Kế hoạch bài học Công nghệ 7 - Tiết 26, Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi - Nguyễn Thị Thanh Tùng

Hoạt động 3 : tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi

GV: căn cứ mục đích sản xuất, căn cứ chỉ tiêu kĩ thuật của con vật từng thời kì rồi chọn giống và nuôi đồng loạt

GV: kiểm tra năng suất còn gọi là kiểm tra cá thể

Yêu cầu học sinh thu thập thông tin trong SGK

Phương pháp này được dùng ở giai đoạn nào? (hậu bị)

Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt do loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố không do di truyền và có cường độ chọn lọc cao hơn

Cho ví dụ?

HS: để chọn lợn đực hậu bị thì cần căn cứ vào tăng khối lượng, mức tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng để chọn con tốt nhất

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Công nghệ 7 - Tiết 26, Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi - Nguyễn Thị Thanh Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 33-Tiết: 26 
Tuần:
Ngày dạy:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức: 
 HS biết được 1 số phương pháp chọn lọc giống và quản lí giống vật nuôi
 HS hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. 
 1.2. Kĩ năng: vận dung chọn 1 số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi
 1.3. Thái độ: yêu thích bộ môn 
2.Trọng tâm:
 Một số phương pháp chọn giống vật nuơi.
 Mục đích quản lí giống vật nuơi.
3. Chuẩn bị:
 3.1.GV: tìm hiểu tài liệu 
 3.2.HS: “Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”.
 Tìm hiểu: Thế nào là phương pháp chọn lọc?
 Quản lí giống vật nuơi như thế nào?
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức,kiểm diện: kiểm diện sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ ( 10 đ)
Đáp án:
- Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, các bộ phận của cơ thể
- Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể
Câu hỏi :Nêu một số phương pháp chọn giống vật nuôi ( 10đ)
Đáp án:
1. Chọn lọc hàng loạt 
2. Kiểm tra năng suất
4.3. Bài mới
Hoạt động giáo viên – học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi
GV: chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất, phù hợp yêu cầu sản xuất để làm giống 
? Mục đích chọn giống vật nuôi để làm gì?
HS: chọn những con có ngoại hình thể chất, khả năng sản xuất cao, đáp ứng được mục đích của người chăn nuôi
GV: tìm mục đích chăn nuôi của 1 số vật nuôi: lợn, bò sữa, gà
? Muốn chọn lợn gà tốt thì chọn như thế nào?
Hoạt động 3 : tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi
GV: căn cứ mục đích sản xuất, căn cứ chỉ tiêu kĩ thuật của con vật từng thời kì rồi chọn giống và nuôi đồng loạt 
GV: kiểm tra năng suất còn gọi là kiểm tra cá thể 
Yêu cầu học sinh thu thập thông tin trong SGK 
Phương pháp này được dùng ở giai đoạn nào? (hậu bị)
Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt do loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố không do di truyền và có cường độ chọn lọc cao hơn 
Cho ví dụ?
HS: để chọn lợn đực hậu bị thì cần căn cứ vào tăng khối lượng, mức tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng để chọn con tốt nhất
Hoạt động 4: tìm hiểu về quản lí giống vật nuôi 
GV: quản lí giống vật nuôi bao gồm những việc gì?
HS: tổ chức và sử dụng giống vật nuôi 
GV: quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
HS: giữ và nâng cao phẩm chất của giống 
GV: các biện pháp quản lí giống vật nuôi?
HS: đăng kí quốc gia các giống vật nuôi 
Phân vùng chăn nuôi 
Chính sách chăn nuôi 
Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình 
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi 
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi 
1. Chọn lọc hàng loạt 
2. Kiểm tra năng suất
III. Quản lí giống vật nuôi 
- Là để giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi 
- Tổ chức đăng kí giống quốc gia 
- Phân vùng chăn nuôi hợp lí 
- Có chính sách chăn nuôi đúng đắn 
- Có quy định về sử dụng đực giống ở khu vực chăn nuôi gia đình 
4.4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
 GV Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 
Câu hỏi 1: Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
Đáp án: Giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi 
Câu hỏi 2: Nêu 1 số phương pháp chọn giống vật nuôi?
Đáp án: 
- Chọn lọc hàng loạt 
- Kiểm tra năng suất
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK/90 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Chuẩn bị bài “Nhân giống vật nuôi”
? Thế nào là nhân giống vật nuơi.
? Nhân giống vật nuơi nhằm mục đích gì
5. Rút kinh nghiệm 

File đính kèm:

  • docBai_32_Su_sinh_truong_va_phat_duc_cua_vat_nuoi.doc