Kế hoạch bài dạy Kể chuyện Lớp 5 - Tuần 19, Bài: Chiếc đồng hồ - Nguyễn Thị Thoa
B. Bài mới
1.Giới thiệu :
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. GV kể chuyện
GV kể lần 1
GV yêu cầu HS đọc chú giải: truông, sào huyệt, phục binh.
GV kể lần 2 – vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to( hoặc yêu cầu HS nghe, nhìn tranh trong SGK)
GV kể lần 3( nếu cần)
3. Hướng dẫn HS kể chuyện GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ KC
a)KC theo cặp Yêu cầu hoạt động nhóm 2(4) : mỗi HS kể 1/2 câu chuyện( kể theo 1(2) tranh) . Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi TLCH 3: Biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào?
b)Thi kể trước lớp GV mời một vài tốp HS, mỗi tốp 2-4 em nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh.
Tuần : 19 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 19 Bài : Chiếc đồng hồ I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện về Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình Mở rộng ra có thể hiểu: mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý. 2. Rèn kỹ năng nghe: -Nghe thầy( cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng: Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Mở đầu GV kiểm tra sách vở chuẩn bị cho giờ học nhằm củng cố nề nếp học tập của học sinh. Tổ trưởng báo cáo. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Học sinh lắng nghe. 2. GV kể chuyện GV kể lần 1 HS lắng nghe GV yêu cầu HS đọc chú giải: tiếp quản, đồng hồ quả quýt GV kể lần 2 – vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to( hoặc yêu cầu HS nghe, nhìn tranh trong SGK) GV kể lần 3( nếu cần) 2HS đọc HS lắng nghe, quan sát tranh 3. Hướng dẫn HS kể chuyện GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ KC 1Học sinh đọc. a)KC theo cặp Yêu cầu hoạt động nhóm đôi : mỗi HS kể 1/2 câu chuyện( kể theo 2 tranh) . Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Kể theo nhóm b)Thi kể trước lớp GV mời một vài tốp HS, mỗi tốp 2-4 em nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. Yêu cầu tối thiểu: HS kể được vắn tắt nội dung từng đoạn theo tranh. Yêu cầu cao hơn: HS kể tương đối kỹ từng đoạn ( nhất là đoạn gắn với tranh 3-Bác Hồ trò chuyện với các cô chú cán bộ). 3 nhóm HS lên thi kể HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, cho điểm . GV mời HS kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện.GV cho điểm. 2-3HS Củng cố - Nhận xét GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể và chuẩn bị tiết KC tuần sau. -HS lắng nghe,ghi nhớ Tuần : 22 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 22 Bài : Ông Nguyễn Khoa Đăng I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện . - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân . -Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng. 2. Rèn kỹ năng nghe: -Nghe thầy( cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng: Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC GV yêu cầu Hs kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ . GV nhận xét, cho điểm. 2 HS kể. Lớp nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu : GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Học sinh lắng nghe. 2. GV kể chuyện GV kể lần 1 HS lắng nghe GV yêu cầu HS đọc chú giải: truông, sào huyệt, phục binh. GV kể lần 2 – vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to( hoặc yêu cầu HS nghe, nhìn tranh trong SGK) GV kể lần 3( nếu cần) 2HS đọc HS lắng nghe, quan sát tranh 3. Hướng dẫn HS kể chuyện GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ KC 1Học sinh đọc. a)KC theo cặp Yêu cầu hoạt động nhóm 2(4) : mỗi HS kể 1/2 câu chuyện( kể theo 1(2) tranh) . Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi TLCH 3: Biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào? Kể theo nhóm b)Thi kể trước lớp GV mời một vài tốp HS, mỗi tốp 2-4 em nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. 3 nhóm HS lên thi kể HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, cho điểm . GV mời HS kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện.GV cho điểm. 2-3HS C.Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể và CB tiết KC tuần sau. -HS lắng nghe,ghi nhớ IV.rút kinh nghiệm: V. bổ sung: Tuần : 25 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 25 Bài : Vì muôn dân I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện . - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.Từ đó, Hs hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc – truyền thống đoàn kết . 2. Rèn kỹ năng nghe: -Nghe thầy( cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng: Tranh minh họa truyện trong SGK, lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC GV yêu cầu Hs kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết . GV nhận xét, cho điểm. 2 HS kể. Lớp nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Học sinh lắng nghe. 2. GV kể chuyện GV kể lần 1 HS lắng nghe GV yêu cầu HS đọc chú giải: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, sát Thát Dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu 3 nhân vật có tên in đậm: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông GV kể lần 2 – vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to( hoặc yêu cầu HS nghe, nhìn tranh trong SGK) GV kể lần 3( nếu cần) 2HS đọc HS nghe, quan sát lược đồ HS lắng nghe, quan sát tranh 3. Hướng dẫn HS kể chuyện GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ KC 1Học sinh đọc. a)KC theo cặp Yêu cầu hoạt động nhóm 3: mỗi HS kể từng đoạn câu chuyện( kể theo 2(3) tranh) . Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Yêu cầu tối thiểu khi kể theo tranh: Kể được vắn tắt từng đoạn; yêu cầu cao hơn: HS kể tương đối kỹ từng đoạn. Kể theo nhóm b)Thi kể trước lớp GV mời một vài tốp HS, mỗi tốp 2-3 em nối tiếp nhau thi kể chuyện theo tranh. GV nhận xét, cho điểm . 3 nhóm HS lên thi kể. HS khác nhận xét, bổ sung GV mời HS kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. GV cho điểm. 2-3HS Lớp nhận xét Củng cố - Nhận xét GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể và chuẩn bị tiết KC tuần sau. -HS lắng nghe,ghi nhớ Tuần : 20 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 20 Bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: -HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng: -Một số sách báo, truyện đọc lớp 5, viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC GV yêu cầu Hs kể lại một vài đoạn của câu chuyện: Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. GV nhận xét, cho điểm. 2 HS kể. Lớp nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Học sinh lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện a)Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài GV yêu cầu HS đọc đề bài viết trên bảng lớp. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh GV giúp HS tránh kể chuyện lạc đề tài 1HS GV yêu cầu HS đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3( thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sốg văn minh? –Cách kể chuyện- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này 3HS đọc nối tiếp Cả lớp theo dõi SGK HS đọc thầm gợi ý 1 Một vài HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em sẽ kể. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện *KC theo nhóm * Thi KC trước lớp Gv mời HS đọc lại gợi ý 2, mỗi HS lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Yêu cầu HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Tổ chức cho HS thi kể trước lớp GV đưa tiêu chuẩn đánh giá: Nội dung? Cách kể? Khả năng hiểu chuyện của người kể? GV, cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC tự nhiên nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất? 1Học sinh đọc. HĐ nhóm đôi 2-3 HS kể Củng cố - Nhận xét GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể và chuẩn bị tiết KC tuần sau. -HS lắng nghe,ghi nhớ Tuần : 23 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 23 Bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: -HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng: -Một số sách báo, truyện đọc lớp 5viết về các chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC GV yêu cầu Hs kể lại câu chuyện :Ông Nguyễn Khoa Đăng, trả lời câu hỏi 3. GV nhận xét, cho điểm. 2 HS kể. Lớp nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. HS lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện a)Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài GV yêu cầu HS đọc đề bài viết trên bảng lớp. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh GV giúp HS hiểu: bảo vệ trật tự, an ninh: hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật. 1HS GV yêu cầu HS đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3. GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này 3HS đọc nối tiếp Cả lớp theo dõi SGK HS đọc thầm gợi ý 1. Một vài HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em sẽ kể. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện *. KC theo nhóm *. Thi KC trước lớp Gv mời HS đọc lại gợi ý 3( dàn ý bài KC),nhắc HS cần kể có đầu có cuối. Với những câu chuyện khá dài, có thể chỉ kể 1-2 đoạn, viết nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Yêu cầu HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Tổ chức cho HS thi kể trước lớp GV đưa tiêu chuẩn đánh giá: Nội dung? Cách kể? Khả năng hiểu chuyện của người kể? GV, cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC tự nhiên nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất? 1Học sinh đọc. HĐ nhóm đôi 2-3 HS kể Củng cố - Nhận xét GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể và chuẩn bị tiết KC tuần sau. -HS lắng nghe,ghi nhớ IV.Rút kinh nghiệm: V. bổ sung: Tuần : 21 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 21 Bài : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - HS kể được câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ. - Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện. Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng: Tranh ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hoá, ý thưc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. GV nhận xét, cho điểm. 2 HS kể. Lớp nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Học sinh lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài Yêu cầu HS đọc 3 đề bài 1HS GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: 1.Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hoá. 2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ . 3. Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. 1HS GV yêu cầu HS đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3. GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này. 3HS đọc nối tiếp Cả lớp theo dõi SGK Một vài HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em sẽ kể. 3.Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện *. KC theo nhóm *. Thi KC trước lớp Yêu cầu viết nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Yêu cầu HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.GV tới từng nhóm uốn nắn. Tổ chức cho HS thi kể trước lớp: các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về ý nghĩa câu chuyện. GV, cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC tự nhiên nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất? HS làm việc cá nhân. HĐ nhóm đôi 2-3 HS kể Củng cố - Nhận xét GV nhận xét tiết học.Dặn HS về tập kể. Tuần : 24 Trờng : TH Nguyễn Trãi Giáo viên : Nguyễn Thị Thoa Lớp : 5 G Ngày .tháng.năm200 Kế hoạch bài dạy Môn : Kể chuyện Tiết : 24 Bài : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: -HS tìm được câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơ làng xóm, phố phường mà em biết. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối.Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe bạn kể chuyện(KC), nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng: Tranh ảnh về an toàn giao thông, đuổi bắt cướp, phòng cháy, chữa cháy III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp, hình thức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh . GV nhận xét, cho điểm. 2 HS kể. Lớp nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Học sinh lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài Yêu cầu HS đọc đề bài 1HS GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết 1HS GV yêu cầu HS đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3-4( Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng phong trào trật tự, an ninh- Tìm các câu chuyện ở đâu? Kể như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về hành động của nhân vật trong câu chuyện.) GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này 4HS đọc nối tiếp Cả lớp theo dõi SGK Một vài HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em sẽ kể. 3.Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện *. KC theo nhóm *. Thi KC trước lớp Yêu cầu viết nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Yêu cầu HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.GV tới từng nhóm uốn nắn. Tổ chức cho HS thi kể trước lớp: các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về ý nghĩa câu chuyện. GV, cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC tự nhiên nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất? HS làm việc cá nhân. HĐ nhóm đôi 2-3 HS kể Củng cố - Nhận xét GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể và CB tiết KC tuần sau. -HS lắng nghe,ghi nhớ IV. Rút kinh nghiệm: V. Bổ sung:
File đính kèm:
- KE_CHUYEN.doc