Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 30, Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tt) - Lê Hoàng Phương
- GV : Nhắc lại vị trí của châu Phi
- HS: Khoảng 75% Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến
- GV: Với vị trí đó khí hậu châu Phi có đặc điểm gì?
- HS: Châu Phi là 1 châu lục có khí hậu nóng
- GV: Với khí hậu khô như vậy thì cảnh quan gì hình thành nhiều ở châu Phi?
- HS : Hoang mạc
- GV: Giải thích tại sao châu Phi là 1châu lục nóng và khô bậc nhất trên TĐ
- HS:
+ Hình dạng: Châu Phi là 1 lục địa hình khối .
+ Bờ biển: không bị cắt xẽ nhiều.
+ Kích thước: hình khối và rất lớn.
+ Ảnh hưởng của biển không vào sâu lục địa Châu Phi là 1 lục địa khô.
+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết ổn định, không mưa.
+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, 1 lục địa lớn nên gió mùa ĐB từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây mưa .
Bài 27 - Tiết: 30 Tuần 15 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt ) 1/ MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: - HS biết: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi. Đặc điểm tiêu biểu của các môi trường tự nhiên của châu Phi - HS hiểu: Những nguyên nhân làm châu Phi là 1 châu lục nóng. Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu. Mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường tự nhiên 1.2 Kỹ năng: - HS thực hiện được: Quan sát tranh, ảnh địa lí về thiên nhiên châu Phi - HS thực hiện thành thạo: Đọc và phân tích lược đồ phân bố lượng mưa và lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi 1.3 Thái độ - Thói quen: Ý thức học tập bộ môn - Tính cách: Yêu thiên nhiên 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Khí hậu châu Phi - Các đặc điểm khác của môi trường 3. CHUẨN BỊ - GV: Lược đồ tự nhiên châu Phi, tranh ảnh về xavan - HS: SGK, tập ghi, viết, thước 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS 4.2 Kiểm tra miệng - Câu 1( 8đ ): Đường bờ biển châu Phi châu phi có đặc điểm như thế nào? Ảnh hưởng đến khí hậu ra sao? - Đáp án câu 1: * Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo * Vì vậy khoảng cách từ trung tâm đến bờ biển lớn, nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa là hạn chế - Câu 2( 2đ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS Châu Phi có hoang mạc nào lớn nhất TG - Đáp án câu 2: Xahara 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động 1 : Khí hậu 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi. Những nguyên nhân làm châu Phi là 1 châu lục nóng. Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu - Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức Lược đồ tự nhiên Châu Phi 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan -Phương tiện dạy học: Lược đồ tự nhiên Châu Phi 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 15 phút ) Giới thiệu bài: Châu Phi là 1 lục địa nóng. Đồng thời tồn tại những hoang mạc lớn nhất TG, các xavan mênh mông và cả những khu rừng xum xuê , ẩm ướt. Vì sao như vậy? Hôm nay chúng ta học bài 27 để tìm hiểu rõ hơn Bước 2 ( 15 phút ) Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu Phi - GV: Quan sát H27.1 trong SGK . - GV : Nhắc lại vị trí của châu Phi - HS: Khoảng 75% Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến - GV: Với vị trí đó khí hậu châu Phi có đặc điểm gì? - HS: Châu Phi là 1 châu lục có khí hậu nóng - GV: Với khí hậu khô như vậy thì cảnh quan gì hình thành nhiều ở châu Phi? - HS : Hoang mạc - GV: Giải thích tại sao châu Phi là 1châu lục nóng và khô bậc nhất trên TĐ - HS: + Hình dạng: Châu Phi là 1 lục địa hình khối . + Bờ biển: không bị cắt xẽ nhiều. + Kích thước: hình khối và rất lớn. + Ảnh hưởng của biển không vào sâu lục địa g Châu Phi là 1 lục địa khô. + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết ổn định, không mưa. + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, 1 lục địa lớn nên gió mùa ĐB từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây mưa . + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn , lại có độ cao trên 200m g ảnh hưởng của biển khó vào sâu đất liền . - GV: Những nguyên nhân nào gây nên quá trình hoang mạc hoá mở rộng? Biện pháp hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng ? - HS: Do phá rừng, canh tác không đúng cách Để hạn chế thì phải bảo vệ rừng, canh tác hợp lí . - GV: Quan sát H.27.1. Các dòng biển nóng và lạnh có ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa vùng ven biển châu Phi? + Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê làm lượng mưa vùng ven biển trên 2000mm + Dòng lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi - > lượng mưa dưới 200mm 3. Khí hậu - Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng khô vào bậc nhất thế giới - Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi ( hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới ) Hoạt động 2 : Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Đặc điểm tiêu biểu của các môi trường tự nhiên của châu Phi. Mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường tự nhiên - Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ lược đồ tự nhiên Châu Phi, tranh ảnh về xavan 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: lược đồ tự nhiên Châu Phi, tranh ảnh về xavan 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 17 phút ) Tìm hiểu đặc điểm khác của môi trường - GV: Quan sát H27.2. - GV :Nêu tên các môi trường tự nhiên châu Phi? Xác định chúng trên lược đồ? - GV: Nhận xét sự phân bố đó? - HS: Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. - GV: Vì sao có sự phân bố như vậy? - HS: Do khí thay đổi từ xích đạo đến hai cực * Thảo luận nhóm ( 5 phút ) - GV: Giới thiệu HS quan sát H.27.3 và H.27.4 - GV: Chia HS làm 4 nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. Mỗi nhóm thảo luận 1 môi trường theo bảng - GV: Nhận xét và tổng kết Các môi trường tự nhiên Khí hậu Thực, động vật Xích đạo ẩm Nhiệt đới Hoang mạc Địa Trung Hải 4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên - Do vị trí nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo + Môi trường xích đạo ẩm + Môi trường nhiệt đới + Môi trường hoang mạc + Môi trường Địa Trung Hải 5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1/ Tổng kết - Câu 1: Giải thích tại sao châu Phi là châu lục nóng nhất TG? - Đáp án câu 1: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng khô vào bậc nhất thế giới - Câu 2: Các dòng biển nóng và lạnh có ảnh hưởng ntn tới lượng mưa vùng ven biển châu Phi? - Đáp án câu 2: Những vùng ven biển có dòng biển nóng chảy qua sẽ mưa nhiều hơn vùng mà có dòng lanh chảy qua 5.2/ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này + Học bài, trả lời câu 1,2 trang 87 trong SGK + Làm bài tập bản đồ - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo + Chuẩn bị bài 28 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI + Giải thích tại sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển? + So sánh diện tích của các môi trường ở môi trường? 6./ PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T30 - BAI 27.docx