Kế hoạch bài học Hình học 8 tiết 26, 27

DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: - HĐ1: HS biết khái niệm diện tích đa giác.

 - HĐ2: cần nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.

 + HS hiểu rằng để c/m các công thức đó cần vận dụng tính chất của diện tích đa giác

1.2.Kĩ năng: + HS vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.

1.3.Thái độ: + Cẩn thận khi vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Hình học 8 tiết 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: 	ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Mục tiêu chương:
1. Kiến thức:
Học sinh biết: 
+ Biết các khái niệm về đa giác, về đỉnh, đỉnh kề nhau, cạnh, đường chéo, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đa giác.
+ Biết bốn loại đa giác đều quen thuộc: tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều, lục giác đều.
+ Biết tính tổng số đo góc của một đa giác.
+ Biết cách tính số đo mỗi góc của một đa giác đều.
Học sinh hiểu:
+ Hiểu khái niệm đa giác, đa giác đều.
+ Hiểu cách tính tổng số đo các góc của một đa giác dựa vào định lý tổng số đo các góc của một tam giác.
2. Kĩ năng:
Thực hiện thành thạo: 
+ Vẽ đa giác đều là tam giác đều và hình vuông.
+ Vẽ trục đối xứng của đa giác đều.
Thực hiện được: 
+ Vẽ ngũ giác đều, lục giác đều.
3. Thái độ:
Thói quen: giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. 
Tính cách: giáo dục tính chăm chỉ học tập.
Tuần 13 – Tiết 26	
ND: 13.11 – Bài: §1.
	ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:	- HĐ1: + HS nắm biết khái niệm đỉnh, cạnh, đỉnh kề nhau, đường chéo, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đa giác.
	 + HS hiểu khái niệm đa giác.
	- HĐ2: + HS biết bốn loại đa giác đều quen thuộc: tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều, lục giác đều. Hiểu khái niệm đa giác đều.
	 + HS biết cách tính tổng các góc của một đa giác.
	 + HS biết tính mỗi góc của đa giác đều.
1.2.Kĩ năng:	- HĐ1: Thực hiện thành thạo vẽ đa giác, đường chéo, vẽ điểm nằm trong, nằm ngoài đa giác.
	- HĐ2: + Thực hiện thành thạo vẽ đa giác đều là tam giác đều và hình vuông.
	 + Thực hiện được: Vẽ ngũ giác đều, lục giác đều và tìm trục đối xứng, tâm đối xứng (nếu có) của bốn loại đa giác đều nói trên.
1.3.Thái độ: 	HĐ1,2: 	Thói quen: giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
	Tính cách: giáo dục học sinh học tập nghiêm túc, chăm chỉ, biết vận dụng toán học vào thực tế.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm về đa giác.
- Khái niệm đa giác đều.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Thước đo độ, compa, phấn màu, máy chiếu đa năng, máy tính xách tay.
3.2.HS: Thước, ôn định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số lớp 
Lớp 8A1:	
Lớp 8A2:	
Lớp 8A4:	
4.2.Kiểm tra miệng: (2 phút)
- GV: em hãy cho biết tứ giác ABCD là gì? (không chấm điểm)
- Giáo viên gọi học sinh trả lời.
- HS nhận xét. 
- GV đưa lên hình vẽ và chốt lại định nghĩa tứ giác ABCD.
A
B
C
D
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trong một đường thẳng.
 4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Các em đã được học về tam giác và tứ giác, chúng được gọi chung là đa giác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rộng hơn về đa giác và một số loại đa giác đặc biệt mà các em thường gặp.
- GV ghi tựa bài.
HĐ1: 18 phút
- GV đưa lên các hình đa giác 
- HS quan sát
- GV: Mỗi hình 112, 113117 là một đa giác. 
- GV: em hãy gọi tên của từng đa giác trên hình?
- HS nhận xét. 
- GV chú ý khắc sâu cách gọi tên đa giác ở hình 112 và hình 114: gọi tên theo đường vẽ các đoạn thẳng.
- Giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ đa giác ABCDE.
- GV: em thấy có hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng không?
- HS: không có.
- GV: vậy đa giác ABCDE là gì?
- HS: nêu khái niệm
- GV: ĐN đa giác ABCDE cũng tương tự như tứ giác ABCD. 
- GV: vậy em hãy cho biết các điểm A, B, C, D, E gọi là gì?
- HS: đỉnh.
- GV: các đoạn thẳng AB, BC,gọi là gì?
- HS: cạnh
- GV: gọi học sinh nêu tên đỉnh và cạnh của đa giác ABCDE.
- GV: Hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA ở hình 118 có phải là một đa giác không? Vì sao?
- HS quan sát H.118 trả lời ?1.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- GV nhấn mạnh yêu cầu là hai đoạn thẳng có một điểm chung thì không được cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- GV: đưa ra hình vẽ 
- GV: Hình gồm sáu đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EG, GA ở hình sau có phải là một đa giác không? Vì sao? (biết A, B, D, E thẳng hàng)
- HS: trả lời
- GV: hình trên là đa giác, AB và DE không có điểm chung nên có nằm trên cùng 1 đường thẳng vẫn không sao, vẫn là đa giác.
- GV: yêu cầu học sinh quan sát h115,116,117 và giới thiệu đây là các đa giác lồi.
- GV hướng dẫn học sinh cách dùng thước thẳng kiểm tra xem 1 đa giác có là đa giác lồi hay không.
- GV: Khái niệm đa giác lồi cũng tương tự khái niệm tứ giác lồi. 
- GV: em hãy phát biểu khái niệm đa giác lồi?
- HS trả lời sgk.
- GV: nếu 1 đa giác không phải là đa giác lồi ta gọi là đa giác lõm.
- GV chốt lại nội dung định nghĩa và đưa lên hình vẽ ?2, yêu cầu học sinh trả lời.
- Giáo viên gọi học sinh làm?2.
- HS trả lời, chỉ rõ bờ là đường thẳng nào.
- GV: nếu muốn chứng tỏ đa giác không phải là đa giác lồi ta chỉ cần chỉ ra 1 cạnh nào đó của đa giác mà khi lấy làm bờ thì đa giác đó bị chia làm 2 phần.
- GV: nêu chú ý: Từ nay khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là đa giác lồi
- GV đưa lên hình vẽ H119. 
- HS quan sát trả lời tại chổ:
- GV giới thiệu đa giác có n đỉnh (n3) gọi là hình n-giác hay hình n-cạnh.
HĐ2: 15 phút
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 120.
- GV: trên hình vẽ là một số loại đa giác đều.
- GV: Em hãy nhắc lại định nghĩa tam giác đều là gì?
- HS: là tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
- GV: em có nhận xét gì về các góc của tam giác đều?
- HS: các góc bằng nhau và bằng 60o.
- GV: hình vuông là tứ giác như thế nào?
- HS:tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc bằng nhau.
- GV: định nghĩa về đa giác đều cũng tương tự như tam giác đều. Vậy thế nào là đa giác đều ?
- HS phát biểu định nghĩa hoàn chỉnh
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ?4
- Học sinh nêu cách vẽ các trục đối xứng và nêu tâm đối xứng của mỗi hình (nếu có)
- Giáo viên nhận xét.
- GV nêu câu hỏi: vậy n-giác đều thì có mấy trục đối xứng? (n≥3)
- HS: có n trục đối xứng.
1. Khái niệm về đa giác:
 - Đa giác ABCDE là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
 - Đỉnh: A, B, C, D, E.
 - Cạnh: AB, BC, CD, DE, EA
 ?1. 
Hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA không là đa giác, vì hai đoạn EA, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
 ?2. 
Các hình 112, 113, 114 không là đa giác lồi.
?3. 
- Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau:A và B; B và C; C và D; ....
- Các cạnh là các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EG, GA.
 -Các đường chéo: AC, AD, AE, CG, CE, CA, BG, BE, BD,.....
- Các góc: 
- Các điểm nằm trong đa giác: M, N, P.
- Điểm nằm ngoài đa giác: R
2. Đa giác đều:
Tam giác đều Hình vuông
 Ngũ giác đều Lục giác đều
Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
?4. 
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
- Tứ giác đều có 4 trục đối xứng
- Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng.
Chỉ có hình vuông và lục giác đều là có trục đối xứng.
4.4. Tổng kết: (7 phút)
- GV: em hãy phát biểu định nghĩa đa giác đều?
- HS: đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ tam giác đều?
- HS lên bảng thực hành.
- GV: yêu gợi ý cho học sinh cách vẽ ngũ giác đều và lục giác đều.
- GV: yêu cầu học sinh về nhà thử tìm cách vẽ giác cho ngũ giác đều đồng thời hướng dẫn học sinh vẽ lục giác đều theo cách khác: vẽ hình tròn rồi vẽ liên tiếp các cung tròn có tâm nằm trên đường tròn và có bán kính không đổi. 
- GV cho HS làm bài tập 2 sgk.
- GV: em hãy cho ví dụ một đa giác có các cạnh bằng nhau nhưng không phải là đa giác đều?
- HS: hình thoi.
- GV: em hãy cho ví dụ một đa giác có các góc bằng nhau nhưng không phải là đa giác đều?
- HS: hình chữ nhật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm theo bàn trong thời gian 2 phút.
- HS đứng tại chổ trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét: đa giác n cạnh thì có tổng số đo các góc là (n – 2).180 độ.
Bài tập 2:
Hình thoi
Hình chữ nhật
Bài tập 4:
4.5.Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này:
+ Xem khái niệm đa giác, đa giác đều.
+ Biết các khái niệm đỉnh, đỉnh kề nhau, cạnh, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đa giác.
+ Biết cách vẽ bốn loại đa giác đều đã học.
+ Biết cách tính tổng các góc của một đa giác.
+ Làm bài tập 5 SGK trang 115.
- Đối với tiết học sau:
+ Xem lại định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật, hình vuông.
+ Xem lại công thức tính diện tích của hình chữ nhật và của hình vuông đã học ở Tiểu học.
+ Mang thước kẻ.
5. PHỤ LỤC:
Thực hiện giáo án điện tử: chuẩn bị máy chiếu, máy tính, phiếu trả lời bài tập 4.
Tuần 14 - Tiết 27
ND: 20.11- Bài: §2.
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 	- HĐ1: HS biết khái niệm diện tích đa giác.
	- HĐ2: cần nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
	+ HS hiểu rằng để c/m các công thức đó cần vận dụng tính chất của diện tích đa giác
1.2.Kĩ năng: 	+ HS vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán. 
1.3.Thái độ: 	+ Cẩn thận khi vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm diện tích đa giác.
- Diện tích của HCN, diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Thước, compa, bảng phụ vẽ hình 121
3.2.HS: Thước, compa, xem trước công thức tính diện tích HCN, hình vuông, tam giác vuông.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 . Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số lớp.
Lớp 8A1 	
Lớp 8A2	
Lớp 8A4	
4.2 . Kiểm tra miệng: 
 - GV: Nêu định nghĩa ngũ giác ABCDE? 
	Thế nào là đa giác lồi? 
	Thế nào là đa giác đều?	 
	Hãy cho ví dụ đa giác đều	 
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng trả lời
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Ngũ giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không thẳng hàng
- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó
- Đa giác đều là đa giác có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau
VD: Tam giác đều, Hình vuông là những đa giác đều.
 4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu khái niệm diện tích đa giác.
- GV treo bảng phụ H121. 
- HS quan sát làm ?1
- GV: hãy cho biết diện tích của các đa giác ở mỗi hình?
- HS: a) Hình A có diện tích là 9 ô vuông.
 Hình B có diện tích là 9 ô vuông.
- GV: Ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B
- GV: vậy hình A có bằng hình B không ? Vì sao?
- HS: không bằng nhau vì chúng không chồng khít lên nhau.
- HS trả lời câu b, c.
- GV: vậy diện tích của đa giác là gì?
- HS: là số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi đa giác đó.
- GV: Mỗi đa giác có mấy diện tích và diện tích đa giác có thể là số 0 hay số âm hay không?
 - GV: Hai tam giác nhau thì có diện tích bằng nhau hay không?
- HS : bằng nhau
- GV: vậy mở rộng ra, hai hình bằng nhau thì diện tích có bằng nhau không?
- GV: nếu ta chia một đa giác thành 2 phần thì diện tích đa giác bằng gì?
- HS: bằng tổng diện tích 2 phần đó
- GV: hình vuông có cạnh bằng 1cm, 1dm, 1m thì diện tích của nó là bao nhiêu? 
- HS: 1cm2, 1dm2, 1m2
- GV: Nêu công thức tính diện tích HCN mà em đã biết ?
- HS: dài x rộng
- GV: chiều dài và chiều rộng gọi là 2 kích thước của nó.
- GV: Nếu a = 4, b = 12 thì diện tích là bao nhiêu?
- HS: S = 4.12 = 48.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét
- GV: nhắc lại công thức tính diện tích hình vuông?
- HS: cạnh nhân cạnh
- GV: Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh là 3cm.
 - HS: S = a2 = 32 = 9cm2
- GV: Nối AC thì HCN ABCD được chia thành những tam giác nào ?
- HS: Tam giác ABC và tam giác ACD
- GV: Vậy SABCD = ?
- HS: bằng SABC + SACD
- GV: SABC và SACD như thế nào ?
- HS: bằng nhau vì 2 tam giác đó bằng nhau.
- GV: Vậy diện tích tam giác vuông được tính ntn ?
- HS: S = ab
- GV: em hãy phát biểu bằng lời quy tắc tính diện tích tam giác vuông?
- HS: diện tích của một tam giác vuông bằng nửa tích độ dài hai cạnh góc vuông
- Học sinh nhận xét, phát biểu lại quy tắc
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
1. Khái niệm diện tích đa giác:
?1.
a) Diện tích hình A là 9 ô vuông
Diện tích hình B là 9 ô vuông
b) Diện tích hình D là 8 diện tích hình C là 4 nên diện tích hình D gấp 4 lần diên tích hình C.
c) Diện tích hình E bằng diện tích hình C vì cùng bằng 8
 Nhận xét:
 Diện tích đa giác là số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi đa giác đó.
 Mỗi đa giác có diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
* Tính chất diện tích đa giác:
 1. Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
 2. Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm chung trong thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó.
 3. Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1cm, 1dm, 1m,....làm đơn vị đơn vị đo diện tích thì đơn vị diện tích tương ứng là 1cm2, 1dm2, 1m2,....
2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật:
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó.
 S = a.b
 a, b: kích thước hình chữ nhật
 a: chiều dài.
 b: chiều rộng.
3. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông:
?2.
a) Diện tích hình vuông:
Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó: 
 b/ Diện tích tam giác vuông: bằng nửa tích hai cạnh góc vuông: S = a.b
Diện tích tam giác vuông: bằng nửa tích hai cạnh góc vuông: S = a.b
4.4. Tổng kết:
- GV: Nêu công thức tính diện tích HCN, hình vuông, tam giác vuông?
- Học sinh phát biểu
- HS nhận xét
- Giáo viên củng cố công thức
- Học sinh đọc đề bài tập 6
- HS làm bài tập 
- Giáo viên gọi học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
SHCN = a.b
SHV = a2
STGV = ab
Bài tập 6/118sgk:
a/ a, = 2a; b, = b
 S, = a,b, = 2a.b = 2s
 Diện tích hình chữ nhật tăng hai lần.
 b/ a, = 3a; b, = 3b
S, = a,.b, = 3a. 3b = 9ab = 9S
=> Diện tích tăng lên 9 lần.
 c/ Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần.
 a, = 4a; b, = 
 S, = a,b, = 4a. = ab = S.
=> Diện tích không đổi.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này:
+ Nắm vững ba tính chất diện tích đa giác
+ Học các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
+ Xem lại bài tập 6 đã làm
+ BTVN: 7, 8 sgk.
- Đối với tiết học sau:
+ Chuẩn bị bài luyện tập
+ Mang thước kẻ có chia khoảng
5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docHinh_hoc_Tiet_26.doc
Giáo án liên quan