Kế hoạch bài học Hóa học 8 - Chương trình Học kì II - Lê Thị Thu Huấn

BÀI THỰC HÀNH 5: ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn (hoặc Fe, Mg, Al, ). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí.

- Thí nghiệm chứng minh hiđro khử được đồng oxit CuO.

2. Kỹ năng:

- Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí.

- Thực hiện thí nghiệm cho hiđro khử CuO.

- Viết phương trình hóa học điều chế hiđro và phương trình hóa học của phản ứng giữa H2 và CuO.

- Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả.

3. Thái độ: Rèn cho HS thái độ học tập tích cực, cẩn thận khi làm thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: chuẩn bị cho 4 nhóm :

 + Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí thẳng xuyên qua, nút cao su có ống dẫn khí chữ V xuyên qua

 + Hoá chất: dd HCl pha loãng tỉ lệ 1:1; kẽm viên, đồng (II) oxít, que đóm

- Học sinh: đọc kĩ các tiến trình 3 TN , viết sẵn mẫu bảng tường trình

 III. TRỌNG TÂM:

- Biết tiến hành thí nghiệm điều chế khí hidro, thử tính chất khử của hidro trong phàng thí nghiệm.

 IV. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

2. Kiểm tra miệng: lồng ghép vào phần vào bài.

3. Bài mới :

 

doc124 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Hóa học 8 - Chương trình Học kì II - Lê Thị Thu Huấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Chiếu các slide về nước và đặt vấn đề:
Hằng ngày ta thường phải uống nước để duy trì sự sống, nước dùng để sinh hoạt hằng ngày, sản xuất nông nghiệp, thủy điện,Nước là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với đời sống của động vật, thực vật và cả con người. Vậy nước có thành phần hóa học như thế nào? Có tính chất và vai trò ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về “Nước”
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hủy nước.
- Phần thứ nhất, ta đi tìm hiểu về sự phân hủy nước.
Để các em hiểu rõ sự phân hủy diễn ra như thế nào? Tạo được những sản phẩm gì? Chúng ta đi nghiên cứu phần : a) Thí nghiệm :
- Cho HS quan sát bộ thiết bị điện phân nước.
HS quan sát.
GV giới thiệu : Thiết bị điện phân có cấu tạo gồm : Hệ thống ống thủy tinh hình chữ H, gồm 2 ống thủy tinh có chia vạch nhỏ nhất 1ml, phía trên có khóa khí. Phía dưới có gắn 2 điện cực được nối với nguồn điện 1 chiều, ở giữa là bộ phận để đưa nước vào bộ điện phân.
HS lắng nghe.
Để tiện theo dõi và báo cáo thí nghiệm, cô qui ước ống thủy tinh bên cực âm là A, ống thủy tinh bên cực dương là B.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm :
+ Mở khóa ở 2 nhánh của bộ phân điện, rót nước ( đã pha thêm ít axit sunfuric để làm tăng độ dẫn điện ) cho đến vạch số 0.
+ Đóng khóa ở 2 nhánh sau đó bật công tắc điện.
+ Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống A và mở khóa để khí thoát ra.
+ Đưa tàn đóm đỏ vào đầu ống B và mở khóa để khí thoát ra.
+ Gọi đại diện các nhóm quan sát hiện tượng 
- Thí nghiệm này cần có nhiều thời gian thì mới quan sát hiện tượng một cách rõ ràng. Do vậy để đảm bảo thời gian của tiết học, cô cho các em nghiên cứu qua băng hình thí ngiêm.
- Cho HS xem băng hình thí nghiệm
(GV hướng dẫn cho HS: chú ý mực nước trong 2 ống thủy tinh, màu sắc của ngọn lửa khi đốt khí ở ống A, đưa tàn đóm đỏ vào đầu ống B.)
- Chiếu slide có phiếu học tập.
Hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập.
GV: gọi 2 HS hoàn thành phiếu học tập
Yêu cầu các HS khác đóng góp ý kiến bổ sung ( nếu cần ).
- Chốt kiến thức và chiếu slide có đáp án phiếu học tập.
- Qua thí nghiệm trên rút ra được những nhận xét gì ?
GV ghi bảng: 
- Chốt kiến thức : khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước thì nước bị phân hủy thành 2 sản phẩm là khí hiđro và khí oxi theo PTHH sau :
 2H2O 2H2 + O2 
Thể tích khí hiđro luôn gấp đôi thể tích khí oxi.
- Yêu cầu HS đọc nhận xét trong SGK / trang 121.
- GV (chuyển ý): Như vậy cac em đã biết dưới tác dụng của dòng điện 1 chiều, nước bị phân hủy thành 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi. Vậy ngược lại khi có 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi có thể tổng hợp lại nước được hay không ? để trả lời câu hỏi đó, ta đi tìm hiểu tiếp sang phần 2 : sự tổng hợp nước.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự tổng hợp nước.
- GV : Để tìm hiểu về sự tổng hợp nước, trước hết ta nghiên cứu phần a) thí nghiệm.
- GV : Chiếu slide có hình ảnh thiết bị tổng hợp nước và giới thiệu thiết bị tổng hợp nước có cấu tạo gồm : 1 ống thủy tinh hình trụ thủng 2 đầu, đã chia vạch được nhúng vào cốc thủy tinh chứa nước, phía trên miệng ống có nút đậy kín và gắn với 2 điện cực có nối với nguồn điện.
Gọi 1 HS đọc các bước tiến hành thí nghiệm :
+ Cho đầy nước vào ống thủy tinh hình trụ.
+ Cho vào ống lần lượt 2 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi. Mực nước trong ống ở vạch số 4.
Đốt bằng tia lửa điện, hỗn hợp sẽ như thế nào? Khi nhiệt độ trong ống bằng nhiệt độ bên ngoài mực nước trong ống ở vị trí nào? HS: vạch số 1
+ Chất khí còn lại làm que đóm còn than hồng bùng cháy.
- Qua quan sát kênh hình và kênh chữ, HS nghiên cứu trả lời câu hỏi sau: 
1) Một thể tích khí còn lại là khí nào? 
2) Bao nhiêu thể tích khí đã bị mất đi? Đó là những khí nào? Mỗi khí là bao nhiêu? Vì sao?
HS: 
1) Một thể tích khí là oxi.
2) Có 3 thể tích khí đã bị mất đi đó là khí hiđro và khí oxi, trong đó có 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi. Vì khí hiđro đã hóa hợp với khí oxi tạo ra nước.
- Chốt kiến thức : 2 thể tích khí H2 đã hóa hợp với 1 thể tích khí O2 để tạo thành nước.
- Từ thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét : Cứ 2 thể tích khí H2 đã hóa hợp với 1 thể tích khí O2 để tạo thành nước. Yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH.
1HS lên bảng viết PTHH.
- GV : qua thí nghiệm trên ta biết được tỷ lệ về thể tích hidro hóa hợp với oxi tạo thành nước là 2 thể tích hidro và 1 thể tích khí oxi. Vậy tỉ lệ về khối lượng hiđro hóa hợp oxi tạo thành nước là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn để làm bài tập sau : 
- GV : Chiếu slide có bài tập : HS thảo luận nhóm 4 phút
Điền nội dung thích hợp vào dấu ():
PTHH: 2H2 + O22H2O
Thể tích: 2x22,4lit 1x22,4lit
- Khối lượng của H2 đã phản ứng là : ....
- Khối lượng của O2 đã phản ứng là :  
- Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong nước là : ..
- Thành phần phần trăm về khối lượng của H và O trong nước là :
GV: - Gọi đại diện nhóm HS báo cáo
GV: nhận xét và chiếu slide có đáp án :
+ Khối lượng của hidro đã phản ứng là :
 m H = 2x2 = 4(gam)
+ Khối lượng của oxi đã phản ứng là :
 m O = 1x32 = 32(gam)
Tỷ lệ về khối của hiđro và oxi trong nước là :
 4 : 32 = 1 : 8
Thành phấn phần trăm về khối lượng của H và O là : % H =x 100% 11,1 %
 % O =x 100% 88,9 %
Qua bài toán trên, em hãy cho biết hiđro hóa hợp với oxi theo tỉ lệ khối lượng là bao nhiêu?
- Ghi bảng.
- Từ sự phân hủy và tổng hợp nước, em hãy rút ra kết luận về thành phần hóa học của nước?
- GV ghi bảng.
* Nước là hợp chất được tạo bởi những nguyên tố nào ?
*Hiđro hóa hợp với oxi theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu? Theo tỉ lệ khối lượng là bao nhiêu?
- Nhận xét và chốt kiến thức.
- GV: Qua bài học hôm nay, em cần ghi nhớ những kiến thức gì?
- GV chốt kiến thức và liên hệ thực tế: Dựa trên nguyên tắc của sự phân hủy nước bằng dòng điện một chiều, người ta có thể điều chế được hiđro và oxi trong công nghiệp.
I . Thành phần hóa học của nước.
 1. Sự phân hủy nước.
 a/ Thí nghiệm:
 b) Nhận xét 
 - Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước thì nước bị phân hủy thành 2 sản phẩm là khí hiđro và khí oxi
 PTHH: 2H2O 2H2 + O2 
 VH2 : VO2 = 2: 1
2. Sự tổng hợp nước.
 a/ Thí nghiệm:
b/ Nhận xét: Hai thể tích khí H2 đã hóa hợp với một thể tích khí O2 để tạo thành nước.
 PTHH: 2H2 + O2 2H2O
Tỉ lệ khối lượng của hidro và oxi là mH :mO = 1: 8 hoặc 11,1% H và 88,9% O
3. Kết luận.
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng đã hóa hợp với nhau:
 + Theo tỉ lệ về thể tích là: 2 phần khí hiđro và 1 phần khí oxi.
 + Theo tỉ lệ về khối lượng là: 1 phần khí hiđro và 8 phần khí oxi.
- Công thức hóa học của nước là: H2O
4. Câu hỏi và bài tập củng cố : 
 - GV chốt lại các kiến thức cần nhớ
	 - Để thay đổi không khí của tiết học và để kiểm tra kiến thức các em nắm được trong bài học hôm nay, cô sẽ cho các em làm các bài tập trắc nghiệm sau:
 Bài tập 1: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hóa hợp vơi nhau theo tỉ lệ về khối lượng là :
8 phần hiđro và 1 phần oxi. B. 1 phần hiđro và 8 phần oxi.
 C.16 phần hiđro và 2 phần oxi. D. 32 phần hiđro và 4 phần oxi.
Bài tập 2: Bằng phương pháp nào có thể xác định thành phần định tính và thành phần định lượng của nước:
A. Sự phân hủy nước và sự tổng hợp nước. 
B. Tính tỉ lệ % các khí tham gia phản ứng.
C. Tính tỉ lệ thể tích các khí tham gia phản ứng. 
D. Xác định công thức hóa học của nước.
Bài tập 3: Thể tích khí oxi ở đktc cần dùng để hóa hợp với khí hiđro tạo ra 0,2 mol nước là:
A. 4,48 lít B. 44,8 lít
C. 2,24 lít D. 22,4 lít
Bài tập 4: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí hiđro (đktc) trong oxi thì khối lượng của nước thu được là :
36 gam B. 3,64 gam
 C. 0,36 gam D. 3,6 gam
 5. Hướng dẫn HS tự học
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập về nhà: 2, 3 /125 Sgk
- Chuẩn bị cho tiết học sau: 
 II. Tính chất của nước.
 III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
 + Tìm hiểu tính chất hóa học của nước: Có 3 tính chất hóa học
 + Tìm hiểu các nguyên nhân và biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 29
Tieát : 55. Bài 36
NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: biết được:
- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca,), oxit bazơ (CaO, Na2O,..), oxit axit (P2O5, SO2,).
2. Kỹ năng: 
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của nước.
- Viết được phương trình hóa học của nước với một số kim loại (Na, Ca,), oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.
3. Thái độ: Tiếp tục phát triển khả năng phân tích, so sánh.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: 
+ Dụng cụ: chậu nhựa, cốc thủy tinh, ống nghiệm nhỏ, đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt.
+ Hóa chất: nước, natri, vôi sống, photpho,quỳ tím, phenolphtalein.
+ Máy chiếu.
- Học sinh: Xem và soạn bài ở nhà.
 III. TRỌNG TÂM:
- Tính chất hóa học của nước.
- Sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng: 
Bài tập: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống:
Nước là hợp chất tạo bởi hai ... là ... và .... Chúng đã hóa hợp với nhau:
- Theo tỉ lệ về thể tích là ... khí hidro và ... khí oxi.
- Theo tỉ lệ khối lượng là ... hidro và ... oxi.
- Ứng với ... nguyên tử hidro có 1 nguyên tử ...
- Công thức hóa học của nước là ...
Nước có mấy tính chất hóa học? kể ra?
Kiểm tra vở bài tập (10đ)
Các từ được điền theo thứ tự như sau: (8đ)
 Nguyên tố, hidro, oxi.
 2 phần, 1 phần
 1 phần, 8 phần
 2, 1
 H2O
Nước có 3 tính chất hóa học: (1đ)
- Tác dụng với kim loại.
- Tác dụng với một số oxit bazơ.
- Tác dụng với một số oxit axit.
Có làm và soạn bài ở nhà (1đ)
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Vào bài
GV: các em đã biết nước có công thức hóa học là H2O và hằng ngày ta vẫn dung nước để uống, để sinh hoạt,Vậy nước có tính chất như thế nào, ngoài các vai trò trên nước còn có vai trò gì nữa và làm thế nào để chống ô nhiễm nguồn nước, tiết học này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về nước.
* Hoạt động 2: tìm hiểu về tính chất vật lí của nước
GV giới thiệu lọ nước cất.
Các em hãy quan sát lọ nước cất và cho biết về trạng thái, màu sắc, mùi, vị của nước?
HS: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
? Ở nhiệt độ nào thì nước sôi, ở nhiệt độ nào nước đông đặc?
HS: nước sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC
GV: giới thiệu về khối lượng riêng của nước, nước có khả năng hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí (yêu cầu HS cho ví dụ).
Gọi 1 HS nêu tính chất vật lí của nước.
* Hoạt động 3: tìm hiểu về tính chất hóa học của nước.
HS đọc thí nghiệm SGK
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát , nhận xét hiện tượng.
HS tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi sau:
? Cho mẫu Na vào nước có hiện tượng gì?
HS: mẫu Na nóng chảy thành giọt tròn màu trắng chuyển động trên mặt nước, có khí thoát ra.
? Cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng gì?
HS: Quỳ tím hóa xanh.
GV: Chất tạo thành có tên là natri hidroxit có công thức là NaOH thuộc loại bazơ.
HS viết phương trình hóa học.
GV: Từ thí nghiệm trên em có thể rút ra kết luận gì?
Bài tập: Hãy hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
a/ K + H2O 
b/ Ca + H2O 
HS: a/ 2K + 2H2O 2KOH + H2 
 b/ Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2 
GV : Hãy cho biết trong thí nghiệm sau có xảy ra phản ứng hóa học không, vì sao? : Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi.
HS: Có, vì có tạo ra chất mới.
GV: Công thức hóa học của vôi sống là CaO, vậy CaO thuộc loại hợp chất nào?
HS: oxit bazơ.
GV: Chúng ta cùng tìm hiểu về tính chất thứ 2 của nước.
Hs đọc thí nghiệm SGK
HS tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi sau:
- Cho vào cốc thủy tinh một cục nhỏ vôi sống ( canxi oxit ) CaO . Rót một ít nước vào vôi sống . Quan sát hiện tượng .
- Nhúng một mẫu giấy quì tím vào dung dịch nước vôi . Nêu hiện tượng xảy ra ?
- Lấy tay sờ vào bên ngòai cốc thủy tinh . Em có nhận xét gì về nhiệt độ cốc? 
HS: vôi sống chuyển thành chất nhão, có hơi nước thoát ra, phản ứng tỏa nhiệt. Nhúng một mẫu giấy quì tím vào dung dịch nước vôi quỳ tím hóa xanh.
? Dung dịch sau phản ứng thuộc loại gì? Công thức, tên gọi?
HS: Dung dịch sau phản ứng thuộc loại bazơ, có công thức là Ca(OH)2, gọi là canxi hidroxit?
GV: mời 1 HS lên bảng viết PTHH.
GV: nhỏ 1 giọt phenolphthalein vào cốc nước vôi HS nêu hiện tượng.
HS: dung dịch có màu hồng.
Gọi HS lên bảng ghi PTHH sau:
 K2O + H2O 
HS: K2O + H2O 2KOH
GV liên hệ việc ứng dụng tính chất hóa học này được dùng trong xây dựng: người ta dùng vôi tôi Ca(OH)2 để quét tường.
Chúng ta biết rằng oxit được phân thành 2 loại là oxit baz ơ và oxit axit. Nước tác dụng được với oxit baz ơ, vậy nó có tác dụng với oxit axit không? Nếu có tác dụng thì sản phẩm thu được là gì? Chúng ta cùng đi vào tính chất thứ 3 của nước.
GV: chiếu slide ghi cách tiến hành thí nghiệm: Cho nước vào lọ P2O5 sau đó nhúng mẫu quỳ tím vào dung dịch thu được. Nhận xét hiện tượng.
? Phòng thí nghiệm không có P2O5, vậy làm thế nào để có P2O5 để thực hiện thí nghiệm này?
HS: Đốt photpho trong khí oxi.
GV tiến hành thí nghiệm. HS quan sát
HS nhận xét: Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
GV thông báo dung dịch thu được thuộc loại axit có công thức là H3PO4 và gọi 1 HS lên bảng viết PTHH
? Dung dịch axit có tác dụng như thế nào với quỳ tím?
HS: Làm quỳ tím hóa đỏ.
GV gọi HS lên bảng viết PTHH sau:
a/ SO2 + H2O 
b/ CO2 + H2O 
HS: a/ SO2 + H2O H2SO3
 b/ CO2 + H2O H2CO3
GV liên hệ các oxit SO2, CO2 thải ra từ các nhà máy, khu công nghiệp,.. tác dụng với nước mưa tạo ra các axit đó là nguyên nhân gây nên các trận mưa axit làm ô nhiễm môi trường. 
Bài tập: Có 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ bị mất nhãn: NaOH, HCl, H2O. Em hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên.
HS: trích mỗi lọ một ít để làm thí nghiệm.
Cho quỳ tím vào 3 dung dịch trên.
+ Quỳ tím hóa xanh là NaOH.
+ Quỳ tím hóa đỏ là HCl.
+ Quỳ tím không đổi màu là H2O
Nước mưa có chứa axit rơi xuống đất chảy vào sông, hồ, làm cho nước ô nhiễm, ngoài nguyên nhân trên thì còn nguyên nhân nào nữa làm cho nước bị ô nhiễm và làm thế nào để chống ô nhiễm nguồn nước.
GV chiếu slide các hình ảnh về vai trò của nước cho HS quan sát và nêu nhận xét.
GV thông báo lượng nước trên trái đất chiếm ¾ diện tích trái đất nhưng sự phân bố không đồng đều có nơi rất nhiều như biển, có nơi khô cằn và biến thành sa mạc. Trong đó, lượng nước ngọt rất ít ngày càng trở nên khan hiếm có nhiều nơi nước bị nhiễm mặn, có nơi nguồn nước bị nhiễm chất độc và không còn nước để dùng, như vậy em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
HS: Phải tiết kiệm nước.
GV: có nơi nước không thể sử dụng được vì bị ô nhiễm nặng, theo em nguyên nhân vì sao nước bị ô nhiễm?
HS: do xả rác bừa bãi xuống sông hồ, các nhà máy thải ra nước thải,
GV chiếu các slide về sự ô nhiễm nguồn nước và yêu cầu HS nêu biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước.
HS: không vứt rác thải xuống sông, ao, hồ, phải xử lí nước thải 
II. Tính chất của nước.
 1. Tính chất vật lí.
 Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị. Sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC. Khối lượng riêng là 1g/ml. Hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí.
 2. Tính chất hóa học.
 a/ Tác dụng với kim loại
PTHH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
- Nước tác dụng với một số oxit bazơ (Na, K, Ca,) tạo thành dung dịch bazơ và khí hiđro
 b/ Tác dụng với một số oxit bazơ
PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2
- Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazơ.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh, phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng.
 c/ Tác dụng với oxit axit.
 PTHH: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
 axit photphoric
- Nước tác dụng với oxit axit tạo thành dung dịch axit. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
- Nước cần thiết cho cơ thể sống, đời sống con người, sản xuất công nông nghiệp, xây dựng, giao thông,
- Mỗi người cần góp phần bảo vệ nguồn nước: không vứt rác thải xuống sông, ao, hồ, phải xử lí nước thải 
4. Câu hỏi và bài tập củng cố : 
- GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập sau: Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau:
 K2O
 (1)
 K (2)
 (3) 
 KOH
Đáp án: (1) 4K + O2 2K2O
 (2) K2O + H2O 2KOH
 (3) 2K + 2H2O 2KOH + H2
- GV chốt lại nội dung của toàn bài bằng sơ đồ tư duy
 5. Hướng dẫn HS tự học
- Học bài, viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của nước.
- Làm BTVN: 1, 5, 6 / 125 SGK
- Chuẩn bị tiết sau bài 37: “ Axit – bazơ – muối ”
+ Tìm hiểu khái niệm, công thức, cách phân loại, tên gọi của axit, bazơ.
+ Cách nhận biết axit, bazơ dựa vào thành phần và tính chất của chúng..
+ Học thuộc lòng tên, công thức, hóa trị của các nhóm nguyên tử trang 43 SGK.
+ Ôn lại hóa trị của các kim loại.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 29
Tieát : 56. Bài 36
AXIT – BAZƠ – MUỐI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: biết được:
- Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử.
- Cách gọi tên axit, bazơ.
- Phân loại axit, bazơ.
2. Kỹ năng: 
- Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.
- Viết được công thức hóa học của một số axit, bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lượng một số axit, bazơ tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Tiếp tục phát triển khả năng phân tích, so sánh.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bảng phụ
- Học sinh: Xem và soạn bài ở nhà.
 III. TRỌNG TÂM:
- Định nghĩa axit, bazơ.
- Cách gọi tên axit, bazơ.
- Phân loại axit, bazơ.
 IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng: 
HS1: Nêu các tính chất hóa học của nước, viết các PTPỨ minh họa.
Nêu thành phần của axit? 
 HS2: Nêu khái niệm oxit, công thức chung của oxit, có mấy loại oxit? Cho mỗi loại 1 ví dụ minh họa (10đ)
Nêu thành phần của bazơ?
HS khác nhận xét bổ sung, GV cho điểm.
HS trả lời đúng như lý thuyết (8đ)
Thành phần của axit gồm: H và gốc axit (1đ)
Cĩ lm bi tập về nhà: 1đ
 HS: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Công thức chung: RxOy
Phân loại: Oxit được chia làm 2 loại chính:
Oxit axit: SO2; P2O5;
Oxit bazơ: Na2O; CaO; ZnO;
Thành phần của bazơ gồm: kim loại và nhóm –OH (1đ)
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Vào bài.
Giáo viên gới thiệu bài như SGK.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về axit
GV: yêu cầu HS lấy 3 ví dụ về axit
HS: HCl; H2SO4; HNO3
Nhận xét:
Giống nhau: đều có nguyên tử hidro
Khác nhau: Các nguyên tử hidro liên kết với các gốc axit khác nhau.
GV: Từ nhận xét trên, em hãy rút ra định nghĩa axit.
GV: Nếu ký hiệu công thức chung của các gốc axit là A, hóa trị n à Em hãy hãy rút ra công thức chung của axit
GV: Giới thiệu CTHH
HS nhóm thảo luận dựa vào thành phần có thể chia axit thành mấy loại?
HS: Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại:
 - Axit có oxi
 - Axit không có oxi
HS lấy ví dụ
GV hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit thường gặp trong bảng phụ lục 2 ( trang 156 sgk )
GV hướng dẫn cách gọi tên các axit HCl; HBr,
GV hướng dẫn

File đính kèm:

  • docBai_24_Tinh_chat_cua_oxi.doc
Giáo án liên quan