Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 5, Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Trên Trái Đất người ta chia thành: đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh. Hôm nay chúng ta tìm hiểu đới nóng để biết đới này có những đặc điểm gì mà dân số thế giới tập trung sống ở khu vực này đông nhất và có đến 70% số loài cây và chim thú tồn tại

Bước 2 ( 15 phút )

Tìm hiểu đặc điểm đới nóng

- GV: Treo lược đồ các kiểu môi trường. Xác định giới hạn đới nóng?

- HS: Giữa 2 chí tuyến hay còn gọi nội chí tuyến

- GV: Đới nóng có đặc điểm gì?

- HS:

 + Chiếm diện tích khá lớn Trái Đất

 + Động, thực vật hết sức đa dạng ( 70% )

 + Tập trung đông dân và các nước đang phát triển

- GV: Tên các kiểu môi trường của đới nóng?

- HS: 4 môi trường

 + Xích đạo ẩm

 + Nhiệt đới

 + Nhiệt đới gió mùa

 + Hoang mạc

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 5, Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 - Tiết: 5
Tuần : 3
Phần hai
CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
Chương I
MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
 CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức: 
- HS biết: Biết vị trí đới nóng trên bản đồ tự nhiên TG. Trình bày 1 số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng
- HS hiểu: Đới nóng là khu vực có sinh vật phong phú nhất trên TG. Giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng
 1.2/ Kĩ năng : 
- HS thực hiện được: KNS như tư duy, giao tiếp và tự nhận thức. Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua 1 đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp
 	- HS thực hiện thành thạo: Đọc các bản đồ, lược đồ: các kiểu môi trường ở đới nóng.
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, biểu đồ và tranh ảnh về vị trí của đới nóng, một số đặc điểm về tự nhiên môi trường xích đạo ẩm.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Tự tin trình bày 1 phút kết quả làm việc của nhóm.
 1.3/ Thái độ : 
- Thói quen: Ý thức học tập bộ môn
- Tính cách: GD tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Đới nóng 
	- Môi trường xích đạo ẩm
3/ CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ các kiểu môi trường 
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1( 8đ ): Những khu vực tập trung đông dân? Các đô thị lớn thường phân bố ở đâu? Giải thích tại sao dân số châu Á lại phân bố không đều?
Đáp án câu 1:
+ Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á..
+ Các đô thị lớn thường tập trung ở đồng bằng và ven biển
+ Dân cư và các đô thị tập trung đông ở những nơi điều kiện sống thuận lợi và ngược lại
Câu 2( 2đ ): Kiểm tra chuẩn bị bài mới của HS
Giới hạn đới nóng?
Đáp án câu 2: Đới nóng nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Đới nóng
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được vị trí và các kiểu môi trường ở đới nóng thông qua lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng
- Kĩ năng : Xác định được vị trí của đới ngóng trên lược đồ các kiểu môi trường 
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Lược đồ các kiểu môi trường 
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Trên Trái Đất người ta chia thành: đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh. Hôm nay chúng ta tìm hiểu đới nóng để biết đới này có những đặc điểm gì mà dân số thế giới tập trung sống ở khu vực này đông nhất và có đến 70% số loài cây và chim thú tồn tại
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu đặc điểm đới nóng
- GV: Treo lược đồ các kiểu môi trường. Xác định giới hạn đới nóng?
- HS: Giữa 2 chí tuyến hay còn gọi nội chí tuyến
- GV: Đới nóng có đặc điểm gì?
- HS: 
 + Chiếm diện tích khá lớn Trái Đất
 + Động, thực vật hết sức đa dạng ( 70% )
 + Tập trung đông dân và các nước đang phát triển 
- GV: Tên các kiểu môi trường của đới nóng?
- HS: 4 môi trường
 + Xích đạo ẩm
 + Nhiệt đới
 + Nhiệt đới gió mùa
 + Hoang mạc
I. ĐỚI NÓNG
- Đới nóng nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam
Hoạt động 2 : Môi trường xích đạo ẩm
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (Nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm xanh quanh năm).
- Kĩ năng : Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Cảnh quan môi trường xích đạo ẩm
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 10 phút )
Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm
- GV: Quan sát H.5.1. Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm?
- HS: 50B – 50N
- GV: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Singapo ( 10B ). Nhận xét nhiệt độ trung bình trong năm của Singapo có đặc điểm gì?
- HS: Nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất chênh lệch không đáng kể
- GV: Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Sự chênh lệch giữa tháng thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu milimét ?
- HS: 
 + Mưa nhiều quanh năm trung bình từ 1.500mm - 2.500mm, 
 + Lượng mưa hàng tháng từ 170mm – 250mm
 + Mưa nhiều quanh năm, tháng thấp nhất và cao nhất hơn nhau không đáng kể ( 80mm )
- GV: Singapore nằm ở môi trường nào? 
- HS: Xích đạo
- GVKL: Vậy nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po điển hình cho khí hậu môi trường xích đạo ẩm. Vậy từ việc phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po. Em có nhận xét gì về đặc điểm của khí hậu của Xin-ga-po nói riêng và môi trường xích đạo ẩm nói chung?
- HS: Nóng ẩm quanh năm
- GV: kết luận đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm
Bước 2 ( 5 phút )
Tìm hiểu cảnh quan môi trường xích đạo ẩm
- GV: Quan sát H 5.3, H 5.4, cho biết rừng có mấy tầng chính? Kể tên?
- HS: 5 tầng
- GV: Tại sao rừng ở đây có nhiều tầng? 
- HS: Do độ ẩm cao, mưa nhiều nên rừng phát triển rậm rạp
- GV: Giới hạn của các tầng? 
- HS: Dựa SGK trả lời
Bước 3 ( 5 phút )
Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống
- GV: Chia HS thành 4 nhóm
- Câu hỏi: Đọc đoạn văn bài tập 3SGK/18. Từ đó nêu các đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm? 
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả bằng vốn kiến thức hiểu biết của HS
- GV: Nhận xét và đánh giá
II.MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
 1. Khí hậu
- Vị trí địa lí: Môi trường xích đạo ẩm nằm chủ yếu trong khoảng 50B và 50N
- Đặc điểm: nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển
b. Rừng rậm xanh quanh năm
- Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào?
- Đáp án câu 1: Môi trường xích đạo ẩm nằm chủ yếu trong khoảng 50B và 50N
- Câu 2: Đặc điểm môi trường xích đạo ẩm?
- Đáp án câu 2: Đặc điểm: nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 18,19 SGK.
+ Làm bài tập 1, 2 trang 5 - Tập bản đồ địa lí 7.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Vị trí và đặc điểm của môi trường nhiệt đới ?
	+ Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới ?
	+ Đất Feralit được hình thành như thế nào ?
	+ Đá ong hoá là hiện tượng như thế nào ?
	+Tại sao diện tích xavan đang ngày càng được mở rộng trên thế giới ?
6/ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT5 - BAI 5.docx