Kế hoạch bài học Lịch sử 9 - Tiết 8, Bài 7: Các nước Mĩ La-tinh - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh

*Hoạt động 1:Thời gian 18

GV : sử dụng bản đồ thế giới hoặc lược đồ Mĩ La Linh giới thiệu về khu vực Mĩ La Tinh.(Giáo dục môi trường)

GV mở rộng: Mĩ la tinh bao gồm những nước nào? vì sao lại gọi l Mĩ ta tinh?

HS: Mĩ la tinh chiếm một lnh thổ rộng lớn của chu Mĩ, gồm tồn bộ khu vực Trung –Nam Mĩ v những đảo lớn, nhỏ ở vng biển Ca rib.

Đến cuối thế kỉ XVIII trừ vài bộ phận nhỏ, toàn bộ Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của TBN, BĐN. Do ảnh hưởng của ách nô dịch lâu dài của chế độ thực dân, hầu hết các dân tộc ở Mĩ latinh đều nói tiếng TBN, BĐN, một số nơi nói tiếng Php l những tiếng thuộc ngữ hệ La tinh, nn lnh thổ rộng lớn ny mang tn chung l Mĩlatinh.

 GV: Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa tình hình Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh?

 HS:Khác với Châu Á, Châu Phi nhiều nước ở khu vực Mĩ La Tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu thế kỉ XIX : Braxin, Achentina . . .

GV : treo bản đồ và yêu cầu hs xác định những nước đã giành được độc lập trên bản đồ.

 HS: tự xác định

GV: Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha ,các nước Mĩ la-tinh như thế nào?

HS: Sau đó lại lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.

GV (K-G) :Em hiểu thế no l ci “sn sau”?

HS: Với chiêu bài “ Cây gậy lớn và củ ca rốt” hay cái gọi là Châu Mĩ là của người Mĩ. Mĩ độc chiếm biến Mĩ latinh thành bàn đạp, chổ dựa vững chắc trong chính sách bành trướng xâm lược ra thế giới. mĩ latinh trở thành sân sauvà thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

GV:Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, tình hình Cách mạng Mĩ La Tinh phát triển như thế nào?

 HS: Cách mạng Mĩ La Tinh có những biến chuyển mạnh mẽ. Mở đầu là Cách mạng Cuba (1959) . . .khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.

Gv cho học sinh thảo luận theo cặp ( 2)

GV:Vì sao Mĩ tinh được mệnh danh là “lục địa cháy”?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Lịch sử 9 - Tiết 8, Bài 7: Các nước Mĩ La-tinh - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 8
Tuần : 8
Ngày dạy: 12/10/2015
Bài 7 : 
 CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
	- Những nét khái quát về xây dựng và phát triển đất nước Mĩ La Tinh (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay)
	- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba và những thành tựu nhân dân Cuba đã đạt được hiện nay về kinh tế, văn hóa, giáo dục trước sự bao vây và cấm vận của Mĩ. Cuba vẫn kiên trì với con đường đã chọn (định hướng XHCN)
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích và so sánh.
1.3. Thái độ: 
	Giáo dục học sinh hiểu:
	- Tinh thần đoàn kết và ủng hộ phong trào Cách mạng của các nước Mĩ La Tinh (chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ)
	- Từ cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Cuba và những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH về kinh tế, văn hóa. Giáo dục hs thêm yêu mến, quí trọng và đồng cảm với nhân dân Cuba, ủng hộ nhân dân Cuba chống âm mưu bao vây và cấm vận của Mĩ.
 -Giáo dục môi trường
2.NỘI DUNG HỌC TẬP
	-Nét chung về Mĩ la tinh và phong trào đấu tranh của nhân Cu Ba 
3. CHUẨN BỊ :
 3.1.Giáo viên: Lược đồ phong trào đấu tranh giải phĩng dân tộc các nước Á, Phi, Mĩ la tinh
3.2. Học sinh: Tình hình chung của các nước Mĩ la tinh.
 Phong trào đấy tranh giải phong dân tộc của Cu ba
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện(1’)
9A1 9A2 9A3 9A4 9A5
	4.2.Kiểm tra miệng( 4’)
	Câu 1: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi (1945 đến nay)? (6đ)
	- Phát triển sôi nổi nhất ở Bắc Phi.
- Ai Cập ra đời (18/06/1953)
- Angiêri giành độc lập (1954 – 1962)
	- 1960, 17 nước Châu Phi giành độc lập. . . .
Câu 2 : Hiện nay các nước Châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, xã hội?( 2đ)
	- Vẫn nằm trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật . . .
	- Cuối thập kỉ 80, xung đột sắc tộc và nội chiến xảy ra nhiều nơi.
	- Đầu thập kỉ 90, Châu Phi nợ chồng chất 300 tỉ USD . . .
Câu 3 :Kể tên một số nước Châu Mĩ la tinh mà em biết ?( 2đ)
 Hs : Braxin, Achentina, Peru, Vê nêxu êla.
	4.3. Tiến trình bài học : ( 40’)
Giới thiệu bài:1’ 
	Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về các nước Châu Phi mà đỉnh cao là sự ra đời của nước CH Nam Phi. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ở một khu vực khác đó là Mĩ La Tinh mà đỉnh cao là CM CuBa 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1:Thời gian 18’
GV : sử dụng bản đồ thế giới hoặc lược đồ Mĩ La Linh giới thiệu về khu vực Mĩ La Tinh.(Giáo dục môi trường)
GV mở rộng : Mĩ la tinh bao gồm những nước nào ? vì sao lại gọi là Mĩ ta tinh ? 
HS : Mĩ la tinh chiếm một lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm tồn bộ khu vực Trung –Nam Mĩ và những đảo lớn, nhỏ ở vùng biển Ca ribê.
Đến cuối thế kỉ XVIII trừ vài bộ phận nhỏ, tồn bộ Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của TBN, BĐN. Do ảnh hưởng của ách nơ dịch lâu dài của chế độ thực dân, hầu hết các dân tộc ở Mĩ latinh đều nĩi tiếng TBN, BĐN, một số nơi nĩi tiếng Pháp là những tiếng thuộc ngữ hệ La tinh, nên lãnh thổ rộng lớn này mang tên chung là Mĩlatinh.
 GV: Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa tình hình Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh?
 HS :Khác với Châu Á, Châu Phi nhiều nước ở khu vực Mĩ La Tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu thế kỉ XIX : Braxin, Achentina . . .
GV : treo bản đồ và yêu cầu hs xác định những nước đã giành được độc lập trên bản đồ.
 HS : tự xác định 
GV: Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha ,các nước Mĩ la-tinh như thế nào? 
HS: Sau đó lại lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.
GV (K-G) :Em hiểu thế nào là cái “sân sau”?
HS: Với chiêu bài “ Cây gậy lớn và củ ca rốt” hay cái gọi là Châu Mĩ là của người Mĩ. Mĩ độc chiếm biến Mĩ latinh thành bàn đạp, chổ dựa vững chắc trong chính sách bành trướng xâm lược ra thế giới. mĩ latinh trở thành ‘sân sau’và thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
GV:Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, tình hình Cách mạng Mĩ La Tinh phát triển như thế nào?
 HS: Cách mạng Mĩ La Tinh có những biến chuyển mạnh mẽ. Mở đầu là Cách mạng Cuba (1959) . . .khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.
Gv cho học sinh thảo luận theo cặp ( 2’)
GV:Vì sao Mĩ tinh được mệnh danh là “lục địa cháy”? 
Gv gọi đại diện trả lời.
HS:Vì cơn bão táp cách mạng làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước .
+Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành cho “sân sau” của Mĩ.
+Bây giờ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, giành được quyền dân tộc thật sự.
 + Kết quả: Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ. Chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ: Chilê, Nicaragoa . . .
GV:Em hãy trình bày cụ thể những thay đổi của Cách mạng Chilê và Nicaragoa trong thời gian này?
 HS : Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9/1970 ở Chilê Chính phủ liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống Agienđê lãnh đạo đã thực hiện chính sách tiến bộ để củng cố độc lập và chủ quyền dân tộc.
- Ở Nicaragoa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xanđinô, nhân dân đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ đưa đất nước vào con đường dân chủ . . .
GV: Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La Tinh diễn ra như thế nào?
Hs: 
GV minh họa thêm :
 - Bước đầu thập niên 90 Mĩ La Tinh nợ nước ngoài 400 tỉ USD, kinh tế các nước này bị giảm sút.
 - Năm 1989, buôn bán với thế giới chỉ chiếm 2,8% tổng giá trị buôn bán thế giới.
 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: thập kỉ 70 là 5,9%, thập kỉ 80 là 1%.
 - Lạm phát cao nhất thế giới.
 - Hiện nay, Mĩ La Tinh có 2 nước “NIC” là Braxin và Mêhicô.
 Gv gải thích từ “NIC” cho HS .
GV chuyển ý: Trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ latinh tiêu biểu nhất là nước Cuba.
Hoạt động 2: thời gian 15’
GV : giới thiệu đất nước Cuba trên bản đồ Mĩ La Tinh
GV: Em hãy cho biết vị trí địa lí của Cuba? (Giáo dục môi trường)
 HS : Cuba nằm ở vùng biển Caribê, hình dạng giống như con cá sấu, rộng 111.000km2 với 11,3 triệu người (2002)
GV: Em hãy trình bày phong trào Cách mạng Cuba sau chiến tranh thế giới 2?
 HS : Với sự giúp đỡ của Mĩ tháng 9/1952 tướng Batita làm đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba: đã xóa bỏ hiến pháp, cấm các Đảng phái tiến bộ hoạt động, bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.
 GV minh họa thêm : Từ 1952-1958, Batixta đã giết 2 vạn chiến sĩ yêu nước, cầm tù hàng chục vạn người.
GV:Em hãy trình bày diễn biến của Cách mạng Cuba ? 
HS : Mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn Cađa dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô cuộc đấu tranh không thắng lợi. Nhưng nó mở đầu cho phong trào đấu tranh vũ trang của Cuba.
GV: (K-G) Vì sao cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân CuBa?
HS:Tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi nay nhiệt huyết.
 - Tháng 11/1956, Phiđen về nước tiếp tục lãnh đạo Cách mạng.
 - Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài của Batixta sụp đổ, Cách mạng Cuba thắng lợi.
 1Mĩ thấy CuBa là « cái hoạ sát nách » cho nên chính phủ Kennơđi định bóp chết cách mạng CuBa .Tháng 10-1960 mĩ tuyên bố cấm vận CuBa, 1962 ngăn chặn không cho tàu thuyền Liên Xô đi vào Cu Ba.
GV: Sau khi Cách mạng thắng lợi, Chính phủ Cách mạng Cuba đã làm gì để thiết lập chế độ mới ? 
 HS: Tiến hành Cách mạng dân chủ. Xây dựng chính quyền mới, tiến lên CNXH.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân CuBa với nhân dân Việt Nam ?
HS :Trong kháng chiến chống Mĩ ,Phiđencaxtơ rô đã vào tuyến lửa Quảng Trị động viên nhân dân dân ta. Luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. “Vì Việt Nam CuBa sẵn sàng hiến cả máu”
- Cuba cử các chuyên gia, bác sĩ sang nghiên cứu bệnh sốt rét và mổ cho các thương binh.
- sau 1975 giúp nhân dân xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cuba ở Quảng Bình
I/. NHỮNG NÉT CHUNG :
1. Phong trào đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền:
 - Nhiều nước giành độc lập từ những thập niên đầu TK XIX : Braxin, Achentia, Pêru, Vênêxuêla.. sớm hơn Châu Á và Châu Phi.
-Sau đó lại lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.
-Sau chiến tranh thế giới thứ 2,nhất là đầu những năm 60 của tk XX,cao trào đấu tranh diễn ra ở nhiều nước Mĩ la-tinh:
 +Thành lập các chính phủ dân tộc,dân chủ 
 +Tiến hành cải cách tiến bộ,nâng cao đời sống người dân
 + Mở đầu là Cách mạng Cuba (1959)
 2. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Mĩ La Tinh:
* Thành tựu:
- Củng cố độc lập dân tộc.
- Dân chủ hóa chính trị.
- Cải cách kinh tế.
- Các tổ chức liên minh khu vực để phát triển kinh tế thành lập.
- Đầu những năm 90, kinh tế, chính trị khó khăn, căng thẳng do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái.
II. CUBA-HÒN ĐẢO ANH HÙNG :
-Ngày 26-7-1953 ,135 thanh niên yêu nước tấn công vào pháo đài Môn ca đa dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cat-xtơ-rô đã đấu tranh kiên cường lật đổ chính quyền Batixta thân Mĩ
-Ngày 1-1-1959 ,nhân dân Cu-Ba giành thắng lợi.
- Cuba xây dựng chế độ mới và xây dựng CNXH:
- Cuba tiến hành cải cách dân chủ triệt để.
 -Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài.
+ Xây dựng chính quyền mới, phát triển giáo dục, y tế.
+ 4/1961, Cuba tiến lên CNXH.
- Cu ba vẫn kiên trì với CNXH và đạt những thành tích mới.
	4.4.Tổng kết:2’
Vì sao cuộc tấn công pháo đài Môn Cađa đã mở ra 1 giai đoạn mới của phong trào Cách mạng Cuba ? 
 Hs: Vì cơn bão táp cách mạng làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước :
+Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành cho “sân sau” của Mĩ.
+Bây giờ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ,giành được quyền dân tộc thật sự.
Thành tựu mà Cu Ba đạt được trong xây dựng CNXH là gì ? 
 Hs: Xây dựng công nghiệp cơ cấu hợp lý. Nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa phát triển
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:3’
	* Đối với bài học tiết học hôm nay:
	+Học sinh về nhà học bài kĩ , làm bài vào vở bài tập.
	* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	-Chuẩn bị : tiết 9 : Kiểm tra viết 1 tiết 
	 -Ôn lại và học thuộc nội dung từ bài 1 đến bài 7, xem lại các câu hỏi SGK. 
5. Phụ lục :

File đính kèm:

  • docBai_8_Nuoc_Mi.doc
Giáo án liên quan