Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 69, Bài 60: Liên minh Châu Âu - Lê Hoàng Phương

- GV: Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht Hà Lan vào 1/11/1993

 + Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên

 + Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất

- GV: Quan sát H60.1, xác định năm tham gia và các thành viên?

- HS:

 + Năm 1957 gồm các quốc gia: Pháp, Bỉ, Hà lan, Italia, Đức, Luxembua

 + Năm 1973 có thêm các quốc gia: Anh, Ai len, Đan Mạch.

 + Năm 1981 có thêm Hy lạp.

 + Năm 1986 có thêm các quốc gia: Bồ đào nha, Tây ban nha,

 + Năm 1995 có thêm các quốc gia: Thuỵ điển, Phần lan, Áo

 + Năm 2004 có thêm các quốc gia: Ba lan, Extônia, Latvia, Litva, Sec, Xlovakia, Hunggari, Xlôvênia, Đảo Sip, Manta.

- GV: Nhận xét quá trình mở rộng của liên minh Châu Âu?

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 69, Bài 60: Liên minh Châu Âu - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 60 - Tiết: 69
Tuần 37
LIÊN MINH CHÂU ÂU
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức:
- HS biết: Trình bày được về Liên minh châu Âu (EU). Những quy định trong liên minh châu Âu. Vai trò quan trọng của EU trong kinh tế TG
- HS hiểu: Quá trình mở rộng của liên minh châu Âu. Vì sao đây là liên minh toàn diện nhất trên TG. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu
 1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Quan sát hình ảnh địa lí và rút ra nhận xét
- HS thực hiện thành thạo: Xác định được các nước trong liên minh châu Âu 
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Ý thức học bộ môn
- Tính cách: Vận dụng kiến thức vào cuộc sống
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Sự mở rộng của liên minh châu Âu
- Liên minh Châu Âu - một mô hình liên kết toàn diện nhất thế giới
- Liên minh Châu Âu – tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ các nước châu Âu
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Không 
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Sự mở rộng của liên minh châu Âu
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được về Liên minh châu Âu (EU). Quá trình mở rộng của liên minh châu Âu
- Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ dân cư và xã hội Châu Âu.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan.
-Phương tiện dạy học: bản đồ dân cư và xã hội Châu Âu.
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Được thành lập theo hiệp ước Roma 1957 và có hiệu lực 1958, là tổ chức KTCT lớn nhất châu Âu
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu sự mở rộng của liên minh châu Âu
- GV: Dựa vào SGK tìm hiểu lịch sử hình thành, diện tích và số dân của Liên minh châu Âu?
- GV: Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht Hà Lan vào 1/11/1993 
 + Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên
 + Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất
- GV: Quan sát H60.1, xác định năm tham gia và các thành viên?
- HS:
 + Năm 1957 gồm các quốc gia: Pháp, Bỉ, Hà lan, Italia, Đức, Luxembua
 + Năm 1973 có thêm các quốc gia: Anh, Ai len, Đan Mạch. 
 + Năm 1981 có thêm Hy lạp.
 + Năm 1986 có thêm các quốc gia: Bồ đào nha, Tây ban nha, 
 + Năm 1995 có thêm các quốc gia: Thuỵ điển, Phần lan, Áo
 + Năm 2004 có thêm các quốc gia: Ba lan, Extônia, Latvia, Litva, Sec, Xlovakia, Hunggari, Xlôvênia, Đảo Sip, Manta.
- GV: Nhận xét quá trình mở rộng của liên minh Châu Âu? 
1. Sự mở rộng của liên minh châu Âu
- Liên minh châu Âu (EU) - tiền thân
là Cộng đồng kinh tế châu Âu, được thành lập theo hiệp ước Roma ký năm 1957
- Liên minh châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn, đến năm 2004 liên minh Châu Âu có 25 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm
Hoạt động 2 : Liên minh Châu Âu - một mô hình liên kết toàn diện nhất thế giới
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: : Những quy định trong liên minh châu Âu.Vì sao đây là liên minh toàn diện nhất trên TG
- Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ kênh chữ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: 
3. Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2 ( 10 phút )
Tìm hiểu mô hình liên minh toàn diện
- GV: Tham khảo SGK, nêu những đặc điểm thể hiện liên minh Châu Âu là mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới ?
2/ Liên minh Châu Âu - một mô hình liên kết toàn diện nhất thế giới
- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế
 + Có cơ quan lập pháp là nghị viện Châu Âu
 + Có chính sách kinh tế chung và hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô)
 + Công dân của liên minh Châu Âu có quốc tịch chung, việc đi lại qua biên giới của công dân các nước thành viên liên minh thuận tiện...
Hoạt động 2 : Liên minh Châu Âu – tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Vai trò quan trọng của EU trong kinh tế thế giới. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu 
- Kĩ năng : Khai thác kiến thức từ kĩ năng sống
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: 
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 10 phút )
Tìm hiểu tổ chức thương mại
- GV: Quan sát H60.3 nhận xét vai trò của EU trong kinh tế thế giới?
- GV: Đồng euro rất thuận tiện khi di chuyển từ nước này sang nước khác vì sẽ không phải đổi tiền, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì với với mức chi phí sinh hoạt cao hơn, 4 triệu người Đức thất nghiệp, hay những người Hy Lạp đang phải cố gắng gấp nhiều lần mới có được mức sống như trước đây khi chưa có đồng euro. Và hầu hết họ đều đổ lỗi cho sự “xáo trộn” mà đồng tiền chung châu Âu gây ra
3/ Liên minh Châu Âu – tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu trên thế giới, chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 3/SGK 183?
- Đáp án câu 1: HS làm bài tập
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Chuẩn bị tiết sau ÔN TẬP HKII 
+ Xem lại các bài đã học
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 69 - BAI 60.docx