Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 5: Cơ quan tiêu hóa - Bùi Minh Trang

A. Ổn định tổ chức 1’

GV cho cả lớp hát 1 bài

B. Kiểm tra bài cũ : 4’ “ Làm gì để xương và cơ phát triển tốt”

GV hỏi: - Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt?

 - Cả lớp và GV theo dõi nhận xét

GV nhận xét về thái độ học bài cũ và chốt

C. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’ Hướng dẫn trò chơi “ Chế biến thức ăn”

 - Trò chơi gồm 3 động tác: khi cô nói “nhập khẩu” thì đưa tay phải lên miệng ( như động tác đưa thức ăn vào miệng ) “vận chuyển” thì tay trái để dưới cổ kéo xuống ngực ( thể hiện đường đi của thức ăn ). Chế biến 2 bàn tay để trước bụng nhào trộn ( thể hiện thức ăn được chế biến ở dạ dày, ruột non )

 - Tổ chức HS chơi : lần đầu hô chậm, sau đó nhanh dần và đảo thứ tự vừa hô vừa làm động tác nhưng không làm đúng động tác, sai phạt

 - Qua trò chơi biết được đường đi của thức ăn

 - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 5: Cơ quan tiêu hóa - Bùi Minh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tự nhiên xã hội
Bài 5 : Cơ quan tiêu hóa
Người soạn : Bùi Minh Trang
I. Mục tiêu
1, kiến thức:
- chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ
- phân biệt đ ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
Kĩ năng
- kể và nói tên 1 số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa
Thái độ
- hs có í thực bve cơ thể
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Phóng to tranh SGK, hình ảnh về các loại thức ăn uống
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức 1’
GV cho cả lớp hát 1 bài
B. Kiểm tra bài cũ : 4’ “ Làm gì để xương và cơ phát triển tốt”
GV hỏi: - Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt?
 - Cả lớp và GV theo dõi nhận xét
GV nhận xét về thái độ học bài cũ và chốt
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 1’ Hướng dẫn trò chơi “ Chế biến thức ăn”
 - Trò chơi gồm 3 động tác: khi cô nói “nhập khẩu” thì đưa tay phải lên miệng ( như động tác đưa thức ăn vào miệng ) “vận chuyển” thì tay trái để dưới cổ kéo xuống ngực ( thể hiện đường đi của thức ăn ). Chế biến 2 bàn tay để trước bụng nhào trộn ( thể hiện thức ăn được chế biến ở dạ dày, ruột non )
 - Tổ chức HS chơi : lần đầu hô chậm, sau đó nhanh dần và đảo thứ tự vừa hô vừa làm động tác nhưng không làm đúng động tác, sai phạt
 - Qua trò chơi biết được đường đi của thức ăn
 - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2. HĐ1: Nêu đường đi của thức ăn ở sơ đồ ống tiêu hóa: 10’
* Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
* Cách tiến hành:
 - Làm việc theo cặp
 + Cho HS quan sát hình 1, thảo luận: “ Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu?”
 - Làm việc cả lớp: treo hình 1 phóng to lên bảng cho HS thi đua gắn tên các cơ quan tiêu hóa
 - GV nhận xét và kết luận: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và chế biến thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể chất bổ đưa xuống ruột già thải ra ngoài
3. HĐ2: Nhận xét cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ: 7’
* Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa
* Cách tiến hành:
 - GV vừa nói, vừa chỉ vào sơ đồ. Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa
VD: Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, mật do gan tiết ra, dịch tụy do tụy tiết ra. Ngoài ra còn có các dịch tiêu hóa khác. Nhìn sơ đồ ta thấy có gan, túi mật ( chứa mật và tụy)
 - Yêu cầu HS quan sát hình 2 và chỉ tuyến nước bọt, gan, tụy, túi mật và kể tên các cơ quan tiêu hóa
=> GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm miệng thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
4. HĐ3: Trò chơi ghép chữ vào hình:7’
* Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hóa
 - GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh câm hình các cơ quan tiêu hóa và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa
 - GV yêu cầu HS gắn chữ vào cạnh cơ quan tiêu hóa tương ứng với tên và trình bày sản phẩm của mình lên bảng
 - GV theo dõi, nhận xét
 => GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm miệng thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
D. Củng cố, dặn dò : 5’
 - Nhận xét tiết học
 - Nêu gương những HS học tốt, nhắc nhở những HS chưa có thái độ tích cực trong học tập
 - Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau: Bài 6
HS hát
HS trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi
HS bắt đầu chơi theo luật GV đã đưa ra
Từng cặp thảo luận
HS thi đua nhau nhận biết
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS quan sát và chỉ bảng, kể tên
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS lắng nghe
HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docBai_5_Co_quan_tieu_hoa.doc