Kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi đồng thời tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc C/ Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập - Bài sau: Kiểm tra cuối học kì I. - Nhận xét tiết học 2 hs lần lượt lên bảng trả lời - Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1000 tuổi - Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó. Nhà cửa thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính, đường phố nhỏ hẹp, yên tĩnh (HS CHT)- Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan-xi-păng), trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt (HS HT)- 4 hs lần lượt lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và TP Đà Lạt. - Chia nhóm nhận phiếu học tập - 1 hs đọc to y/c (HS HT/T)- HS trong nhóm lần lượt trình bày (mỗi em trình bày 1 đặc điểm) - Lắng nghe - Chia nhóm, nhận phiếu học tập - Lần lượt 2 nhóm sẽ trình bày nhiệm vụ của nhóm mình (nhóm 1,2: dân tộc và trang phục, nhóm 3,4: Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, nhóm 5,6: Con người và hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên - Nhiều hs nối tiếp nhau đọc kiến thức trong bảng - Lắng nghe - Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. - Trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, dừng hành vi phá rừng, khia thác gỗ bừa bãi. 1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp 2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá ba
File đính kèm:
- GA lop 4 Tuan 17 NH20142015.doc