Kế hoạch bài học GDCD 7 - Tiết 27, Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hạnh Dung

HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài (2 phút)

GV: Gia đình các em theo tôn giáo nào?

HS: Phật, Thiên Chúa

 GV: Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới có người theo tôn giáo này, có người theo tôn giáo kia. Bởi vì pháp luật nước ta qui định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để hiểu thêm về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, sự kiện. (10 phút)

Gọi HS đọc phần thông tin, sự kiện SGK/51, 52.

GV: Hãy kể tên một số tôn giáo ở nước ta mà em biết?

HS: Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,.

GV: Một số người có tín ngưỡng, tôn giáo có những biểu hiện tích cực gì?

HS: Yêu nước, góp phần giải phóng đất nước, xây dựng đất nước,.

GV: Nước ta có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên có một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề bói toán, bị lợi dạng chống phá nhà nước ta. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

GV: Em hãy nêu một vài ví dụ về sự tin tưởng vào thần linh trong đời sống của con người.

HS: Tin có ông táo nên ngày 23/12 âm lịch hàng năm là ngày đưa ông táo về trời, tin có thần trụ trời, tin có thần nông, tin có ông trời, ông địa, tin có ma quỷ.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học GDCD 7 - Tiết 27, Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hạnh Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 27
Tuần CM: 28	Ngày dạy: 16/03/2016
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .
 - Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta .
 - Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 2. Kỹ năng:
 - Biết phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
 - Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
 - Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đề làm trái pháp luật.
 3. Thái độ:
 - Có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
 - Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.
 - Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
II. CHUẨN BỊ:
 Đối với giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu.
 Đối với học sinh: Học và soạn bài mới theo hướng dẫn của GV ở tiết trước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7B:	7C:
 2. Kiểm tra miệng:
 * Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Di sản văn hóa gồm những loại nào? Cho ví dụ. (8đ)
 Đáp án: Di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. (4đ)
Ví dụ: - Văn hóa vật thể: Cố đô Huế, phố cổ Hội An (2đ)
 - Văn hóa phi vật thể: Các làn điệu dân ca, nhã nhạc cung đình Huế (2đ)
 * Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học: Em hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? (2đ)
 Đáp án: - Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều thần bí. (1đ)
 - Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức (1đ)
 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài (2 phút)
GV: Gia đình các em theo tôn giáo nào?
HS: Phật, Thiên Chúa
 GV: Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới có người theo tôn giáo này, có người theo tôn giáo kia. Bởi vì pháp luật nước ta qui định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để hiểu thêm về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, sự kiện. (10 phút)
Gọi HS đọc phần thông tin, sự kiện SGK/51, 52.
GV: Hãy kể tên một số tôn giáo ở nước ta mà em biết?
HS: Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,..
GV: Một số người có tín ngưỡng, tôn giáo có những biểu hiện tích cực gì?
HS: Yêu nước, góp phần giải phóng đất nước, xây dựng đất nước,..
GV: Nước ta có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên có một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề bói toán, bị lợi dạng chống phá nhà nước ta. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
GV: Em hãy nêu một vài ví dụ về sự tin tưởng vào thần linh trong đời sống của con người.
HS: Tin có ông táo nên ngày 23/12 âm lịch hàng năm là ngày đưa ông táo về trời, tin có thần trụ trời, tin có thần nông, tin có ông trời, ông địa, tin có ma quỷ...
GV: Con người có thấy ông táo, thần trụ trời, thần nông, ông trời, ma quỷ, ông địa,...trong đời sống hàng ngày không ?
HS: Con người chưa thấy họ, con người chỉ thấy họ trong suy nghĩ của con người.
GV: Trong suy nghĩ của con người họ là những người như thế nào?
HS: Trong suy nghĩ của con người họ là những thần linh, có sức mạnh siêu nhiên có thể nghe thấy con người làm gì, muốn gì.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. (15 phút)
GV: Con người tin vào thần linh, thượng đế là những vị thần có sức mạnh siêu nhiên, hư ảo, hình ảnh của họ chỉ do con người tưởng tượng ra. Đó là một hình thức tín ngưỡng. Vậy, tín ngưỡng là gì ? Cho ví dụ.
HS: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần linh, hư ảo, vô hình. Như : tin thần linh, thượng đế, chúa trời,
GV: Một số người có niềm tin và có tôn thờ gốc cây, đá, cá ông. Người Ấn độ thờ con bò bởi vì với họ đó không phải là những con vật, đồ vật bình thường mà chúng có thần linh ẩn trong đó.
GV: Nếu con người tin có Phật thì con người sẽ làm gì để thể hiện sự tin tưởng của mình vào Phật?
HS: Con người sẽ thờ cúng, đi chùa, ăn chay, học và làm theo lời dạy của Phật, gia nhập tổ chức của đạo phật,..
GV: Khi con người có những việc làm thể hiện sự tin tưởng, sung bái vào một vị thần nào đó thì lúc đó người đó có tôn giáo. Vậy tôn giáo là gì? Tôn giáo còn được gọi là gì ? Hãy kể một vài tôn giáo chính ở nước ta .
HS: - Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi.
 - Tôn giáo còn được gọi là đạo.
 - Một số tôn giáo chính ở nước ta: Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,..
Liên hệ thực tế.
GV: Gia đình em có theo tôn giáo nào không? Có thờ cúng tổ tiên hay không? Bà và mẹ có chùa hay đi lễ nhà thờ không?
HS: Có thể theo đạo Phật, Thiên chúa giáo, Gia đình em có thờ cúng ông bà tổ tiên
GV: Một số người có tín ngưỡng, tôn giáo có những biểu hiện tiêu cực gì?
HS: Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề bói toán, bị lợi dạng chống phá nhà nước ta.
GV: Hiện nay có một số người lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề bói toán, phù phép. Đây là hiện tượng mê tín dị đoan.
Vậy mê tín dị đoan là gì?Hãy kể một vài hiện tượng mê tín dị đoan mà em biết.
HS: Là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép, 
GV: Tín ngưỡng, tôn giáo là việc con người tin tưởng vào một vị thần linh nào đó nhưng khi niềm tin ấy mù quáng mất lí trí , hành động trái lẽ thường thì lúc đó niền tin ấy trở thành mê tín dị đoan. Mê tin dị đoan có hại cho con người và xã hội. Vì vậy cần phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
Vài tập nhanh.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.
GV: Câu ca dao nói “Nhớ ngày giỗ Tổ” vậy Tổ ở đây là ai? Vì sao phải giỗ? Việc làm đó có phải mê tín dị đoan?
HS: Tổ là vua Hùng, người có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên.
GV: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta, có thể theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì thì mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh điều ác, điều vô nghĩa, phi lý, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn,tổ tiên, tôn vinh, biết ơn người có công với đất nước.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm bài tập. (15 phút)
Chia lớp thành 2 đội cùng tham gia trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”.
GV sẽ lần lượt chiếu các hành vi, việc làm nào đó, sau đó HS sẽ xác định hành vi, việc làm đó là tín ngưỡng, tôn giáo hay mê tín dị đoan bằng cách giơ tay giành quyền trả lời. Trong vòng 3 phút, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
1) Nghe giảng đạo một cách nghiêm túc.
2) Không ăn chuối trước khi thi vì sợ điểm thấp.
3) Ăn nhiều đậu để thi đậu.
4) Kiêng cử những ngày mùng 7, 23.
5) Thờ cúng tổ tiên.
6) Xem bói.
7) Chữa bệnh bằng phù phép.
8) Tin vào thần linh.
Đáp án: Tín ngưỡng: 8.
Tôn giáo: 1, 5.
Mê tín dị đoan: 2,3,4,6,7
 I. Thông tin, sự kiện:
 II. Nội dung bài học:
 a/ Tín ngưỡng :
 Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí như : thần linh, thượng đế, chúa trời,
 b/ Tôn giáo: 
 Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi.
 Một số tôn giáo chính ở nước ta: Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,..
 c/ Mê tín dị đoan :
 Là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,..
 III.Luyện tập:
4. Tổng kết: (Củng cố và rút gọn kiến thức)
 Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín?
 1) Xem bói;
 2) Xin thẻ;
 3) Cúng bái trước khi thi để được điểm cao;
 4) Yểm bùa;
 5) Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên;
 6) Đi lễ nhà thờ;
 7) Đi lễ chùa;
 8) Lên đồng.
 Đáp án: 1, 2, 3, 4, 8.
 5. Hướng dẫn học tập: ( Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà)
 * Đối với bài vừa học:
 - Học thuộc nội dung vừa học và bài ghi.
 - Làm các bài tập còn lại trong SGK/53,54.
 - Tìm hiểu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài: “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tt)”.
 - Tìm hiểu:
 + Thế nào lá quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
 + Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
	Giáo viên hướng dẫn
	 Duyệt
	 Hoàng Thị An

File đính kèm:

  • docxBai_16_Quyen_tu_do_tin_nguong_va_ton_giao.docx