Kế hoạch bài dạy Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013

I. Kiểm tra bài cũ

 - KT 2 Hs viết các từ ngữ sau: rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép

- Nhận xét, cho điểm

II. Bài mới

1. Giới thiệu bài - Nêu MĐ- YC

- Ghi đề bài

2. Hướng dẫn viết bài

a)Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

 - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại

Hướng dẫn học sinh NX chính tả

 ? Đoạn văn trên có mấy câu?

? Những chữ nào phải viết hoa ?

- Viết tiếng khó: khoẻ, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn

- HD HS viết từ khó

b- H/s chép bài vào vở:

- Theo dõi, uốn nắn

c- Chấm chữa bài

- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét

3. Làm bài tập chính tả

*Bài tập 2: Điền vào chỗ trống l hay n

 Một thiếu .iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng .ai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn .ụa trắng thắt .ỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc .âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời .ạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ .ó từ xa .ại.

- Gọi HS đọc nội dung BT

- Gọi HS lên bảng

- Nhận xét, chốt lời giải đúng:

 Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại.

III. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại đoạn văn

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 55 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
Tuần : 28 
Ngày dạy : 1/4/2013 
 Cuộc chạy đua trong rừng
 I. Mục đích yêu cầu: 
A – Tập đọc.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay....
+ Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ thất bại.
B – Kể chuyện.
- Rèn kĩ năng nói: 
Dựa vào tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ , biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung.
- Rèn kĩ năng nghe: +Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện
 + Biết NX, đánh giá lời kể của bạn
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 Bảng phụ. 
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Nội dung kiến thức và 
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
I. Kiểm tra bài cũ:
! Gọi HS kể lại câu chuyện:“ Quả táo”
- Nhận xét, tổng kết 
-2 hs kể, trả lời
- HS NX
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu chủ điểm, bài
- Ghi đề bài
- HS nghe
1’
2. Luyện đọc: 
Đọc mẫu:
- GV đọc diễn cảm toàn bài:
+ Đ1: giọng sôi nổi, hào hứng
+ Đ2: Ngựa cha: âu yếm, ân cần
- Hs lắng nghe
 Ngựa Con: tự tin, ngúng nguẩy
+ Đ3: Chậm, gọn, rõ
+ Đ4: Nhanh, hồi hộp => chậm lại, nuối tiếc
10’
b. Hướng dẫn h/s luyện đọc 
kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó:
nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
!YC HS đọc từng câu
!YC HS từng đoạn
! HS làm việc nhóm 4
! YC Hs đọc
- Hs đọc nối tiếp từng câu 
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn
- HS làm việc nhóm 4
- HS đọc
12’
3. Tìm hiểu bài:
Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ thất bại.
! Cả lớp đọc thầm đoạn 1
? Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
Chốt: Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình. 
! Cả lớp đọc thầm đoạn 2
? Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ?
? Ngựa Con phản ứng thế nào?
! Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4
? Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
? Ngựa Con rút ra bài học 
gì ? 
 - hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời: 
- Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng...
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2
- Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là một bộ đồ đẹp.
- Ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4
- Vì chuẩn bị không chu đáo
- Đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất.
15’
4. Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn 2
- Thi đọc đoạn 2.
- Bình chọn người đọc tốt.
- HS phân vai đọc cả bài
- đọc đoạn 2. 
- Bình chọn
- HS phân vai đọc cả bài
III. Kể chuyện
2’
GV nêu nhiệm vụ:
Chọn kể một đoạn truyện
16’
 Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng bằng lời của Ngựa Con.
!1 hs đọc yêu cầu
- Nhắc HS cách xưng hô.
- HD HS QS tranh, nói nội dung
- Cho HS làm việc nhóm 4
- Gọi các nhóm
- Gọi HS NX, bình chọn
- Gọi 1 hs kể toàn bộ câu chuyện
1 hs đọc yêu cầu
- HS nói nội dung
-4 HS kể theo lời Ngựa Con
- các nhóm kể
-HS NX, bình chọn
- 1 hs kể toàn bộ câu chuyện
2’
IV. Củng cố và dặn dò
? Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- GV NX tiết học, yc hs về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- HS trả lời : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ thất bại
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung
................
........................................................................................................................................................
Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 55 CHÍNH TẢ 
Tuần : 28 
Ngày dạy : 2/4/2013 
 Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt truyện: Cuộc chạy đua trong rừng
- Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn: l/ n , dấu hỏi/ dấu ngã
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: 	- Bảng phụ BT2
* Học sinh:	- Vở bài tập
III. Các hoạt động trên lớp: 
Thời gian
Nội dung kiến thức và 
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
I. Kiểm tra bài cũ
- KT 2 Hs viết các từ ngữ sau: rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép
- Nhận xét, cho điểm
- 2 hs lên bảng làm bài, lớp viết bảng con
- NX
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài 
- Nêu MĐ- YC
- Ghi đề bài
5’
2. Hướng dẫn viết bài
a)Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại
- 1hs đọc lại
Hướng dẫn học sinh NX chính tả
? Đoạn văn trên có mấy câu?
? Những chữ nào phải viết hoa ?
- HS trả lời: 3 câu
- HS trả lời
- Viết tiếng khó: khoẻ, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn
- HD HS viết từ khó
- Cả lớp viết bảng con.
15’
b- H/s chép bài vào vở:
- Theo dõi, uốn nắn
- Hs chữa lỗi
3’
c- Chấm chữa bài
- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét
6’
3. Làm bài tập chính tả
*Bài tập 2: Điền vào chỗ trống l hay n
 Một thiếu ...iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng ...ai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn ...ụa trắng thắt ...ỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc ...âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời ...ạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ ...ó từ xa ...ại. 
- Gọi HS đọc nội dung BT
- Gọi HS lên bảng
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại. 
- 1 hs đọc yêu cầu
- hs làm.
2’
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại đoạn văn 
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 56 TẬP ĐỌC 
Tuần : 28 
Ngày dạy : 3/4/2013 
 Cùng vui chơi
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống...
+ Ngắt nghỉ hơi đúng linh hoạt giữa các dòng thơ, giữa các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
 + Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: quả cầu giấy
 + Hiểu nội dung bài thơ : Các bạn học sinh đá cầu trong giờ chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui và học tốt hơn.
 - Học thuộc lòng bài thơ 
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: +Bảng phụ viết bài thơ
 + Tranh minh hoạ 
 - Học sinh: Sách Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy và học: 
Thời gian
Nội dung kiến thức và 
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện: “ Cuộc chạy đua trong rừng”
- Trả lời câu hỏi nội dung bài
- Nhận xét đánh giá
- 2 h/s nối tiếp kể lại câu chuyện 
- HS trả lời
- HS NX
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài
- Ghi đề bài
11’
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu: 
- Đọc diễn cảm bài thơ:
 Giọng nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi
b) Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu thơ
- Đọc từng khổ thơ- Tìm hiểu nghĩa từ mới:quả cầu giấy
- Đọc từng khổ trong nhóm.
! HS đọc nối tiếp
! Hs đọc từng khổ thơ trước lớp - Hỏi đáp
- Giúp HS nắm được các nội dung chú giải cuối bài
! HS đọc từng khổ trong nhóm 4
- Hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ
- Hs đọc nối tiếp khổ thơ
- Hs hiểu nghĩa mở rộng thêm của các từ.
- HS đọc từng khổ trong nhóm 4
 - Đọc cả bài
- Đọc mẫu
- Đồng thanh
10’
3. Tìm hiểu bài
 Các bạn học sinh đá cầu trong giờ chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui và học tốt hơn.
! Đọc thầm bài thơ 
? Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
? HS chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào?
! Đọc thầm khổ thơ 4.
? Em hiểu: Chơi vui học càng vui là như thế nào?
- Hs trả lời câu hỏi
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi
- Quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòmg từ chân bạn này sang chân bạn kia. Các bạn chơi rất khéo léo: nhìn tinh, đá dẻo...
- Chơi vui là hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn
6’
4. Học thuộc lòng bài thơ
- Đọc toàn bài thơ
- HD học thuộc từng khổ
! Cả lớp bình chọn bạn đọc hay
- 1 hs đọc
- Nhiều hs thi HTL
- Hs cùng bình chọn
2’
III. Củng cố và dặn dò
! HS nhắc lại nội dung bài 
- HS nhắc lại
- N/x chốt kiến thức
- Nhận xét tiết học
! Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung
........................................................................................................................................................
Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 28 LTVC
Tuần : 28 
Ngày dạy : 4/4/2013 
 Nhân hóa. Ôn cách đặt và 
trả lời câu hỏi Để làm gì? 
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục học về nhân hoá
2. Ôn tâp cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
2. Tiếp tục ôn về dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: - Bảng lớp BT2
 - Bảng phụ BT3. 
* Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Nội dung kiến thức và
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng
làm BT tiết LTVC trước
- Nhận xét đánh giá
- 2 hs lên bảng
- NX
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
- Ghi đề bài
31’
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Những câu thơ sau cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp.
! 1 h/s đọc YC
! HS phát biểu ý kiến
- GV NX, chốt lời giải:
- Những câu thơ này cây cối và sự vật tự xưng là: tôi, tớ.
- Cách xưng hô ấy có tác dụng: ta thấy bèo và xe lu giống như người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- 1 hs đọc nội dung bài tập 
- HS phát biểu ý kiến
- HS NX
Bài tập 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Để làm gì?
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Bài tập 3: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau.
 Nhìn bài của bạn
 Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à
- Vâng Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ có nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.
 Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
! 1 hs đọc YC
! HS làm bài cá nhân
! Gọi 3 HS lên bảng làm bài 
- GV NX, chốt:
! 1 hs đọc YC
- Hướng dẫn hs 
- Chốt lời giải đúng :
- 1 hs đọc nội dung bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- HS lên bảng làm bài 
- NX
- 1 hs đọc nội dung bài tập 
- Hs suy nghĩ và làm bài 
- Hs phát biểu ý kiến chữa bài
1’
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 28 TẬP VIẾT 
Tuần : 28 
Ngày dạy : 3/4/2013 
 Ôn chữ hoa T
I. Mục đích yêu cầu:
Củng cố cách viết chữ hoa T : viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định thông qua bài tập ứng dụng
1. Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Thăng Long.
2. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
II.Chuẩn bị: 
Giáo viên: 	Mẫu chữ viết hoa T
 Tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
Học sinh: 	Vở tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung kiến thức và 
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
I. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ, câu ứng dụng bài trước
- Viết: Tân Trào
- Nhận xét đánh giá
- 1 h/s nhắc
- 3h/s viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
II. Bài mới
1’
 5’
Giới thiệu bài
Hướng dẫn viết bảng con
Luyện viết chữ hoa:
Các chữ hoa trong bài: T( Th), L
- Nêu MĐ- YC
- Ghi đầu bài
! HS tìm chữ hoa
- GV viết mẫu kết hợp nêu cách viết chữ : T(Th), L
- Hs tìm và tập viết chữ hoa trên bảng con: Th, L
3’
b- H/s viết từ ứng dụng (tên riêng): Thăng Long 
! Tìm từ ứng dụng
Giải thích: Thăng Long: là tên cũ của thủ đo Hà Nội do vua Lý Thái Tổ đặt. Thoo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, Lý Thái Tổ mp thấy rồng vàng bay lên vì vậy đổi tên Đại La thành Thăng Long
- Tìm từ ứng dụng
- HS nghe
- h/s viết bảng con
 5’
c- Luyện viết câu ứng dụng
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
! HS đọc câu ứng dụng
- Giúp hs hiểu lời khuyên của câu ứng dụng: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ.
! HS viết bảng con: Thể dục
-H/s đọc câu ứng dụng
- HS nghe
- Hs viết:
12’
Hướng dẫn viết vở tập viết:
- Nêu yêu cầu
+ Viết chữ T : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ L: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Thăng Long: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng: 5 dòng
- Hs viết
4’
Chấm, chữa:
- Chấm nhanh khoảng 5 đến 7 bài
- Nêu nhận xét
- Chấm
- Nhận xét và cho h/s xem vở viết đẹp đúng mẫu
 2’
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích h/s học thuộc câu ứng dụng
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 56 CHÍNH TẢ 
Tuần : 28 
Ngày dạy : 4/4/2013 
 Cùng vui chơi
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả 
1. Nhớ-viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp khổ thơ 2, 3, 4 bài: Cùng vui chơi
2. Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng chứa âm hoặc dấu thanh dê lẫn: l/ n; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: 	- Tranh ảnh về một số môn thể thao
* Học sinh:	- Vở bài tập
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Nội dung kiến thức và 
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
I. Kiểm tra bài cũ
! Viết các từ ngữ sau: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, lạnh buốt
- Nhận xét đánh giá
- 2 hs lên bảng, cả lớp viết bảng con
- NX
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
- Nêu MĐ- YC
- Ghi đầu bài
3’
2. Hướng dẫn viết chính tả
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
! HS đọc thuộc lòng bài thơ
! HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài thơ
- 1 H/s đọc, cả lớp đọc thầm 
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài thơ
- Viết chữ khó
- Hướng dẫn
- Hs viết bảng con
15’
b- H/s viết bài vào vở:
- Theo dõi, uốn nắn
- Hs chữa lỗi
3’
c- Chấm chữa bài
- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét
6’
d- Làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa như sau:
- Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào khung thành của đối phương.
- Môn thể thao trèo núi
- Môn thể thao có hai bên thi đấu, người chơi dùng vợt đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân.
! HS đọc y/c
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Chữa bài
- Nhận xét đánh giá, chốt:
+ bóng rổ
+ leo núi
+ cầu lông
- HS đọc yc
- h/s lên bảng, cả lớp làm vở BT
- HS NX
2’
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết tập làm văn
Hs lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Lớp : 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết số : 28 TLV 
Tuần : 28 
Ngày dạy : 5/4/2013 
 Kể lại trận thi đấu thể thao
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng nói: Kể được một vài nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem (trận thi đấu kéo co trong Hội khỏe Phù Đổng), được nghe tường thuật, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Tranh ảnh cuộc thi đấu thể thao
 - Bảng lớp viết gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao.
 - Băng hình có bản tin thể thao
* Học sinh: Vở bài tập 
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Nội dung kiến thức và 
kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
I - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs đọc lai bài viết tiết TLV tuần 26
- Nhận xét đánh giá
- 2 hs đọc
- NX
II - Bài mới
1’
Giới thiệu bài
- Nêu MĐ- YC
- Ghi đề bài
28’
2. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài tập 1: Hãy kể lại một trận thi đấu thể thao
Gợi ý:
+ Đó là môn thể thao nào?
+ Em tham gia hay chỉ xem thi đấu?
+ Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào?
+ Em cùng xem với những ai?
+ Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
+ Kết quả thi đấu ra sao?
! HS đọc YC
- Lưu ý: Có thể kể trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật.
! Hs kể mẫu
! HS làm việc nhóm đôi.
- Cho HS thi kể
- NX 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- 1HS kể 
- HS làm việc nhóm đôi
- HS thi kể
- NX
2’
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, 
- Về nhà hoàn thiện bài.
- Hs lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA_lop_3_T28.doc
Giáo án liên quan