Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 48, Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ (tt) - Lê Hoàng Phương

- HS: Gồm luồng nhập cư của người TBN, BĐN , chủng tộc Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it cổ .

- GV: Thực tế đó đã làm ngày nay thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? Có nền văn hoá nào ?

- GV: Quan sát H43.1 + Bản đồ dân cư, đô thị châu Mĩ. Cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ ?

* Thảo luận nhóm

- GV: chia HS 4 nhóm thảo luận

- Câu hỏi: Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác nhau phân bố dân cư Bắc Mĩ?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

 * Giống nhau: Cả hai khu vực trên dân cư phân bố thưa trên hai hệ thống núi Cooc-đi-e và An –đét .

 * Khác nhau:

 + Bắc Mĩ dân tập trung rất đông ở đồng bằng trung tâm.

 + Khu vực Trung và Nam Mĩ dân tập trung thưa ở đồng bằng A-ma-dôn

 + Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An –đét trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư phân bố thưa thớt .

- GV: Tại sao dân cư sống thưa trên một số vùng của châu Mĩ ?

- HS: Bắc Can-na-đa khí hậu rất khắc nghiệt lạnh giá chỉ có người E-xki-mô và Anh Điêng chịu rét giỏi

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 48, Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ (tt) - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 43 - Tiết: 48
Tuần 25
DÂN CƯ, XÃ HỘI 
TRUNG VÀ NAM MĨ 
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
	- HS biết: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về dân cư xã hội ở Trung và Nam Mĩ. 
	- HS hiểu: Sự phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm giống và khác nhau với phân bố dân cư ở Bắc Mĩ . Quá trình đô thị hoá Trung và Nam Mĩ khác với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ 
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Sử dụng lược đồ để trình bày đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ
- HS thực hiện thành thạo: Giải thích sự thưa thớt dân cư ở 1 số vùng của châu Mĩ trên bản đồ dân cư, đô thị châu Mĩ
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Nhận thức được sự phát triển các đô thị ồ ạt ở Trung và Nam Mĩ có ảnh hưởng đến môi trường 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
- Đô thị hóa Trung và Nam Mĩ
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ đô thị và dân cư châu Mĩ 
- HS: SGK, tập ghi, viết, thướt
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: 
- Câu 1( 8đ ): Đặc điểm khí hậu KV Trung và N.Mĩ
- Đáp án câu 1: 
 + Khí hậu: Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn
 + Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam
- Câu 2 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
Đô thị hóa ở Trung và N.Mĩ ntn?
- Đáp án câu 2: Đang dẫn đầu thế giới về tốc đô thị hóa ( dân thành thị chiếm 75% dân số )
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 2 : Dân cư
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm về dân cư Trung và Nam Mĩ.Hiểu sự phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm giống và khác nhau với phân bố dân cư ở Bắc Mĩ 
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ Lược đồ dân cư và đô thị Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Lược đồ dân cư và đô thị Châu Mĩ
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút ) 
Giới thiệu bài: Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là người gì? Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này ?
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ
- GV: Quan sát H35.2 SGK. Cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ ?
- HS: Gồm luồng nhập cư của người TBN, BĐN , chủng tộc Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it cổ .
- GV: Thực tế đó đã làm ngày nay thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? Có nền văn hoá nào ? 
- GV: Quan sát H43.1 + Bản đồ dân cư, đô thị châu Mĩ. Cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ ? 
* Thảo luận nhóm
- GV: chia HS 4 nhóm thảo luận
- Câu hỏi: Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác nhau phân bố dân cư Bắc Mĩ?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
 * Giống nhau: Cả hai khu vực trên dân cư phân bố thưa trên hai hệ thống núi Cooc-đi-e và An –đét .
 * Khác nhau: 
 + Bắc Mĩ dân tập trung rất đông ở đồng bằng trung tâm. 
 + Khu vực Trung và Nam Mĩ dân tập trung thưa ở đồng bằng A-ma-dôn 
 + Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An –đét trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư phân bố thưa thớt .
- GV: Tại sao dân cư sống thưa trên một số vùng của châu Mĩ ?
- HS: Bắc Can-na-đa khí hậu rất khắc nghiệt lạnh giá chỉ có người E-xki-mô và Anh Điêng chịu rét giỏi 
1/ Sơ lược lịch sử ( giảm tải )
2/ Dân cư
- Dân cư chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mĩ La Tinh độc đáo. Nguyên nhân do sự hòa huyết giữa các chủng tộc
- Dân cư phân bố không đều
 + Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ
 + Dân cư thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa
Hoạt động 2 : Đô thị hóa
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm về XH Trung và N.Mĩ.Hiểu quá trình đô thị hoá Trung và Nam Mĩ khác với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ 
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ Lược đồ dân cư và đô thị Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Lược đồ dân cư và đô thị Châu Mĩ
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu Đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ
- GV: Dựa H43.1+ Bản đồ dân cư, đô thị châu Mĩ. 
- GV :Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3tr người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác so với Bắc Mĩ?
- HS: 
 + Ở Trung và N.Mĩ có các đô thị trên 3 triệu tập trung nhiều ở ven biển
 + Có nhiều đô thị trên 5 triệu dân hơn ở Bắc Mĩ .
- GV: Xác định các đô thị có số dân trên 5 triệu người ở Trung và Nam Mĩ?
- HS: Quan sát H.43.1 trả lời
- GV: Cho biết đặc điểm tình hình đô thị hóa của KV?
- GV: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ ntn?
- HS: Đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ phát triển khi kinh tế chưa phát triển, ở Bắc Mĩ quá trình đô thị hoá gắn liền với công nghiệp 
* GDBVMT ( 5 phút )
- GV: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hoá tự phát ở Trung và Nam Mĩ ?
- HS: Ùn tắt giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu lttp, nhà ở, y tế, thất nghiệp 
- GV: Biện pháp giải quyết những vấn đề trên ? 
- HS: Quy hoạch lại đô thị, tạo công ăn, việc làm ổn định ở nông thôn, phát triển công nghiệp ra ngoại thành, nâng cao trình độ dân trí 
2. Đô thị hóa
- Tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới, đô thị hóa mang tính tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao ( 75% )
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với B.Mĩ ở điểm nào?
 	- Đáp án câu 1: 
 + Ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa
 + Ở Trung và N. Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển 
 	- Câu 2: Dân cư ở khu vực này phân bố như thế nào ?
 	- Đáp án câu 2: Dân cư phân bố không đều
+ Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ
 + Dân cư thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
	+ Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK trang 133
	+ Làm bài tập bản đồ
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài 44 KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ 
 	+ Tìm hiểu sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?
 	+ Nền nông nghiệp Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 48 - BAI 43.docx