Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 52: Ôn tập kiểm tra 1 tiết - Lê Hoàng Phương

* Trung Phi

- Tự nhiên: Có sự khác nhau giữa phía Đông và phía Tây

- Kinh tế xã hội:

+ Là khu vực đông dân nhất châu Phi, chủ yếu là người Ban – tu thuộc chủng tộc Nê – grô – it, tín ngưỡng rất đa dạng

+ Phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu

* Nam Phi

- Tự nhiên: địa hình cao ở phía Đông Nam, trũng ở giữa

- Khí hậu nhiệt đới là chủ yếu

- Thực vật thay đổi từ Tây sang Đông theo sự thay đổi của lượng mưa: duyên hải có rừng nhiệt đới, đi vào nội địa chuyển sang rừng thưa và xavan

- Kinh tế xã hội:

+ Dân cư: thành phần chủng tộc đa dạng ( Nê – grô – it, Ơ – rô – pê – ô – it và người lai ), phần lớn theo đạo thiên chúa

+ Kinh tế: trình độ phát triển rất không đều, Cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 52: Ôn tập kiểm tra 1 tiết - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập - Tiết: 52
Tuần 27
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
- HS biết: Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của các khu vực Châu Phi.Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của châu Mĩ
- HS hiểu: So sánh được sự khác nhau giữa địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ. Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ
 1.2 Kỹ năng:
	- HS thực hiện được: So sánh và phân tích và tổng hợp kiến thức
	- HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, xác định được các khu vực Châu Phi, các hệ thống núi, đồng bằng, sơn nguyên của châu Mĩ
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thiên nhiên và lao động sản xuất của con người
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Bản đồ các nước Châu Phi 
- Tự nhiên châu Mĩ 
- Dân cư, kinh tế, XH châu Mỹ
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ TN châu Mĩ 
- HS: SGK, tập ghi, viết, thướt
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập 
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Tự nhiên và kinh tế xã hội các khu vực Châu Phi
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của các khu vực Châu Phi . Hiểu được nguyên nhân và sự khác nhau trong phát triển kinh tế của từng khu vực.
- Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ các nước Châu Phi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan.
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các nước Châu Phi
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố kiến thức để chuẩn bị cho tiết KT làm bài đạt kết quả cao nhất
Bước 2 ( 10 phút )
Tìm hiểu các khu vực Châu Phi
- GV: Quan sát lược đồ H.32.1. Cho biết châu Phi chia làm mấy khu vực? 
- HS: Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi 
- GV: Trình bày lại đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực ở Châu Phi
1. Tự nhiên và kinh tế xã hội các khu vực Châu Phi
* Bắc Phi
- Gồm miền núi trẻ Atlat và miền hoang mạc Xahara
- Tự nhiên: Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía Tây vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa. Hoang mạc Xahara là hoang mạc lớn nhất thế giới
- Kinh tế xã hội:
+ Chủ yếu là người Ả rập và người Bec – be thuộc chủng tộc Ơ – rô – pê – ô – it theo đạo Hồi
+ Kinh tế tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch
+ Do sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng
* Trung Phi
- Tự nhiên: Có sự khác nhau giữa phía Đông và phía Tây
- Kinh tế xã hội:
+ Là khu vực đông dân nhất châu Phi, chủ yếu là người Ban – tu thuộc chủng tộc Nê – grô – it, tín ngưỡng rất đa dạng
+ Phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu
* Nam Phi
- Tự nhiên: địa hình cao ở phía Đông Nam, trũng ở giữa
- Khí hậu nhiệt đới là chủ yếu
- Thực vật thay đổi từ Tây sang Đông theo sự thay đổi của lượng mưa: duyên hải có rừng nhiệt đới, đi vào nội địa chuyển sang rừng thưa và xavan
- Kinh tế xã hội:
+ Dân cư: thành phần chủng tộc đa dạng ( Nê – grô – it, Ơ – rô – pê – ô – it và người lai ), phần lớn theo đạo thiên chúa
+ Kinh tế: trình độ phát triển rất không đều, Cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi
Hoạt động 2 : Tự nhiên và kinh tế xã hội Châu Mĩ
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của các khu vực Châu Phi.Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của châu Mĩ. So sánh được sự khác nhau giữa địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ. Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ
- Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ các nước Châu Phi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan.
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các nước Châu Phi
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 20 phút )
Tìm hiểu tự nhiên châu Mỹ
- GV: Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học. Châu Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
- HS: Giáp : BBD, TBD, ĐTD, biển Caribê
- GV: Vì sao Châu Mĩ còn được gọi l Tân TG?
- HS: Đây là vùng đất được người Châu Âu phát kiến vào TK XV sau chuyến đi tìm đường sang Ấn Độ của Crixtôp Côlômbô
* KTBC
* Thảo luận nhóm
- GV: Chia HS làm 4 nhóm thảo luận
- Câu hỏi: Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác với Bắc Mĩ?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
 KV
Địa hình 
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
Phía Đông
Núi già A-pa-lát
Các sơn nguyên
 Phía Tây
Hệ thống Coóc-đi-e chiếm gần ½ địa hình
Dãy núi trẻ An-đét cao, đồ sộ hơn, chiếm diện tích nhỏ hơn
Trung tâm
 Đồng bằng trung tâm cao phía bắc, thấp dần phía nam
Chuỗi đồng bằng thấp, nối liền nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô, Amazon đến Pam-pa ( chỉ ở phía Nam cao lên thành cao nguyên )
- GV: Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây Anđet lại có hoang mạc?
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu dân cư, kinh tế, XH châu Mỹ
- GV: Hãy trình bày sự thay đổi các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?
- GV: Nêu đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mĩ ?
- GV: Ở Trung và Nam Mĩ có những hình thức sản xuất nông nghiệp nào ?
- GV: Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở đây ntn?
- HS: Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất là đại đa số nông dân bản địa sỡ hữu chưa tới 40% đất đai canh tác, trong khi chỉ 5% đại điền chủ và 1 số công ti nước ngoài chiếm tới trên 60% đất canh tác ở Trung và Nam Mĩ. Do đó sở hữu nông nghiệp của nhiều quốc gia bị lệ thuộc vào nước ngoài .
2. Châu Mĩ
a./ Tự nhiên Châu Mĩ
- Hoang mạc Atacama hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Peru, dòng biển lạnh Peru rất mạnh chạy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển đi vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô, mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển
b./ Dân cư, kinh tế và xã hội
- Thành phần chủng tộc phức tạp:
 + Trước TK XV: chỉ có người Anh điêng và Exkimô
 + Từ TK XVI trở đi, người Âu sang xâm chiếm và cưỡng bức người Phi sang làm nô lệ 
 + Trải qua quá trình chung sống các chủng tộc có sự hòa huyết tạo nên người Lai
- Các đô thị tập trung ở ven biển và phía Nam Hồ Lớn, vào sâu trong nội địa đô thị nhỏ và thưa
- Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn, mới ở miền Nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì
- Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là: đại điền trang và tiểu điền trang.
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Vì sao Châu Mĩ còn được gọi là Tân TG?
- Đáp án câu 1: Đây là vùng đất được người Châu Âu phát kiến vào TK XV sau chuyến đi tìm đường sang Ấn Độ của Crixtôp Côlômbô
- Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
- Đáp án câu 2: 
+ Phía Tây là hệ núi Coođie cao đồ sộ hiểm trở
+ Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn
+ Phía Đông là dãy núi Apalat thấp
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài theo đề cương ôn tập
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Chuẩn bị bài mới tiết 53 KIỂM TRA 1 TIẾT
	+ Học bài kĩ và kiểm tra nghiêm túc
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 52 - BAI ON TAP.docx