Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016

ĐẠO ĐỨC:

TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (quy định đối với HS).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng giao thông và vi phạm luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày. Biết nhắc nhở bạn bè tôn trọng luật giao thông.

* GDKNS:

KN tham gia giao thông đúng luật. Phê phán hững hành vi vi phạm luật giao thông.

II. Chuẩn bị: Ảnh trong sách giáo khoa, một số biển báo giao thông.

III. Các hoạt động dạy, học:

HĐ1: Trò chơi tìm hiểu các biển báo giao thông

Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của biển báo và biết tham gia trò chơi

CT H: GV chia lớp thành 3 nhóm và phổ biến cách chơi, luật chơi

- HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông khi gv giơ lên, hs nói ý nghĩa của biển báo, mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm, nhóm nào nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc (Nhóm nào giơ tín hiệu trước sẽ giành được quyền trả lời)

HĐ2: (bài tập 3, SGK)

- Mục tiêu: HS biết xử lý tình huống giao thông cụ thể.

- Cách tiến hành:

+ GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết.

+ Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 tình huống).

+ Học sinh nhóm khác và GV nhận xét, kết luận:

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
 Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
- Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
- Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
 Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm2016
TOÁN:
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: 1
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
B. Bài mới:
Bài 1: GV nêu đề toán, hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. 
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước:
* B1:Tìm hiệu số phần bằng nhau 
* B2: Tìm giá trị của một phần.
* B3: Tìm số bé * B4: Tìm số lớn
Bài 2: Hướng dẫn HS tương tự như bài 1.
*. Thực hành
Bài 1: Bài toán
- HS làm việc cá nhân, gọi 1HS lên bảng làm. 
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng:
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học, dặn hs về nhà làm bài tập trong VBT.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MRVT: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu các từ du lịch, thám hiểm; Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngử ở BT 3; Biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong bài tập 4.
II. Chuẩn bị: HS: VBT
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 3 hs lên bảng, mỗi hs đặt 1 câu kể dạng: Ai làm gì ?Ai thế nào? Ai là gì?
B. Bài mới:
Bài 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? chọn ý đúng để trả lời.
- HS làm BT cá nhân, phát biểu ý kiến 
- Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng: (ý b).
Bài 2: Theo em thám hiểm là gì? chọn ý đúng để trả lời.
- HS làm BT theo cặp, phát biểu ý kiến 
- Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng: (ý c).
Bài 3: Em hiểu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì?
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm cách trả lời. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét - Giáo viên chốt lại: (chịu khó đi đó đây để học hỏi con người mới khôn ngoan, hiểu biết)
KL: Củng cố kiến thức, kĩ năng sử dụng thành ngữ trong các tình huống cụ thể 
Bài 4: Chọn tên các con sông đã cho để giải các câu đố.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức cho hs chơi trò chơi “Truyền điện”
- HS nhận xét - Giáo viên chốt lại KQ đúng: Tên các con sông lần lượt là: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Lam, sông Mã, sông Đáy, sông Tiền sông Hậu, sông Bạch Đằng. 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC:
MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY
(Cô Âu dạy)
ĐẠO ĐỨC:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (quy định đối với HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng giao thông và vi phạm luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày. Biết nhắc nhở bạn bè tôn trọng luật giao thông.
* GDKNS: 
KN tham gia giao thông đúng luật. Phê phán hững hành vi vi phạm luật giao thông.
II. Chuẩn bị: Ảnh trong sách giáo khoa, một số biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy, học:
HĐ1: Trò chơi tìm hiểu các biển báo giao thông 
Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của biển báo và biết tham gia trò chơi
CT H: GV chia lớp thành 3 nhóm và phổ biến cách chơi, luật chơi 
- HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông khi gv giơ lên, hs nói ý nghĩa của biển báo, mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm, nhóm nào nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc (Nhóm nào giơ tín hiệu trước sẽ giành được quyền trả lời)
HĐ2: (bài tập 3, SGK) 
- Mục tiêu: HS biết xử lý tình huống giao thông cụ thể.
- Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết.
+ Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 tình huống).
+ Học sinh nhóm khác và GV nhận xét, kết luận:
a) không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.
C. Củng cố, dặn dò: Dặn hs thực hiện tôn trọng luật giao thông.
LỊCH SỬ:
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH 
I. Mục tiêu:
- HS dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. ...
+ ở Ngọc Hồi, Đống Đa (sáng mùng 5 tết quân ta tấn công Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt 
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ, Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam.Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Nêu ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ? B. Bài mới: 
HĐ1: Quân Thanh xâm lược nước ta 
- 1 hs đọc sgk, cả lớp đọc thầm: 
? Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta? (muốn thôn tính nước ta)
KL: Triều Thanh luôn muốn thôn tính nước ta 
HĐ2: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh 
- HS thảo luạn nhóm 4: ND thảo luận như sau:
? Khi nghe quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì?
? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi là một việc làm cần thiết? (Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế dể lãnh đạo nhân dân)
? Vua Quang Trung tiến quân đến tam điệp khi nào? ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? (vào ngầy 20 tháng chạp năm 1789, ông cho quân lính ăn trước tết rồi mới chia thành 5 đạo quân tiến đánh Thăng Long)
? Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân ?
? Trân đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
? Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi ?
? Hãy thuật lại trận Đống Đa ?
Đại diện nhóm trình bày, hs cả lớp nhận xét 
HĐ3: Lòng quyết tâm đánh giặc và mưu trí của vua Quang Trung 
? Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ? (Từ Nam ra Bắc)
? Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân giặc?
? Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân ta tiến vào đồn giặc bằng cách nào? làm như vậy có lời gì cho quân ta?
? Theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh?
KL: Với lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí, sáng suốt của vua Quang Trung quân
ta đã đánh thắng được 29 vạn quân Thanh.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm2016
TẬP ĐỌC:
TRĂNG ƠI  TỪ ĐÂU ĐẾN ?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc rành mạch trôi chảy. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gần gũi của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
- Thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 1 hs đọc bài: “Đường đi Sa Pa” và nêu ND bài.
B. Bài mới: 
HĐ1: Luyện đọc
- GV hướng dẫn đọc: Toàn bài đọc với giọng tha thiết, dịu dàng 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt. 
- Hết lượt 1: GV hướng dẫn hs phát âm tiếng khó: biển xanh, quả bóng, trăng tròn 
- Hết lượt 2: Hướng dẫn hs cách ngắt nhịp: “Trăng ơi / từ đâu đến”
- HS đọc chú giải 
- HS đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu toàn bài 
HĐ2: Tìm hiểu bài 
- Học sinh đọc thầm2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1: Trăng được so sánh với những gì? (Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá)
Câu 2: Vì sao tác giả lại nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa? Từ biển xanh? (tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như quả chín, trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá)
- HS đọc thầm 4 khổ thơ sau và trả lời câu hỏi3. (đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ du, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân)
* GV: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ. 
- Câu 4: (Tác giả rất yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương đất nước)
- HS rút ra nội dung chính của bài: Tình cảm yêu mến, gần gũi của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ và tìm giọng đọc hay.
- Giáo viên treo bảng phụ và hướng dẫn hs đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
- Giáo viên hoặc học sinh giỏi đọc mẫu.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm và học thuôc lòng khổ thơ, bài thơ.
- Học sinh thi đọc diễn cảm - HTL trước lớp. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ.
KHOA HỌC:
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
*GDKN sống: KN làm việc nhóm. KN quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II. Chuẩn bị: Hình trang 114, 115 sgk 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
HĐ1: Quan sát và dự đoán kết quả.
Mục tiêu: HS biết quan sát và dự đoán kết quả. 
Cách tiến hành: HS làm việc theo nhóm 4. Các nhóm quan sát hình 114 SGK thảo luận, nêu dự đoán kết quả và giải thích lí do.
- HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Nhu cầu của thực vật.
Mục tiêu: Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân và nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
KL: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
C. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
MĨ THUẬT:
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- HS hiểu cách vẽ và vẽ được tranh đề tài ATGT theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chấp hành những quy định về ATGT.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGV, SGK
- Sưu tầm ảnh về giao thông đương bộ, đường thuỷ ... (cả những hình ảnh vi phạm giao thông), bài vẽ của học sinh năm trước vẽ về đề tài này.
- HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy, học:
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài 
- ATGT và gợi ý HS nhận xét:
 + Tranh vẽ đề tài gì?; HS quan sát trả lời
 + Trong tranh có các hình ảnh nào?	 
- GV giới thiệu một số tranh để HS nhận biết các phương tiện giao thông. Đường thuỷ, đường bộ và các biển báo 
- Giáo viên tóm tắt và nêu yêu cầu bài học.
 HĐ2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý HS chọn nội dung để vẽ tranh.
- GV gợi ý HS cách vẽ và thị phạm; HS quan sát bảng tìm ra cách vẽ 
 + Vẽ hình ảnh chính trước.
 + Vẽ hình ảnh phụ sau cho sinh động.
 + Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt.
HĐ3: Thực hành.
- Cho học sinh quan sát một số bài tham khảo của HS năm trước. + HS thực hành vào giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Gợi ý HS tìm đề tài theo ý thích. 
+ Gợi ý HS cách sắp xếp các hình ảnh, vẽ màu  màu sắc 
- HD học sinh hoàn thành bài tập tại lớp
HĐ4: Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài để đánh giá. Học sinh nhận xét và nêu cảm nhận riêng.
- GV tổng kết bài.	 
C. Củng cố, dặn dò: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới ở nhà.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: 1, 2 
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
B. Bài mới: 
Bài 1: Bài toán
- HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
8 - 3 = 5 (phần)
Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51
Số lớn là: 51 + 85 = 136
Đáp số: Số bé: 51
 Số lớn: 136
KL: Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. 
Bài 2: Bài toán
- HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 (phần)
Số bóng đèn màu là: 250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
 Số bóng đèn trắng là: 625 - 250 = 275 (bóng)
Đáp số: Đèn màu: 625 bóng
 Đèn trắng: 275 bóng
KL: Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. 
C. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. 
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh về một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa
 - HS: VBT. 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 
- 1HS đọc đoạn kết bài mở rộng mà về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh của tiết trước.
B. Bài mới: Hướng dẫn làm bài tập 
HĐ1: Tìm hiểu đề bài 
- GV gọi 1- 2 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. 
- GV gợi ý cho HS xác định rõ yêu cầu đề, phân tích đề bài, GV gợi ý cho HS chọn một trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả. 
- HS giới thiệu về cây mình định tả.
- HS tiếp nối nhau đọc từng mục phần gợi ý trong SGK. 
HĐ2: HS viết bài: 
- HS tự làm bài. GV gợi ý cho một số em chưa đạt y/c 
- HS trình bày bài viết của mình trước cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết.
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu đề nghị lịch sự.
- Bước biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự, phân biệt lời yêu cầu đề nghị lịch sự với lời yêu cầu, đề nghị không giữ phép lịch sự; Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước.
* GDKN sống: KN giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông. Thương lượng, đặt mục tiêu.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 1HS đọc các câu đố, 1 hs nêu câu trả lời (BT 4 tiết trước)
B. Bài mới: 
HĐ1: Phần nhận xét.
Bài 1: Đọc mẩu chuyện.
- 1hs G đọc to mẩu chuyện, lớp đọc thầm.
Bài 2: Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện.
- HS tìm theo nhóm 4 và nêu trước lớp.
- GV gắn bảng phụ chép sẵn các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện, 
- 1 hs đọc lại:
+ Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
+ Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
+ Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Bài 3: Nhận xét về cách yêu cầu, đề nghị.
- HS nêu nhận xét của mình.
Bài 4: Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
- HS nêu cá nhân (là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách sưng hô phù hợp)
- HS đọc ghi nhớ (sgk) 
HĐ2: Phần luyện tập.
Bài 1: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
- HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. 
- GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng: câu b, c.
Bài 2: Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em chọn cách nào?
- HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. 
- GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng: câu b, c, d
Bài 3: So sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự.
- HS làm việc theo nhóm đôi, đọc các câu khiến cho nhau nghe và nêu ý kiến của mình, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự 
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: Đặt câu khiến.
- HS làm việc cá nhân và nêu miệng. Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học và dặn hs vận dụng bài học vào cuộc sống.
CHÍNH TẢ:
NGHE-VIẾT: AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng bài báo ngắn. Sai không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc lại mẫu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập).
II. Chuẩn bị: Bút dạ, phiếu khổ to để hs làm BT 2
III. Các hoạt động dạy, học:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- GV đọc đoạn cần viết chính tả trong bài: Ai đã nghĩ ra các số 1,2,3,... 
? Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số?
- Mẫu chuyện có nội dung là gì? (giải thích các chữ số 1, 2, 3, ... do một người A-rập nghĩ ra)
- HS tìm những từ dễ viết sai chính tả, chú ý cách viết.
- Giáo viên đọc học sinh viết bài.
- Giáo viên đọc học sinh soát bài.
- GV thu- chấm 5 bài, nhận xét đánh giá.
HĐ2: HD học sinh làm bài tập
Bài tập 3: Tìm tiếng thích hợp để điền vào ô trống.
- HS làm bài tập theo cặp vào vở bài tập.
- 1 hs điền vào bảng phụ và gắn bài lên bảng.
- Lớp cùng gv nhận xét, chốt kết quả: nghếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
TOÁN:
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- HS Giải được toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Biết nêu bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.
- Bài tập cần làm: 1, 3, 4
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 1 hs lên bảng làm BT1 (VBT) và nêu lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
B. Bài mới:
Bài 1: Bài toán
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV nhận xét.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 -1 = 2 (phần)
Số bé là: 31 : 2 x 1 = 15
Số lớn là: 15 + 30 = 45
Đáp số: Số bé: 15
 Số lớn: 45
Bài 3: Bài toán
- HS làm bài cá nhân, 1 HS chữa bài.
- HS và GV nhận xét.
Bài 4: Nêu và giải bài toán theo sơ đồ.
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần tóm tắt.
- 1em lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét. Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
6 - 1 = 5 (phần)
Số cây cam là: 170 : 5 x 1 = 34 (cây)
Số cây dứa là: 34 + 175 = 209 (cây)
Đáp số: Số cây cam: 34 cây
 Số cây dứa: 209 cây
C. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà làm BT trong VBT 
ĐỊA LÍ:
NGƯỜI DÂN VÀ HĐSX Ở ĐB DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
I. Mục tiêu:
- Hs nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đông bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: Nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
II. Chuẩn bị: GV: bản đồ Việt Nam 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Nêu đặc điểm của ĐBDH Miền trung? 
B. Bài mới: giới thiệu bài 
HĐ1: Dân cư ở ĐB DHMT 
- HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh lượng người sinh sống ở vùng biển miền trung so với ở vùng núi Trường Sơn ? (nhiều hơn)
? So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền trung so với ở vùng ĐB BắcBộ Và ĐB Nam Bộ? (Số người ở vùng ven biển miền trung ít hơn)
KL: Dân cư ở vùng ĐBDH MT đông đúc, phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố. 
HĐ2: Hoạt động sản xuất 
- HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong sgk và lần lượt đọc ghi chú ở các hình: 
? Người dân nơi đây có những nghành nghề gì ?
? Kể tên một số loại cây được trồng ? (hs trả lời: ... cây mía, lúa, lạc)
? Kể tên một số loại con vật đợc chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT ? (bò, trâu)
? Kể tên một số loại thủy sản được nuôi trồng ở ĐBDHMT ? (... cá, tôm)
KL: Người dân ở đây trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và nghề làm muối.
HĐ3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐBDHMT 
- HS làm việc theo nhóm 4, đọc bảng gợi ý trong sgk giải thích vì sao ĐBDHMT lại có các hoạt động sản xuất đó?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp các điều kiện để sản xuất:
+ N1, 2: hoạt động trồng lúa
+ N3, 4: hoạt động trồng mía, lạc.
+ N5, 6: HĐ làm muối 
+ N7, 8: HĐ nuôi đánh bắt thủy, hải sản. 
KL: Người dân ĐBDHMT biết tận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên để phát triển nghành nghề phù hợp cho đời sống của mình. 
- HS đọc ghi nhớ (sgk)
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn hs về sưu tầm tranh ảnh về ĐBDHMT. 
 KĨ THUẬT:
LẮP XE NÔI (tiết 1)
I. Mục tiêu: HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. 
II. Đồ dùng: Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và HD HS q/sát từng bộ phận.
Hỏi: Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận ? (5 bộ p

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TUAN_29_LOP_4.doc