Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 49, Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Lê Hoàng Phương
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Trong nông nghiệp, ở Trung và Nam Mĩ còn tồn tại sự phân chia ruộng đất không công bằng, biểu hiện qua 2 hình thức sỡ hữu nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang. Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất, nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- GV: Cho biết có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính?
- GV: Quan sát 3 hình trong SGK. Xác định là tiểu hat đại điền trang?
- HS:
+ H.44.1 và 44.2: tiểu điền trang Minifunđia
+ H44.3: đại điền trang Latifunđia
Bài 44 - Tiết: 49 Tuần 26 KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức - HS biết:Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ. Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ - HS hiểu: Ngành trồng trọt mang tính độc canh .So sánh được sự khác nhau giữa đại điền trang và tiểu điền trang 1.2 Kỹ năng: - HS thực hiện được: Quan sát tranh ảnh địa lí để phân tích 2 hình thức sở hữu và sx nông nghiệp - HS thực hiện thành thạo: Xác định trên lược đồ kinh tế châu Mĩ sự phân bố 1 số cây trồng vật nuôi của Trung và Nam Mĩ 1.3 Thái độ - Thói quen: GD ý thức học bộ môn - Tính cách: Biết được các hình thức sản xuất nông nghiệp ở các nước trên thế giới 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp - Các ngành nông nghiệp 3. CHUẨN BỊ - GV: Lược đồ kinh tế châu Mĩ - HS: SGK, tập ghi, viết, thướt 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS 4.2 Kiểm tra miệng: - Câu 1( 8đ ): Đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ ? - Đáp án câu 1: Dân cư phân bố không đều + Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ + Dân cư thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa - Câu 2 (2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS Cho biết có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính? - Đáp án câu 2: Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động 1 : Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm về kinh tế nông nghiệp của Trung và N.Mĩ. So sánh được sự khác nhau giữa đại điền trang và tiểu điền trang - Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hình thức canh tác trong nông nghiệp 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 1 phút ) Giới thiệu bài: Trong nông nghiệp, ở Trung và Nam Mĩ còn tồn tại sự phân chia ruộng đất không công bằng, biểu hiện qua 2 hình thức sỡ hữu nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang. Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất, nhưng kết quả thu được rất hạn chế. Bước 2 ( 20 phút ) Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp - GV: Cho biết có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính? - GV: Quan sát 3 hình trong SGK. Xác định là tiểu hat đại điền trang? - HS: + H.44.1 và 44.2: tiểu điền trang Minifunđia + H44.3: đại điền trang Latifunđia * Thảo luận nhóm - GV: Chia HS làm 4 nhóm thảo luận - Câu hỏi: Hai hình thức trên khác nhau như thế nào về: diện tích, ai sở hữu, hình thức canh tác, nông sản, mục đích sản xuất ? - HS: Thảo luận và báo cáo kết quả * Tiểu điền trang + Diện tích: dưới 5 triệu ha + Sở hữu: nông dân + Hình thức canh tác: cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp . + Nông sản chủ yếu: cây lương thực + Mục đích: tự cung tự cấp * Đại điền trang + Diện tích: hàng nghìn ha + Sở hữu: các đại điền chủ, công ti TB nước ngoài + Hình thức canh tác: hiện đại, cơ giới hóa các khâu sản xuất + Nông sản chủ yếu: cây công nghiệp, chăn nuôi + Mục đích: xuất khẩu nông sản - GV: Qua các hình thức sở hữu trên, cho biết chế độ sỡ hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ntn? - GV mở rộng: + Người nông dân chỉ sở hữu những mảnh đất nhỏ bé, muốn sống phải dựa vào các latifunđia vì không có đủ vốn và thị trường + Cải cách ruộng đất ở khu vực ít thành công vì sự cản trở của latifunđia đang nắm phần lớn đất đai nn + Sự phân chia đất đai không công bằng đã kìm hãm sự phát triển nông nghiệp vì người nông dân không có điều kiện cải tiến kỹ thuật canh tác vì thế nảy sinh mâu thuẫn vừa xuất khẩu nông sản vừa nhập khẩu lương thực 1. Nông nghiệp a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp - Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang - Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. Nền nông nghiệp của nhiều nước bị lệ thuộc vào nước ngoài Hoạt động 2 : Các ngành nông nghiệp 1. Mục tiêu: - Kiến thức Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.Hiểu ngành trồng trọt mang tính độc canh - Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ lược đồ kinh tế xã hội Châu Mĩ 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan -Phương tiện dạy học: Lược đồ kinh tế xã hội Châu Mĩ 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 15 phút ) Tìm hiểu các ngành nông nghiệp - GV: Trong nông nghiệp gồm có những ngành chính nào? - HS: Trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá . - GV: Dựa vào H44.4 + Bản đồ kinh tế Châu Mĩ. Xác định Trung và Nam Mĩ có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu? - HS: + Các quốc gia ở eo đất Trung Mĩ mía, bông, cà phê đặc biệt là chuối. + Các quốc gia trên quần đảo Angti: càphê, ca cao, thuốc lá đặc biệt là mía (CuBa) + Các quốc gia ở Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả, đặc biệt là cà phê (Braxin, Côlômbia) - GV: Em có nhận xét gì về ngành trồng trọt ở Trung và Nam Mỹ? - GV: Dựa vào H44.4 + Bản đồ kinh tế Châu Mĩ. Xác định các loại gia súc chuyên được nuôi ở Trung và Nam Mĩ? Chúng được nuôi ở đâu? - HS: Bò thịt, bò sữa, cừu được nuôi nhiều ở đồng cỏ - GV: Tình hình phát triển ngành đánh cá như thế nào? b. Các ngành nông nghiệp * Ngành trồng trọt - Mang tính độc canh, mỗi quốc gia chỉ trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả - Nguyên nhân: do lệ thuộc vào nước ngoài * Ngành chăn nuôi và đánh cá - Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn như Brasil và Achentina - Đánh cá biển phát triển nhất ở Peru 5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1/ Tổng kết - Câu 1: chế độ sỡ hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ntn? - Đáp án câu 1: Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. Nền nông nghiệp của nhiều nước bị lệ thuộc vào nước ngoài - Câu 2: Trung và Nam Mĩ có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu? - Đáp án câu 2: + Các quốc gia ở eo đất Trung Mĩ mía, bông, cà phê đặc biệt là chuối. + Các quốc gia trên quần đảo Angti: càphê, ca cao, thuốc lá đặc biệt là mía (CuBa) + Các quốc gia ở Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả, đặc biệt là cà phê (Braxin, Côlômbia) 5.2/ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này + Học bài + Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK trang 136 + Làm bài tập bản đồ - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo + Chuẩn bị bài 45 KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tt) + Tìm hiểu tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon? + Để thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì KV này đã có biện pháp gì? 6./ PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T 49 - BAI 44.docx