Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 26, Bài 23: Môi trường vùng núi - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Tính chất phi địa đới của thiên nhiên thể hiện rất rõ nét ở môi trường vùng núi. Đó là đặc điểm gì? Tại sao? Có ảnh hưởng gì đến cách sinh sống, làm ăn của con người?

Bước 2 ( 20 phút )

Tìm hiểu đặc điểm môi trường vùng núi

- GV: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khí hậu?

- HS: Vĩ độ, độ cao, gần hay xa biển

- GV: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi ntn?

* Thảo luận nhóm ( 5 phút )

- Nhóm 1 và 2: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao như thế nào? Nguyên nhân?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

- GV: Hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1+ 23.2 để CM.

 + Toàn cảnh cho thấy các bụi cây lùn thấp, hoa đỏ, phía xa là tuyết phủ trắng các đỉnh núi cao

 + Trên đỉnh núi chỉ có tuyết trắng, không còn cây cối như ở sườn núi

- Nhóm 3 và 4: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo hướng sườn như thế nào? Nguyên nhân?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

- GV: Hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1 để chứng minh.

 + Ở sườn đón nắng các vành đai thực vật nằm cao hơn sườn khuất nắng vì khí hậu ấm áp hơn

 + Sườn đón gió ẩm, ấm hoặc mát hơn nên có thực vật phong phú đa dạng hơn sườn khuất gió ( khô nóng và lạnh hơn )

- GV: Ở vùng núi thường gây ra những khó khăn gì?

- HS: Sạt lở đất, lũ quét

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 26, Bài 23: Môi trường vùng núi - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 - Tiết: 26
Tuần 13
MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết:Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới
- HS hiểu: Hiểu và giải thích được thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn. Ở những vùng núi khác nhau trên Trái Đất người dân có những đặc điểm cư trú khác nhau.
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Phân tích được lược đồ và ảnh địa lí, lắt cắt một ngọn núi
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Ý thức học bộ môn
- Tính cách: Nhận thức được đặc điểm cư trú của người dân trên thế giới có sự khác nhau
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Đặc điểm của môi trường
	- Cư trú của con người
3. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh cảnh quan môi trường núi cao
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng
 - Câu 1 ( 8đ ): Trình bày những hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh ? 
 - Đáp án câu 1: 
 + Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da
 + Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý
 - Câu 2( 2 đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS 
 Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi như thế nào?
 - Đáp án câu 2: Thay đổi theo độ cao và hướng sườn
 4.3. Tiến trình bài học 
Hoạt động 1 : Đặc điểm của môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm TN cơ bản của môi trường vùng núi. Hiểu và giải thích được thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn
- Kĩ năng : Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Tranh cảnh quan môi trường núi cao
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Tính chất phi địa đới của thiên nhiên thể hiện rất rõ nét ở môi trường vùng núi. Đó là đặc điểm gì? Tại sao? Có ảnh hưởng gì đến cách sinh sống, làm ăn của con người?
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu đặc điểm môi trường vùng núi
- GV: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khí hậu?
- HS: Vĩ độ, độ cao, gần hay xa biển
- GV: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi ntn?
* Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- Nhóm 1 và 2: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao như thế nào? Nguyên nhân? 
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
- GV: Hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1+ 23.2 để CM. 
 + Toàn cảnh cho thấy các bụi cây lùn thấp, hoa đỏ, phía xa là tuyết phủ trắng các đỉnh núi cao
 + Trên đỉnh núi chỉ có tuyết trắng, không còn cây cối như ở sườn núi
- Nhóm 3 và 4: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo hướng sườn như thế nào? Nguyên nhân? 
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
- GV: Hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1 để chứng minh. 
 + Ở sườn đón nắng các vành đai thực vật nằm cao hơn sườn khuất nắng vì khí hậu ấm áp hơn
 + Sườn đón gió ẩm, ấm hoặc mát hơn nên có thực vật phong phú đa dạng hơn sườn khuất gió ( khô nóng và lạnh hơn )
- GV: Ở vùng núi thường gây ra những khó khăn gì?
- HS: Sạt lở đất, lũ quét
GV : Liên hệ thực tế ở Việt Nam
+ Sườn đón gió , đón mưa thể hiện rõ nhất ở Dãy Trường Sơn ở Việt Nam đất nước chúng ta, được thể hiện qua ca khúc Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
+ Những khó khăn do vùng núi gây ra thể hiện rõ nhất ở vùng Tây bắc ở Việt Nam, đây là khu vực địa hình chủ yếu là đồi núi chính vì vậy thường xuyên bị sạt lỡ, lũ quét.. gây cản trở về giao thông vapf mùa mưa
1. Đặc điểm của môi trường
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn
- Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Nguyên nhân: càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn đón gió cây cối tốt tươi hơn sườn khuất gió
- Nguyên nhân: có mưa nhiều hơn 
Hoạt động 2 : Cư trú của con người
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở 1 số vùng núi trên TG. Ở những vùng núi khác nhau trên Trái Đất người dân có những đặc điểm cư trú khác nhau.
- Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh và nhận xét về cảnh quan,các dân tộc ở vùng núi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh ảnh các dân tộc miền núi
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu đặc điểm cư trú của con người vùng núi
- GV: Ở vùng núi, dân cư tập trung nhiều hay ít ?
- GV: Vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào ?
- GV: Địa bàn cư trú của con người ở vùng núi phụ thuộc vào điều gì?
- HS: 
 + Địa hình ( có mặt bằng để canh tác và chăn nuôi )
 + Khí hậu ( mát mẻ, trong lành )
 + Vào tài nguyên rừng, nguồn nước
- GV: Các dân tộc trên TG cư trú ở miền núi có giống nhau không?
- HS:
 + Các dân tộc ở miền núi châu Á trồng lúa nước thường sống ở các vùng núi thấp có đủ nước canh tác nhất là sườn đón gió nhiều mưa
 + Ở Nam Mỹ ưa sống độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi
 + Ở vùng Sừng châu Phi người Êtiopi sống trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều mát mẻ
- GV liên hệ thực tế: Vùng núi Việt Nam có các dân tộc nào sinh sống ?
- HS: Dao, Mông, Tài, Thái
2. Cư trú của con người
- Các vùng núi thường là nơi thưa dân 
- Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Người dân ở những vùng núi khác nhau trên Trái Đất có những đặc điểm cư trú khác nhau.
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Sự thay đổi thảm thực vật ở độ cao , hướng sườn núi Anpơ 	
- Đáp án câu 1: Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi gần giống như khi đi từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao
	- Câu 2: Thực vật ở vùng núi thay đổi theo hướng sườn ntn? 
- Đáp án câu 2: Thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn đón gió cây cối tốt tươi hơn sườn khuất gió. Nguyên nhân: có mưa nhiều hơn 
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài, trả lời câu 1,2 trang 76 trong SGK
+ Làm bài tập bản đồ
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị các kiến thức đã học để tiết sau ÔN TẬP
 	+ Đặc điểm của các môi trường đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và vùng núi
 	+ Các hoạt động kinh tế vủa con người ở các môi trường này 
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT26 - BAI 23.docx
Giáo án liên quan