Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 41, Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ - Lê Hoàng Phương
Bước 1 (1phút)
Giới thiệu bài: Bắc Mỹ gồm 3 quốc gia: Canada, Hoa Kỳ và Mê – hi – cô, Bắc Mỹ có cấu trúc địa hình đơn giản nhưng khí hậu đa dạng
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu các KV địa hình châu Mĩ
- GV: Quan sát H.36.2. Cho biết vị trí và của Bắc Mỹ?
- GV: Xác định trên bản đồ Bắc Mĩ giáp với những đại dương và vùng đất nào
- HS: Quan sát lược đồ trả lời
- GV: Quan sát H.36.1. Cho biết từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ chia thành mấy miền địa hình?
- HS: Có 3 miền địa hình
- GV: Dựa vào hình 36.2 + Bản đồ tự nhiên châu Mỹ. Xác định giới hạn, quy mô, độ cao của hệ thống Cóoc – đi - e ?
- HS:
+ Chạy dọc bờ Tây của Bắc Mỹ
+ Cao trung bình 3000m – 4000m
- GV: Dựa vào hình 36.2, cho biết hệ thống Cóocđie có những khoáng sản gì?
- GV: Quan sát hình 36.1 và 36.2, cho biết đặc điểm của miền đồng bằng trung tâm?
- GV: Xác định trên lược đồ các con sông và hồ lớn ở Bắc Mĩ
- GV: Qua hình 36.2, cho biết miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm các bộ phận nào ?
- HS: Sơn nguyên trên bán đảo La – bra - đo của Ca – na - đa và dãy A – pa - lát của Hoa Kì
- GV: Miền núi và sơn nguyên phía đông có đặc điểm gì ?
Bài 36 - Tiết: 41 Tuần 22 THIÊN NHIÊN BẮC MỸ 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức - HS biết: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mỹ. Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mỹ: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 KV kéo dài theo chiều kinh tuyến. Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mỹ. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mỹ - HS hiểu: Ảnh hưởng của địa hình dẫn đến sự phân hóa của khí hậu. Vai trò của dãy Cooc-đi-e trong sự phân hóa khí hậu từ Tây sang Đông 1.2 Kỹ năng: - HS thực hiện được: KNS ( Tư duy, giao tiếp và tự nhận thức ) - HS thực hiện thành thạo: Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của KV Bắc Mỹ. Sử dụng các lược đồ để trình bày sự phân hóa khí hậu từ Tây sang Đông của Bắc Mỹ. * Kĩ năng sống : - Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết, lược đồ và lát cắt về đặc điểm thiên nhiên ( địa hình, khí hậu ) của bắc Mĩ + Phân tích, giải thích sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ. - Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Tự nhận thức : Tự tin khi trình bày 1 phút kết quả làm việc nhóm 1.3 Thái độ - Thói quen: GD ý thức học bộ môn - Tính cách: Nhận thức được mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu Bắc Mỹ. Yêu thiên nhiên 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Các KV địa hình - Sự phân hóa khí hậu 3. CHUẨN BỊ - GV: Bản đồ tự nhiên châu Mỹ - HS: SGK, tập ghi, viết, thước 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS 4.2 Kiểm tra miệng: - Câu 1( 7đ): Thành phần chủng tộc ở châu Mỹ ntn? - Đáp án câu 1: + Trước thế kỉ XVI có người Ex - ki-mô và người Anh - điêng thuộc chủng tộc Môngôlôit sinh sống + Từ thế kì XVI đến thế kỉ XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới + Đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng - Câu 2( 3đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS Bắc Mỹ có mấy khu vực địa hình? - Đáp án câu 2: Có 3 khu vực + Hệ thống Cooc – đi – e ở phía Tây + Miền đồng bằng ở giữa + Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông 4.3 Tiến trình bài học Hoạt động 1 : Các khu vực địa hình 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mỹ. Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mỹ: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 KV kéo dài theo chiều kinh tuyến. Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mỹ.Hiểu ảnh hưởng của địa hình dẫn đến sự phân hóa của khí hậu - Kĩ năng : Đọc ,phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan -Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 (1phút) Giới thiệu bài: Bắc Mỹ gồm 3 quốc gia: Canada, Hoa Kỳ và Mê – hi – cô, Bắc Mỹ có cấu trúc địa hình đơn giản nhưng khí hậu đa dạng Bước 2 ( 15 phút ) Tìm hiểu các KV địa hình châu Mĩ - GV: Quan sát H.36.2. Cho biết vị trí và của Bắc Mỹ? - GV: Xác định trên bản đồ Bắc Mĩ giáp với những đại dương và vùng đất nào - HS: Quan sát lược đồ trả lời - GV: Quan sát H.36.1. Cho biết từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ chia thành mấy miền địa hình? - HS: Có 3 miền địa hình - GV: Dựa vào hình 36.2 + Bản đồ tự nhiên châu Mỹ. Xác định giới hạn, quy mô, độ cao của hệ thống Cóoc – đi - e ? - HS: + Chạy dọc bờ Tây của Bắc Mỹ + Cao trung bình 3000m – 4000m - GV: Dựa vào hình 36.2, cho biết hệ thống Cóocđie có những khoáng sản gì? - GV: Quan sát hình 36.1 và 36.2, cho biết đặc điểm của miền đồng bằng trung tâm? - GV: Xác định trên lược đồ các con sông và hồ lớn ở Bắc Mĩ - GV: Qua hình 36.2, cho biết miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm các bộ phận nào ? - HS: Sơn nguyên trên bán đảo La – bra - đo của Ca – na - đa và dãy A – pa - lát của Hoa Kì - GV: Miền núi và sơn nguyên phía đông có đặc điểm gì ? 1. Các khu vực địa hình - Vị trí: từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B a. Hệ thống Cooc – đi – e ở phía Tây - Miền núi trẻ Cooc – đi – e ở phía Tây cao trung bình 3000m – 4000m, đồ sộ và hiểm trở - Có nhiều khoáng sản quý: vàng, uranium b. Miền đồng bằng ở giữa - Đồng bằng rộng lớn ở giữa, hình lòng máng, nhiều hồ rộng ( hệ thống Hồ Lớn ) và sông dài ( Mixixipi ) c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông - Miền núi già A-pa-lát thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam, rất giàu khoáng sản và sơn nguyên trên bán đảo La – bra – đo Hoạt động 2 : Sự phân hóa khí hậu 1. Mục tiêu: - Kiến thức: : Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mỹ.Hiểu vai trò của dãy Cooc-đi-e trong sự phân hóa khí hậu từ Tây sang Đông - Kĩ năng : Đọc ,phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 10 phút ) Tìm hiểu sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ - GV: Có các kiểu khí hậu nào? Nhận xét khí hậu Bắc Mĩ? - GV: Dựa vào vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ và H.36.3 Cho biết khí hậu Bắc Mĩ phân hóa như thế nào ? - GV:Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ? Vì sao? - HS: + Ôn đới + Phần lớn diện tích Bắc Mĩ nằm trong giới hạn từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc Bước 1 ( 10 phút ) Thảo luận nhóm - Câu hỏi: Quan sát các H.36.2 và 36.3. Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía Tây và phía Đông kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ? - GV: Chia HS 4 nhóm - HS: Thảo luận và báo cáo kết quả + Phía Đông chủ yếu là khí hậu ôn đới + Phía Tây là các dãy núi thuộc hệ thống Cooc – đi – e theo hướng Bắc – Nam ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào vì vậy sườn đông ít mưa à khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. khí hậu phân hóa theo độ cao của núi ( khí hậu núi cao ) à Chân núi có khí hậu cận nhiệt hoặc ôn đới, lên cao thời tiết thay đổi do nhiệt độ giảm theo quy luật. Nhiều đỉnh cao 3.000 – 4.000m có băng tuyết vĩnh cửu 2. Sự phân hóa khí hậu - Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng - Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông - Tây 5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1/ Tổng kết - Câu 1:Trình bày sự phân hóa khí hậu B.Mỹ? Nguyên nhân? - Đáp án câu 1: + Theo Bắc – Nam có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới + Mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều Đông – Tây: bờ Tây, lục địa, bờ Đông theo vị trí gần hay xa biển ( quy luật phi địa đới và theo đai cao ) - Câu 2: Ngoài ra khí hậu Bắc Mĩ còn phân hoá theo yếu tố nào? - Đáp án câu 2: Chân núi có khí hậu cận nhiệt hoặc ôn đới, lên cao thời tiết thay đổi do nhiệt độ giảm theo quy luật. 5.2/ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này + Học bài cũ + Giải thích tại sao khí hậu lại phân hóa theo chiều Tây - Đông - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo + Chuẩn bị bài 37 DÂN CƯ BẮC MĨ + Tại sao ở miền Bắc và Tây dân cư tập trung thưa thớt? + Đặc điểm đô thị như thế nào ? 6./ PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T 41 - BAI 36.docx