Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 3, Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài học: Thời xa xưa con người sống lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, tuy nhiên về sau họ biết sống quây quần, tụ tập ở 1 vùng 1 nơi để có thêm sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Từ đó hình thành các kiểu quần cư. Vậy các em có muốn biết có mấy loại quần cư, cách tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế ntn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua bài học ngày hôm nay.

Bước 2 ( 20 phút )

Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị

- GV: Cho HS đọc thuật ngữ quần cư SGK/188

- HS: Là dân cư sống quây tụ lại ở 1 nơi, 1 vùng

* Thảo luận nhóm

- GV: Quan sát H3.1 và H3.2 cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường xá, hoạt động kinh tế và lối sống ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

 QCNT QCTT

- MĐDS thấp - MĐDS cao

- Nhà cửa ít - Nhà cửa nhiều

- Đường xá nhỏ - Đường lớn

- Nông nghiệp - Công nghiệp và dịch vụ

- GV: Chuẩn kiến thức

- GV: Lối sống ở quần cư nông thôn có gì khác biệt so với quần cư đô thị?

- HS: Khác nhau

 + Ở nông thôn lối sống dựa vào truyền thống gia đình, làng xóm và phong tục tập quán, lối sống tình

cảm giản dị, chan hòa, giúp đỡ nhau

 + Ở đô thị có lối sống văn minh, công nghiệp tấp nập và hối hả, cộng đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ pháp luật, nếp sống văn minh trật tự

- GV mở rộng: Cuộc sống nông thôn và thành thị

khác rất nhiều từ lối sống đến quan hệ giữa người và người và dĩ nhiên cuộc sống ở đô thị đầy đủ hơn về mặt vật chất. Ở thành phố thì cuộc sống tấp lập ồn ào vì vậy mọi người cũng sống nhanh hơn và dường như ko có thời gian quan tâm đến nhau hơn. còn ở nông thôn thì có một cuộc sống yên bình tuy có chút vất vả của công việc mọi người quan tâm đến nhau hơn. và quan trong ở nông thôn ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình được thanh thản hơn

- GV: Địa phương nơi gia đình em ở thuộc loại quần cư nào? Kể tên ấp, xã, huyện ?

- HS: Quần cư nông thôn. ấp Tân Đông 1 - xã Tân Lập – huyện Tân Biên

- GV: Theo em trong tương lai loại quần cư nào sẽ phát triển mạnh mẽ hơn?

- HS: Quần cư đô thị

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 3, Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3- Tiết:3
Tuần QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA
: 2
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống. Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên TG. Biết 1 số siêu đô thị trên TG
- HS hiểu: Lối sống ở quần cư nông thôn có sự khác biệt so với quần cư đô thị. Quá trình phát triển tự phát của các đô thị ở các nước đang phát triển đã gây những hậu quả xấu cho môi trường
 1.2/ Kĩ năng : 
- HS thực hiện được:Đọc lược đồ các siêu đô thị trên TG xác định sự phân bố các siêu đô thị trên TG
- HS thực hiện thành thạo: Xác định trên bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên TG vị trí của 1 số siêu đô thị
 1.3/ Thái độ : 
- Thói quen: Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị
- Tính cách: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống 
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
- Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Đô thị hóa và các siêu đô thị
3/ CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới
- HS: SGK,tập ghi, tập bản đồ
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng
- Câu 1( 6đ ): Sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào? 
- Đáp án câu 1: Không đồng đều
 	+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc 
+ Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt
 	- Câu 2 ( 2đ ): Trên thế giới có mấy chủng tộc? phân bố ở đâu 
- Đáp án câu 2: 3 chủng tộc
+ Chủng tộc Nê-gro-it chủ yếu sống ở châu Phi
+ Chủng tộc Mông-gô-lô-it chủ yếu sống ở châu Á
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chủ yếu sống ở châu Âu
- Câu 3 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Có mấy kiểu quần cư chính? 
	- Đáp án câu 3: Có 2 kiểu: quần cư nông thôn và quần cư đô thị
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư.
- Kĩ năng : Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh và thực tế.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về đô thị và nông thôn
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài học: Thời xa xưa con người sống lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, tuy nhiên về sau họ biết sống quây quần, tụ tập ở 1 vùng 1 nơi để có thêm sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Từ đó hình thành các kiểu quần cư. Vậy các em có muốn biết có mấy loại quần cư, cách tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế ntn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua bài học ngày hôm nay. 
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- GV: Cho HS đọc thuật ngữ quần cư SGK/188
- HS: Là dân cư sống quây tụ lại ở 1 nơi, 1 vùng
* Thảo luận nhóm
- GV: Quan sát H3.1 và H3.2 cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường xá, hoạt động kinh tế và lối sống ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
 QCNT QCTT
- MĐDS thấp - MĐDS cao
- Nhà cửa ít - Nhà cửa nhiều
- Đường xá nhỏ - Đường lớn
- Nông nghiệp - Công nghiệp và dịch vụ
- GV: Chuẩn kiến thức
- GV: Lối sống ở quần cư nông thôn có gì khác biệt so với quần cư đô thị?
- HS: Khác nhau
 + Ở nông thôn lối sống dựa vào truyền thống gia đình, làng xóm và phong tục tập quán, lối sống tình 
cảm giản dị, chan hòa, giúp đỡ nhau
 + Ở đô thị có lối sống văn minh, công nghiệp tấp nập và hối hả, cộng đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ pháp luật, nếp sống văn minh trật tự 
- GV mở rộng: Cuộc sống nông thôn và thành thị 
khác rất nhiều từ lối sống đến quan hệ giữa người và người và dĩ nhiên cuộc sống ở đô thị đầy đủ hơn về mặt vật chất. Ở thành phố thì cuộc sống tấp lập ồn ào vì vậy mọi người cũng sống nhanh hơn và dường như ko có thời gian quan tâm đến nhau hơn. còn ở nông thôn thì có một cuộc sống yên bình tuy có chút vất vả của công việc mọi người quan tâm đến nhau hơn. và quan trong ở nông thôn ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình được thanh thản hơn
- GV: Địa phương nơi gia đình em ở thuộc loại quần cư nào? Kể tên ấp, xã, huyện?
- HS: Quần cư nông thôn. ấp Tân Đông 1 - xã Tân Lập – huyện Tân Biên
- GV: Theo em trong tương lai loại quần cư nào sẽ phát triển mạnh mẽ hơn?
- HS: Quần cư đô thị 
Bước 3 ( 2 phút )
Giáo dục môi trường
- GV : Đô thị phát triển sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ?
- HS: 
- GV :Điển hình như TPHCM là một trong những đô thị lớn của nước ta các em đi ngang qua những dòng kênh, rạch ở đây ta thấy ô nhiễm nguồn nước rất nhiều, mật độ giao thông đông gây kẹt xe, khói bụi ..rất ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng sức khỏe
1/ Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp, làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt
Hoạt động 2 : Đô thị hóa. Các siêu đô thị
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
- Kĩ năng  Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu đô thị hóa và các siêu đô thị
- GV: hướng dẫn cho HS đọc thật ngữ đô thị hóa trong SGK
- GV: Đô thị xuất hiện trên Trái Đất từ thời kỳ nào?
- HS: 
 + Thời kì cổ đại: TQ, Ấn Độ, Hi Lạp, La Mã Là lúc đã có trao đổi hàng hóa. ( Đô thị cổ Loa )
 +Người cổ đại không dùng tiền để mua bán, trao đổi hàng hóa. Họ đổi hàng lấy hàng, tức là dùng những tài sản cá nhân để trao đổi lấy những loại hàng hóa khác. Khoảng giữa những năm 9000 – 6000 trước công nguyên, vật nuôi được xem là đơn vị trao đổi chủ yếu. Sau đó, khi nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ thì những loại cây trồng, sản phẩm từ nông nghiệp lại được sử dụng để trao đổi một cách phổ biến. 
- GV: Đô thị phát triển mạnh nhất khi nào?
- HS: Thế kỷ XIX là lúc công nghiệp phát triển
- GV: Cho biết số dân sống trong các đô thị từ thế kỷ XVIII-nay ntn?
- HS: Từ 5% lên 46% tăng 9.2 lần
- GV: Vậy số dân trong các đô thị ngày càng tăng đã nói lên điều gì?
- GVKL: Quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp 
- GV: Quan sát Bản đồ phân bố các đô thị trên thế giới. Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8tr dân trở lên?
- HS: Châu Á 
- GV: Kể tên các siêu đô thị?
- HS: Bắc Kinh, Tokio
- GV: Có bao nhiêu siêu đô thị từ 8tr dân trở lên ở các nước phát triển và đang phát triển?
- HS: Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản 7, các nước đang phát triển 16 Þ phần lớn các siêu đô thị ở các nước phát triển
- GV: Các đô thị phát triển nhanh chóng sẽ tạo thành điều gì?
- HS: Siêu đô thị
- GV: Nhiều siêu đô thị và đô thị mới phát triển tự phát sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- HS: Ô nhiểm môi trường, sức khỏe, giao thông
2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị
- Đô thị hóa : Là quá trình biến đổi về phân bố cá lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị
 + Châu Á: Bắc Kinh, Tokyo
 + Châu Âu: Pari, Luân Đôn
 + Châu Phi: La-gốt, Cai rô...
 + Châu Mỹ: Niu-Iooc, Mehico...
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy bài học
5.2/Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập trang 12 SGK.
+ Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 7.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Đọc trước bài 4 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
	+ Những khu vực tập trung đông dân và các đô thị thường tập trung ở đâu? 
+ Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi.
+ Quan sát hình dạng tháp tuổi Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và năm 1999, hãy cho biết có sự thay đổi gì đối với dân số TP. Hồ Chí Minh sau 10 năm ?
+ Qua hình 4.4, các siêu đô thị ở châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào ? Thuộc các nước nào ?
6/ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT3 - BAI 3.docx