Kế hoạch bài học Công nghệ 7 - Tiết 25, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Nguyễn Thị Thanh Tùng
GV: sự sinh trưởng do cơ chế phân chia tế bào, tế bào được sinh ra giống tế bào đã sinh ra nó
Vd: tế bào cơ sinh ra tê bào cơ, do đó cơ to ra và dài thêm
GV: nhìn vào hình 54, mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì?
HS: mào rõ hơn con thứ 2 và có màu đỏ, đó là đặc điểm con ngan đã thành thục sinh dục
GV: con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống nhỏ ở những đặc điểm nào?
HS: mào đỏ, to, bíêt gáy
Bài: 32 - Tiết:25 Tuần: Ngày dạy: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: HSbíêt được định nghĩa về sự sinh trường và sự phát dục của vật nuôi HS hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 1.2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 1.3. Thái độ: giáo dục thái độ tìm tòi yêu thích môn học 2.Trong tâm: Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuơi. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuơi. 3. Chuẩn bị: 3.1. GV: tìm hiểu tài liệu 3.2. HS: Chuẩn bị trước bài: “Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi”. + Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuơi? + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuơi. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức,kiểm diện: kiểm diện sĩ số HS Lớp 7A1: ; Lớp 7A2: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Chăn nuôi có vai trò gì? Cho ví dụ ở địa phương e ?( 10 đ) Đáp án: Cung cấp thực phẩm sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác Câu hỏi 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? ( 8đ) Đáp án: Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi Câu hỏi 3: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? ( 2đ) 4.3. Bài mới Hoạt động giáo viên –học sinh Nội dung Hoạt động 1: giới thiệu bài. Hoạt động 2: tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 28 và đọc nội dung phần I ? Nhận xét gì về khối lượng, hình dạng kích thước cơ thể? ? Nhận xét đặc điểm khối lượng các giống lợn qua các giai đoạn từ hợp tử đến lúc sơ sinh- cai sữa- trưởng thành? Người ta gọi sự tăng trưởng của con ngan, con lợn trong quá trình nuôi dưỡng là gì? GV: sự sinh trưởng do cơ chế phân chia tế bào, tế bào được sinh ra giống tế bào đã sinh ra nó Vd: tế bào cơ sinh ra tê bào cơ, do đó cơ to ra và dài thêm GV: nhìn vào hình 54, mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì? HS: mào rõ hơn con thứ 2 và có màu đỏ, đó là đặc điểm con ngan đã thành thục sinh dục GV: con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống nhỏ ở những đặc điểm nào? HS: mào đỏ, to, bíêt gáy GV: đặc điểm con ngan trưởng thành có màu to, con gà trống bíêt gáy, biết đạp máy, thể hiện sự phát dục của con vật Yêu cầu học sinh làm bài tập / 87 SGK Hoạt động 3: tìm hiểu yếu tố tác động đến sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi GV: nuôi thật tốt 1 con lợn ỉ có thể tăng khối lượng bằng con lợn landrat, có sai không? Tại sao? HS: không do gen di truyền quyết định GV : muốn chăn nuôi đạt năng suất cao phải làm gì? HS: giống tốt, kĩ thuật nuôi tốt GV: năng suất chăn nuôi là kết quả của quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 1. Sự sinh trưởng Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể 2. Sự phát dục Là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Đặc điểm di truyền - Điều kiện ngoại cảnh 4. 4.Câu hỏi, bài tập củng cố: r Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ GV cho các nhĩm nêu các nội dung và thể hiện trên BĐTD. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ø: * Đối với bài học ở tiết này: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị trước bài: “Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”. Tìm hiểu: Thế nào là phương pháp chọn lọc? Quản lí giống vật nuơi như thế nào? 5. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Bai_32_Su_sinh_truong_va_phat_duc_cua_vat_nuoi.doc