Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 5 - Tuần 25, Tiết 123: Cộng số đo thời gian - Nguyễn Thị Thảo Ly

Giáo viên dán bảng phụ ghi sẳn bài toán ví dụ 1 trong sách giáo khoa.

- Yêu cầu một học sinh đọc.

- Giáo viên hỏi (vừa nghe học sinh trả lời vừa vẽ sơ đồ bài toán lên bảng ):

 + Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết bao lâu?

 + Xe tiếp tục đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết bao lâu?

- Sơ đồ bài toán:

- Giáo viên hỏi: Vậy muốn biết ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta phải thực hiện phép tính gì?

- Giáo viên cho học sinh nêu phép tính tương ứng.

- Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên nêu: Đó cũng chính là một phép cộng hai số đo thời gian. Các em hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép cộng này.

- Giáo viên mời một số học sinh trình bày cách tính của mình.

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi cách mà học sinh đưa ra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên đặt tính và tính, cả lớp làm vào vở.

- Giáo viên lưu ý học sinh: Để dễ thực hiện phép tính này chúng ta cộng theo hàng dọc và các đơn vị thời gian phải thẳng hàng với nhau tức là giờ thẳng cột với giờ, phút thẳng cột với phút.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng.

- Giáo viên kết luận: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 5 - Tuần 25, Tiết 123: Cộng số đo thời gian - Nguyễn Thị Thảo Ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán- 5
Tuần 25- Tiết 123
Bài dạy: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
SVTT: Nguyễn Thị Thảo Ly.
GVHD: Trần Hữu Thạnh.
I.Mục tiêu:
	Giúp học sinh biết:
Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Vận dụng phép cộng số đo thời gian để giải các bài toán đơn giản có liên quan.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, phiếu bài tập.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định hát vui.
- Tập thể lớp hát vui.
2.kiểm tra bài cũ.
 Câu hỏi: - Tiết toán trước chúng ta học bài gì?
 - Giáo viên gọi hai học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
 - Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng đổi các đơn vị đo thời gian sau:
4 năm 2 tháng = .. tháng.
1\2 phút =  giây.
72 phút =  giờ.
1.5 giờ = . phút.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
- Học sinh trả lời: Tiết toán trước học bài “số đo thời gian”
- Hai học sinh nêu.
- Hai học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
4 năm 2 tháng = 50 tháng.
1\2 phút = 30 giây.
72 phút = 1 giờ 12 phút.
1.5 giờ = 90 phút.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Để giúp các em biết cách thực hiện số đo thời gian như thế nào? Tiết hôm nay cô dạt cho các em bài “Cộng số đo thời gian”.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng số đo thời gian
* Giáo viên dán bảng phụ ghi sẳn bài toán ví dụ 1 trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu một học sinh đọc.
- Giáo viên hỏi (vừa nghe học sinh trả lời vừa vẽ sơ đồ bài toán lên bảng ):
 + Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết bao lâu?
Hà Nội
Thanh Hóa
Vinh
3 giờ 15 phút
2 giờ 35 phút
?
 + Xe tiếp tục đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết bao lâu?
- Sơ đồ bài toán:
- Giáo viên hỏi: Vậy muốn biết ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta phải thực hiện phép tính gì?
- Giáo viên cho học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên nêu: Đó cũng chính là một phép cộng hai số đo thời gian. Các em hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép cộng này.
- Giáo viên mời một số học sinh trình bày cách tính của mình.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi cách mà học sinh đưa ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên đặt tính và tính, cả lớp làm vào vở. 
- Giáo viên lưu ý học sinh: Để dễ thực hiện phép tính này chúng ta cộng theo hàng dọc và các đơn vị thời gian phải thẳng hàng với nhau tức là giờ thẳng cột với giờ, phút thẳng cột với phút.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Giáo viên kết luận: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
* Giáo viên dán bảng phụ ghi sẵn bài toán ví dụ 2 trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu một học sinh đọc.
- Giáo viên hỏi bài toán cho biết gì?
- Giáo viên hỏi bài toán hỏi gì?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung bài bằng sơ đồ.
22 phút 58 giây
23 phút 25 giây
?
S1 
S2
- Giáo viên hỏi: Muốn biết người đua xe đạp đi cả hai quãng đường hết thời gian là bao nhiêu ta phải thực hiện phép tính gì?
- Giáo viên hỏi: Ta phải cộng số nào với nhau.
- Giáo viên hỏi: Để dễ thực hiện phép tính chúng ta cần phải đặt tính như thế nào?
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu một học sinh lên đặt tính và tính, cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên hỏi: 83 giây với 1 phút cái nào lớn hơn?
- Giáo viên hỏi: Vậy 83 giây chúng ta có thể đổi thành bao nhiêu phút?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 45 phút 83 giây (hay 46 phút 23 giây)
- Qua hai ví dụ trên giáo viên dán bảng phụ lưu ý học sinh về cách thực hiện phép cộng số đo thời gian:
+ Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số cùng một loại đơn vị đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như với phép cộng số tự nhiên.
+ Sau khi được kết quả, một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nó nhưng phải dựa vào bảng đơn vị đo thời gian.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại, dán bảng phụ phần quy tắc lên bảng.
- Một học sinh đọc.
+ Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh hết 3 giờ 15 phút. 
+ Xe đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.
- Thực hiện phép cộng.
- 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút.
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp để thảo luận tìm cách thực hiện phép cộng.
- Một số học sinh nêu trước lớp, HS có thể đưa ra các cách như sau:
+ Đổi số ra số thập phân rồi tính.
+ Đổi ra phút rồi tính.
+ Đặt tính rồi tính. 
- Một học sinh lên đặt tính và tính.
 3 giờ 15 phút
 + 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Một học sinh đọc.
- Học sinh trả lời: Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết 22 phút 58 giây, quãng đường thứ hai đi hết 23 phút 25 giây.
- Đi cả hai quãng đường hết thời gian là bao nhiêu?
- Thực hiện phép cộng.
- 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
- Đặt tính theo hàng dọc.
- Lắng nghe.
- Một học sinh lên đặt tính và tính, cả lớp làm vào vở.
 22 phút 58 giây 
+ 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
- Học sinh nhận xét.
- 83 giây > 1 phút.
- 1 phút 23 giây.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- một, hai học sinh đọc.
Hoạt động 2. Thực hành
Bài tập 1: 
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu bài tập một.
- Giáo viên yêu bốn học sinh lên bảng làm bài mỗi học sinh thực hiện hai phép tính, học sinh còn lại làm vào vở.
a)
7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = ?
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = ?
12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút = ?
4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút = ?
b)
3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = ?
4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây = ?
8 phút 45 giây + 6 phút 15 giây = ?
12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây = ?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và thống nhất kết quả.
- Giáo viên hỏi tại sao :
*12 năm 15 tháng = 13 năm 3 tháng ?
*12 giờ 77 phút = 13 giờ 17 phút?
*14 phút 60 giây = 15 phút?
*17 phút 80 giây = 18 phút 20 giây?
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
Bài tập 2: 
- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên hỏi: Bài toán cho ta biết gì?
- Giáo viên hỏi: Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại bài toán.
 * Đi từ nhà đến bến xe: 35 phút.
 * Đi ô tô đến Viện bảo tàng Lịch sử: 2 giờ 20 phút
Hỏi: Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng hết bao nhiêu thời gian?
- Giáo viên hỏi: Muốn biết Lâm đi hết bao nhiêu thời gian ta phải thực hiện phép tính gì?
- Lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu?
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên gọi một Học sinh lên bảng giải bài cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên gọi Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và thống nhất lời giải.
4.Củng cố và dặn dò:
- Em nào cho cô biết tiết toán hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nêu lại chú ý khi cộng số đo thời gian.
- Giáo viên nhận xét tiêt học, nhắc học sinh về nhà luyện tập thêm cộng các số đo thời gian. Chuẩn bị bài mới “ Trừ số đo thời gian”.
- Một Học sinh đọc yêu cầu.
- Bốn học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 12 năm 13 tháng = 13 năm 3 tháng
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút
12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút = 20 giờ 30 phút
4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút = 12 giờ 77 phút = 13 giờ 17 phút
3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = 7 ngày 35 giờ
4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây = 9 phút 17 giây
8 phút 45 giây + 6 phút 15 giây = 14 phút 60 giây = 15 phút
12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây = 17 phút 80 giây = 18 phút 20 giây
- Nhận xét.
- Vì : * 15 tháng = 1 năm 3 tháng.
 * 77 phút = 1 giờ 17 phút.
 * 60 giây = 1 phút.
 * 80 giây = 1 phút 20 giây.
- Học sinh lắng nghe.
- Một Học sinh đọc.
- Bài toán cho biết “ Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút.
- Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng hết bao nhiêu thời gian?
- Học sinh lắng nghe.
- Phép cộng.
- 35 phút + 2 giờ 20 phút.
- Học sinh lắng nghe.
- Một Học sinh lên bảng giải bài cả lớp làm vào vở.
 Giải:
Thời gian Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng lịch sử là:
 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút.
- Học sinh nhận xét.
- Cộng số đo thời gian.
- Học sinh nêu .
- Học sinh lắng nghe.

File đính kèm:

  • docCong_so_do_thoi_gian.doc