Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 22, Bài 19: Môi trường hoang mạc - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( phút )

Giới thiệu bài: Bạn hãy cho biết hôm nay chúng ta học bài gì? Vậy hãy kể tên các hoang mạc lớn mà các em biết qua phim, ảnh, sách báo? Theo em môi trường hoang mạc như thế nào? À đúng rồi môi trường hoang mạc rất là nóng, vậy tại sao nó lại nóng? Nó hình thành ở những khu vực nào? Sinh vật làm thế nào để thích nghi với điều kiện như vậy? Câu trả lời sẽ có sau khi chúng ta học xong bài học hôm nay

Bước ( 25 phút )

Tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm

môi trường hoang mạc

- GV: Quan sát H19.1. Cho biết hoang mạc có diện tích ntn trên TG?

- HS: Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên TG

* Thảo luận nhóm ( 3 phút )

- GV: Chia HS thành 4 nhóm

- Câu hỏi thảo luận: Quan sát lược đồ sự phân bố hoang mạc thế giới. Cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Giải thích nguyên nhân hình thành?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

- GV: Nhận xét, đánh giá

- GV giải thích:

 + Có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào

 + Nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển

 + Nằm dọc theo 2 chí tuyến là nơi rất ít mưa ( ở 2 chí tuyến có 2 dãy áp cao hơi nước khó ngưng tụ thành mây ) => Trên tất cả các châu lục của thế giới ở những nơi có nhân tố trên đều có thể trở thành hoang mạc

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 22, Bài 19: Môi trường hoang mạc - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19 - Tiết: 22
Tuần 11
MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc. Biết được sự thích nghi của động, thực vật ở môi trường hoang mạc
- HS hiểu: Giải thích được nguyên nhân hình thành của các hoang mạc. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa. : Để tồn tại thì sinh vật phải thay đổi và thích ứng với môi trường
 1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Đọc và phân tích biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ của 1 số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích tranh, ảnh để tìm ra cách thích nghi của động, thực vật ở hoang mạc. Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên TG để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc
 1.3 Thái độ: 
- Tính cách: Nhận thức được cảnh quan TG rất đa dạng
- Tính cách: Giáo dục tình yêu thiên nhiên 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Đặc điểm của môi trường
	- Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ sự phân bố hoang mạc thế giới, tranh cảnh quan môi trường hoang mạc
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2/ Kiểm tra miệng: Trả bài khi dạy bài mới
 4.3/ Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Đặc điểm của môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc. Giải thích được nguyên nhân hình thành của các hoang mạc. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Kĩ năng : Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới để biết được đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Lược đồ sự phân bố hoang mạc thế giới, tranh cảnh quan môi trường hoang mạc
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( phút )
Giới thiệu bài: Bạn hãy cho biết hôm nay chúng ta học bài gì? Vậy hãy kể tên các hoang mạc lớn mà các em biết qua phim, ảnh, sách báo? Theo em môi trường hoang mạc như thế nào? À đúng rồi môi trường hoang mạc rất là nóng, vậy tại sao nó lại nóng? Nó hình thành ở những khu vực nào? Sinh vật làm thế nào để thích nghi với điều kiện như vậy? Câu trả lời sẽ có sau khi chúng ta học xong bài học hôm nay
Bước ( 25 phút )
Tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm 
môi trường hoang mạc
- GV: Quan sát H19.1. Cho biết hoang mạc có diện tích ntn trên TG?
- HS: Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên TG
* Thảo luận nhóm ( 3 phút )
- GV: Chia HS thành 4 nhóm
- Câu hỏi thảo luận: Quan sát lược đồ sự phân bố hoang mạc thế giới. Cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Giải thích nguyên nhân hình thành?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
- GV: Nhận xét, đánh giá	
- GV giải thích:
 + Có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào
 + Nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển
 + Nằm dọc theo 2 chí tuyến là nơi rất ít mưa ( ở 2 chí tuyến có 2 dãy áp cao hơi nước khó ngưng tụ thành mây ) => Trên tất cả các châu lục của thế giới ở những nơi có nhân tố trên đều có thể trở thành hoang mạc
- GV: Nêu nhận xét về t0 và lượng mưa của hoang mạc Xahara ( H19.2 ) và hoang mạc Gôbi ( H19 )?
- HS: 
 * Hoang mạc Xahara: 
 + Nhiệt độ cao, lượng mưa rất ít
 + Biên độ nhiệt năm rất cao nhưng có mùa đông ấm áp ( trên 100C) và mùa hạ rất nóng ( 380C)
 * Hoang mạc Gô bi: 
 + Nhiệt độ thấp, lượng mưa ít, biên độ nhiệt năm rất cao 
 + Mùa hạ không quá nóng ( khoảng 220C ), mùa đông rất lạnh ( -200C). 
 + Biên độ ngày cũng rất cũng rất lớn, giữa trưa nhiệt độ có thể lên đến 400C nhưng ban đêm hạ xuống 00C
- GV: Từ phân tích trên so sánh sự khác nhau giữa 2 hoang mạc?
- GV: Quan sát 2 ảnh 19.4, 19.5. Hãy mô tả quang cảnh của 2 hoang mạc ?
- HS: 
 + Hoang mạc Xahara nhìn như 1 biển cát mênh mông ( từ Đông sang Tây: 4500km, từ Bắc vào Nam: 1800km ) với những đụn cát di động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa 
 + Hoang mạc Aridôna ở Bắc Mĩ là vùng sỏi đá với các bụi cây gai và các cây xương rồng khổng lồ cao đến 5m , mọc rãi rác .
- GV: Qua mô tả. Cho biết hoang mạc có những đặc điểm gì?
- GV mở rộng: Ốc đảo là một phần đất màu trên sa mạc được duy trì bởi nước ngọt. Ốc đảo thường rộng từ 1 hecta bao quanh các con suối nhỏ đến các diện tích rộng lớn cung cấp bởi nước tự nhiên hoặc nhân tạo ( tưới ). Nguồn nước ngọt chủ yếu là nước ngầm. Hai phần ba số dân cư trên sa mạc Sahara sống tại các ốc đảo. Nguồn lương thực chính của họ là cây cọ, bên cạnh đó là chanh, cam, mơ, các loại rau và ngũ cốc khác
1. Đặc điểm của môi trường
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 bên chí tuyến hoặc giữa lục địa Á – Âu
- Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động, thực vật nghèo nàn
Hoạt động 2 : Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được sự thích nghi của động, thực vật ở môi trường hoang mạc. Để tồn tại thì sinh vật phải thay đổi và thích ứng với môi trường
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ Tranh cảnh quan môi trường hoang mạc
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh cảnh quan môi trường hoang mạc
3. Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 10 phút )
Tìm hiểu sự thích nghi của của động, thực vật 
với hoang mạc
- GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp
- Yêu cầu: Dựa vào phần 2-sự thích nghi của thực, động vật với môi trường. Vẽ 1 sơ đồ tư duy thể hiện sự thích nghi của thực, động vật với môi trường?
- HS: Tiến hành làm theo nhóm nhỏ, trình bày và tự viết vào vở
- GV giải thích: 
 + Tự hạn chế sự mất nước: thân biến thành gai nhọn, bò sát và côn trùng vùi xuống cát chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, lạc đà ít đổ mồ hôi khi hoạt động, người mặc áo choàng nhiều lớp trùm kín đầu để tránh mất nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm .
 + Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể : cây có bộ rể sâu và tỏa rộng , cây xương rồng khổng lồ và cây có thân hình chai để dự trữ nước trong thân cây, lạc đà ăn và uống nhiều nước để dự trữ mỡ trên bướu
2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
- Động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể ( xương rồng, lạc đà)
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Trên TG châu lục nào gần như không có hoang mạc?
 	 a. Châu Âu b. Châu Á
 	 c. Châu Phi d. Châu Mỹ
- Đáp án câu 1: a
 	- Câu 2: Ở một số nơi hoang mạc lan ra cả ven bờ biển vì:
 	 a. Dòng biển nóng chạy sát ven bờ
 	 b. Có đường xích đạo chạy qua
 	 c. Có dòng biển lạnh chạy sát ven bờ
 	 d. Tất cả đều sai
- Đáp án câu 1: c
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài, trả lời câu 1,2 trong SGK
+ Làm bài tập bản đồ 
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Đọc trước bài 20 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC 
+ Tìm hiểu những hình thức hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc? 
+ Tại sao diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng?
+ Một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
6./ PHỤ LỤC
Ban ngày trốn vào hốc đá 
hoặc vùi trong cát đêm đi kiếm ăn
SỰ THÍCH NGHI CỦA
 ĐỘNG – THỰC VẬT
VỚI HOANG MẠC
Lá biến 
thành gai 
để hạn chế 
sự thoát 
hơi nước
Rễ to và dài 
để hút được 
nước dưới sâu
Chịu khát 
và chịu đói giỏi
Động vật
Thực vật
Thân phình 
to dự trữ 
nước
- Giáo án điện tử
- Sơ đồ tư duy

File đính kèm:

  • docxT22 - BAI 19.docx