Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 4 - Tiết 14, Bài: Dãy số tự nhiên - Kiều Thị Mai Sao

A. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: - Em hãy kể một vài số đã học?

- Y/c HS đọc lại các số vừa kể.

- GV giới thiệu: Các số 0,5,8,10,46,237 được gọi là các số tự nhiên.

- Em hãy kể thêm một số các số tự nhiên khác.

- GV chỉ các số mà HS nói sai từ lúc đầu và nói đó không phải là số tự nhiên.

- Bạn nào có thể viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0?

- GV hỏi lại: Dãy số trên là dãy các số gì? Được sắp xếp theo thứ tự nào?

→ Chốt: Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên.

- Y/c HS nhắc lại.

- GV viết lên bảng một số dãy số và y/c HS nhận xét đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên.

+ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,

+ 0,1,2,3,4,5,6.

+ 0,5,10,15,20,25,30,

+ 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 4 - Tiết 14, Bài: Dãy số tự nhiên - Kiều Thị Mai Sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực
Lớp: 4B
Người soạn: Kiều Thị Mai Sao
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán Tiết: 14 Tuần: 3
Bài: DÃY SỐ TỰ NHIÊN.
Mục tiêu: 
Kiến thức: Giúp HS:
Biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên. 
Biết được đặc điểm của dãy số tự nhiên. 
Kĩ năng:
Biết điền số liền trước, liền sau của dãy số tự nhiên. 
HSKT: Nắm được dãy số tự nhiên. 
Thái độ: 
Ham thích môn học. 
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: 
SGK, SGV. 
Máy chiếu. 
Học sinh: 
SGK, VBT.
Các hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung
Họat động
Giáo viên
Học sinh
1 phút
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số lớp.
Cho cả lớp hát.
4 phút
Kiểm tra bài cũ:
Kể từ phải sang trái, hàng triệu đứng ở vị trí nào? 
Số 5 tỉ có mấy chữ số, là những số nào? 
Đọc các số sau: 
80 105 260; 850 003 200
HS nhận xét.
GV nhận xét. 
HSTL.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
15 phút
Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: 
Em hãy kể một vài số đã học? 
Y/c HS đọc lại các số vừa kể. 
GV giới thiệu: Các số 0,5,8,10,46,237 được gọi là các số tự nhiên. 
Em hãy kể thêm một số các số tự nhiên khác. 
GV chỉ các số mà HS nói sai từ lúc đầu và nói đó không phải là số tự nhiên. 
Bạn nào có thể viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0? 
GV hỏi lại: Dãy số trên là dãy các số gì? Được sắp xếp theo thứ tự nào? 
→ Chốt: Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên. 
Y/c HS nhắc lại.
GV viết lên bảng một số dãy số và y/c HS nhận xét đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên. 
+ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,
+ 0,1,2,3,4,5,6.
+ 0,5,10,15,20,25,30,
+ 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10...
2,3 HS kể. VD: 0,5,8,10,46,237.
2 HS lần lượt đọc. 
HS nghe giảng.
4,5 HS kể trước lớp. 
2 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào nháp.
Dãy số trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0. 
2,3 HS nhắc lại. 
HS quan sát từng dãy số và trả lời. 
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây chỉ là 1 bộ phận của dãy số tự nhiên. 
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì sau số 6 có dấu chấm (.) thể hiện số 6 là chữ số cuối cùng trong dãy số. Dãy số này thiếu các sô tự nhiên lớn hơn 6. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên. 
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số ở giữa 0 và 5, 5 và 10, 10 và 15, 15 và 20, 20 và 25 và 25 và 30,..
+ Là dãy số tự nhiên, dấu  để chỉ các số lớn hơn 10. 
Biểu diễn dãy số tự nhiên trên trục số. 
GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên. 
Điểm gốc của tia số ứng với số nào? 
Mỗi điểm trên tia số ứng với gì? 
Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào? 
Cuối tia số có dấu gì? Thể hiện điều gì? 
GV cho HS vẽ tia số . Lưu ý các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau. 
HS quan sát hình. 
Số 0
Ứng với một số tự nhiên. 
-Số bé đứng trước, số lớn đứng sau. 
Cuối tia có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
HS lên vẽ. 
Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên: 
GV yêu cầu HS quan sát dãy số tự nhiên và hỏi: 
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào? 
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 0? 
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 1? 
+ Khi thêm 1 vào số 100 ta được số nào? 
+ Số này đứng ỏ đâu trong dãy số tự nhiên so với số 100. 
→ Kết luận: Khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy, số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất. 
Y/c HS nhắc lại. 
GV hỏi: 
+ Khi bớt 1 ở 5 ta được mấy? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên so với số 5?
+ Khi bớt 1 ở 4 ta được mấy? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên so với số 4?
+ Khi bớt 1 ở 100 ta được mấy? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên so với số 100?
+ Vậy khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số nào? 
+ Có bớt 1 ở 0 được không? 
+ Vậy trong dãy số tự nhiên, số 0 có liền trước không? 
+ Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không?
→ Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0.
GV hỏi tiếp: 
+ 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị? 8 hơn 7 mấy đơn vị? 
+ 100 hơn 99 mấy đơn vị? 99 kém 100 mấy đơn vị?
+ Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị? 
HS quan sát. 
+ Số 1. 
+ Đứng liền sau số 0.
+ Số 2. Số 2 là số liền sau của số 1. 
+ Số 101.
+ Số 101 là số liền sau của số 100. 
HS lắng nghe. 
2 HS nhắc lại. 
+ Được 4 đứng liền trước 5 trong dãy số tự nhiên. 
+ Được 3 đứng liền trước 4 trong dãy số tự nhiên.
+ Được 99 đứng liền trước 100 trong dãy số tự nhiên.
+ Ta được số liền trước của số đó. 
+ Không.
+ Số 0 không có liền trước.
+ Không có. 
+ 7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị.
+ 100 hơn 99 là 1 đơn vị, 99 kém 100 là 1 đơn vị.
+ Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. 
15 phút
Thực hành: 
Bài 1: Viết số tự nhiên liền sau.
Bài 2: Viết số tự nhiên liền trước.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
Y/c HS đọc đề.
Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào? 
HS làm vào SGK. 
Chữa bài: 
+ Chiếu bài của 1,2 HS lên bảng. 
+ HS đọc bài làm của mình. 
+ HS nhận xét. 
+ GV nhận xét. 
Số liền sau của số lớn nhất có hai chữ số là số như thế nào? 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
-Muốn tìm số liền trước của một số ta làm thế nào? 
- Y/c HS làm vào sgk. 
- Chữa bài. 
- BT1 và BT2 có gì giống và khác nhau? 
- Số liền trước của số nhỏ nhất có 4 chữ số là số như thế nào? 
- GV nhận xét. 
Y/c HS đọc đề. 
86 là số liền trước của số nào? 
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị? 
Y/C HS làm bài. 
Chữa bài. 
Y/c HS đọc đề. 
3 dãy số trên có gì khác nhau? 
Em hãy nêu đặc điểm của từng dãy số? 
Y/C HS làm bài.
Chữa bài. 
2 số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị? 
2 số chắn liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị? 
2 số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị? 
Dãy số chẵn và dãy số lẻ có điểm gì giống nhau? 
1 HS đọc đề.
Ta lấy số đó cộng thêm 1. 
Cả lớp làm vào SGK.
-Chữa bài. 
Số liền sau của số lớn nhất có hai chữ số là số nhỏ nhất có 3 chữ số. 
-Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống. 
Ta lấy số đó trừ đi 1. 
Cả lớp làm vào SGK.
-Số liền trước của số nhỏ nhất có 4 chữ số là số lớn nhất có 3 chữ số. 
-1 HS đọc đề. 
86 là số liền trước của số 87. 
-Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. 
-Cả lớp làm bài. 
- Chữa bài. 
- 1 HS đọc đề. 
- Đặc điểm: 
+ Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 909.
+ Dãy các số chẵn.
+ Dãy các số lẻ. 
- Cả lớp làm bài.
- Chữa bài.
- 2 số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. 
- 2 số chẵn liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị. 
- 2 số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị. 
- Giống: đều hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị. 
5 phút
Củng cố, dặn dò: 
Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên? 
Cho ví dụ về dãy số chẵn, dãy số lẻ. 
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài sau. 

File đính kèm:

  • docxDay_so_tu_nhien.docx