Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 45, Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” - Lê Hoàng Phương
- GV : Cho HS quan sát H40.1 trong SGK
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả. GV nhận xét và đánh giá
- Nhóm 1: Quan sát H.40.1+ Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ. Xác định vị trí của vùng công nghiệp truyền thống Hoa Kì, xác định tên các đô thị lớn? ( Nằm phía Đông Bắc lãnh thổ của quốc gia Hoa Kì, trải rộng từ vùng Hồ Lớn đến ven bờ Đại Tây Dương )
- Nhóm 2: Dựa vào hình 37.1 + Bản đồ kinh tế châu Mĩ, và kiến thức đã học, cho biết tên các ngành công nghiệp ở vùng Đông Bắc Hoa Kì ?
Bài 40 - Tiết: 45 Tuần 24 THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI” 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức - HS biết: Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì và các ngành công nghiệp chính ở đây. Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì - HS hiểu: Nguyên nhân các ngành cn truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì. Những thuận lợi của vùng công nghiệp vành đai mặt trời 1.2 Kỹ năng: - HS thực hiện được: KNS: Tư duy, giao tiếp và tự nhận thức. Rèn kĩ năng phân tích lược đồ công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống - HS thực hiện thành thạo: Xác định được tên các đô thị và các ngành cn trên lược đồ. * Kĩ năng sống : - Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin qua các lược đồ để trả lời các câu hỏi và hoàn thành nội dung các bài thực hành. + Phân tích, giải thích một số vấn đề của các ngành công nghiệp và vùng công nghiệp ở Hoa Kì. - Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Tự nhận thức : Tự tin khi trình bày 1 phút kết quả làm việc nhóm 1.3 Thái độ - Thói quen: GD ý thức học bộ môn - Tính cách: Có nhận thức đúng đắn về chính sách lao động và phân bố dân cư 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì - Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới 3. CHUẨN BỊ - GV: Bản đồ dân cư và đô thị châu Mĩ - HS: SGK, tập ghi, viết, thướt 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong khi thực hành 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động 1 : Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì và các ngành công nghiệp chính ở đây. Hiểu nguyên nhân các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút - Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ kinh tế xã hội Châu Mĩ 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế xã hội Châu Mĩ 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 1 phút ) Giới thiệu bài: Giới thiệu nhiệm vụ thực hành Bước 1 ( 15 phút ) Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì Thảo luận nhóm - GV : Cho HS quan sát H40.1 trong SGK - GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận - HS: Thảo luận và báo cáo kết quả. GV nhận xét và đánh giá - Nhóm 1: Quan sát H.40.1+ Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ. Xác định vị trí của vùng công nghiệp truyền thống Hoa Kì, xác định tên các đô thị lớn? ( Nằm phía Đông Bắc lãnh thổ của quốc gia Hoa Kì, trải rộng từ vùng Hồ Lớn đến ven bờ Đại Tây Dương ) - Nhóm 2: Dựa vào hình 37.1 + Bản đồ kinh tế châu Mĩ, và kiến thức đã học, cho biết tên các ngành công nghiệp ở vùng Đông Bắc Hoa Kì ? - Nhóm 3: Vì sao các ngành công nghiệp truyền thống vùng Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút ? 1. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì - Các đô thị lớn: NewYork, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Đi-tơ-roi, Phi-la-đen-phi-a, Chi-vơ-len, In-đi-a-ra-pô-lít, Bô-xtơn. - Các ngành công nghiệp: Luyện kim đen và màu, hóa chất, ô tô, dệt, thực phẩm, năng lượng hàng không. - Sa sút vì bị cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp ( 1970 – 1973, 1980 – 1982). Hoạt động 2 : Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới 1. Mục tiêu: - Kiến thức: : Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì.Hiểu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì. Những thuận lợi của vùng công nghiệp vành đai mặt trời - Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan -Phương tiện dạy học: Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì 3. Các bước của hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 20 phút ) Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới - Nhóm 4: Quan sát hình 40.1 và kiến thức đã học, cho biết hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì ? - Nhóm 5: Vì sao có sự chuyển dịch vốn và lao động đó ? - Nhóm 6: Vị trí của vùng công nghiệp “vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì ? (Phía Nam lãnh thổ Hoa Kì, trên 4 khu vực: Bán đảo Flo-ri-đa, vùng ven biển vịnh Mê-hi-cô, ven biển phía Tây Nam Hoa Kì, ven biển Tây Bắc giáp biên giới Ca-na-đa. 2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới - Hướng chuyển dịch vốn và lao động từ các vùng công nghiệp truyền thống phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới phía Nam và ven Thái Bình Dương. - Nguyên nhân: + Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. + Cuộc cách mạng đó làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học ở phía Nam và Tây Hoa Kì, tạo điều kiện xuất hiện của “vành đai Mặt Trời”. + Do nhu cầu phát triển của vành đai công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên Hoa Kì, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật cao. - Thuận lợi + Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu từ vịnh Mê-hi-cô. + Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu từ Đại Tây Dương vào, tập trung từ các nước châu Mĩ La-Tinh. Đây cũng là khu vực tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Hoa Kì. 5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1/ Tổng kết - Câu 1:Vì sao có sự chuyển dịch vốn và lao động ? - Đáp án câu 1: Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng đó làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành - Câu 2: Xác định lại vị trí vùng công nghiệp truyền thống và vùng công nghiệp mới trên bản đồ kinh tế châu Mĩ ? - Đáp án câu 2: HS lên bảng xác định 5.2/ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này + Học bài + Tìm những ngành công nghiệp hiện đại ở vùng công nghiệp vành đai mặt trời - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo + Chuẩn bị bài 41 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ + Trung và Nam Mỹ giáp với những biển và đại dương nào? + Khu vực Nam Mĩ có bao nhiêu KV địa hình? 6./ PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T 45 - BAI 40.docx