Kế hoạch bài dạy Địa lý Lớp 4 - Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hoa

3. Bài mới .

3.1 . Giới thiệu bài mới .

- Tiết địa lý hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu về một dãy núi hùng vĩ của Việt Nam . Chúng ta sẽ học bài Dãy Hoàng Liên Sơn .

Đồng thời giáo viên chiếu tên bài lên máy chiếu .

- GV mời HS đọc tên bài theo hàng dọc .

3.2. Các hoạt động chính .

a. Hoạt động 1 : Hoàng Liên Sơn dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất Việt Nam .

- GV chiếu lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ cho HS quan sát .

Công việc của các bạn bây giờ là quan sát lược đồ ở trên máy chiếu và làm việc theo nhóm đôi , mỗi bàn là một nhóm , các bạn sẽ thảo luận với nhau theo câu hỏi sau : Hãy kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ ?

- GV sẽ mời đại diện của 3 nhóm của 3 tổ sẽ lần lượt lên bảng chỉ và nêu tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ ?

- GV mời HS nhận xét .

- GV đưa ra kết quả , GV vừa chỉ vừa nêu tên các dãy núi : Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Gâm ,dãy Ngân Sơn , dãy Bắc Sơn , dãy Đông Triều .

- GV chiếu bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam .GV hỏi : Em nào có thể lên bảng tìm dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ .

- GV mời HS lên bảng .

- GV nhận xét và khen ngợi học sinh đó .Cả lớp thấy bạn chỉ có đúng không nào ? Vậy nếu đúng thì cả lớp cho bạn một tràng vỗ tay nào .

- GV nói : Bây giờ các em hãy dựa vào lược đồ trên bảng , SGK để hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn .

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Địa lý Lớp 4 - Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2016
Môn dạy : Địa lý 4 . Tiết : . Tuần : 
Ngày soạn : 9/4/2016
Người soạn : Nguyễn Thị Hoa 
Ngày dạy :
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức .
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Học sinh khá , giỏi chỉ và đọc được tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ , giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nổi tiếng ở vùng phía Bắc .
2. Kĩ năng. 
- HS chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ tự nhiên của Việt Nam .
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm , khí hậu ở mức độ đơn giản .
3. Thái độ .
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Phương tiện dạy học .
- GV : Máy tính , bảng tương tác , máy chiếu .
- HS : SGK .
III. Các hoạt động chủ yếu của dạy học .
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
1 phút
3 phút
33 phút
 2 phút
Lời giới thiệu : 
Cô xin trân trọng giới thiệu , hôm nay có cô Nguyễn Thị Thanh Huyền – giảng viên trường cao đẳng Vĩnh Phúc đến dự với lớp chúng ta một tiết Địa lý 4 . Chúng ta nhiệt liệt chào mừng .
1. Ổn định lớp
- Cô xin mời bạn quản ca cho lớp hát một bài nào .
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trước khi vào bài mới cô sẽ kiểm tra bài cũ .
- Bạn nào cho cô biết :Trên bản đồ quy định phương hướng như thế nào ? 
- Nhận xét câu trả lời của các bạn nào .
- GV nhận xét và khen ngợi .
Cô cũng đồng ý với lời nhận xét vừa rồi . Qua phần kiểm tra bài cũ , cô thấy lớp mình về nhà ôn bài cũ rất là tốt . Cô khen cả lớp nào .
3. Bài mới .
3.1 . Giới thiệu bài mới .
- Tiết địa lý hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu về một dãy núi hùng vĩ của Việt Nam . Chúng ta sẽ học bài Dãy Hoàng Liên Sơn .
Đồng thời giáo viên chiếu tên bài lên máy chiếu .
- GV mời HS đọc tên bài theo hàng dọc .
3.2. Các hoạt động chính .
a. Hoạt động 1 : Hoàng Liên Sơn dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất Việt Nam .
- GV chiếu lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ cho HS quan sát .
Công việc của các bạn bây giờ là quan sát lược đồ ở trên máy chiếu và làm việc theo nhóm đôi , mỗi bàn là một nhóm , các bạn sẽ thảo luận với nhau theo câu hỏi sau : Hãy kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ ?
- GV sẽ mời đại diện của 3 nhóm của 3 tổ sẽ lần lượt lên bảng chỉ và nêu tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ ?
- GV mời HS nhận xét .
- GV đưa ra kết quả , GV vừa chỉ vừa nêu tên các dãy núi : Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Gâm ,dãy Ngân Sơn , dãy Bắc Sơn , dãy Đông Triều ..
- GV chiếu bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam .GV hỏi : Em nào có thể lên bảng tìm dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ .
- GV mời HS lên bảng .
- GV nhận xét và khen ngợi học sinh đó .Cả lớp thấy bạn chỉ có đúng không nào ? Vậy nếu đúng thì cả lớp cho bạn một tràng vỗ tay nào . 
- GV nói : Bây giờ các em hãy dựa vào lược đồ trên bảng , SGK để hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn .
+ Hoàng Liên Sơn : 
Vị trí :
Chiều dài :
Chiều rộng :
Độ cao : 
Đỉnh : 
Sườn :
Thung lũng : 
+ Bạn nào cho biết vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn ở đâu .
+ Cô hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của bạn .GV chiếu đáp án ra .
+ Vậy chiều dài của dãy Hoàng Liên Sơn là bao nhiêu ? 
+ Nhận xét câu trả lời của bạn nào . GV chiếu đáp án ra.
+ Bạn nào cho cô biết chiều rộng của dãy Hoàng Liên Sơn là bao nhiêu ? 
+ Chúng ta cùng xem câu trả lời của bạn có đúng không . GV chiếu kết quả ra .
+ Độ cao của dãy Hoàng Liên Sơn là bao nhiêu ? 
+ Nhận xét câu trả lời của bạn nào . Cô cũng đồng ý với lời nhận xét của bạn .
+ Bạn nào cho cô biết đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn như thế nào ? 
+ GV nhận xét và chiếu đáp án ra.
+ Thế còn sườn của dãy Hoàng Liên Sơn nó như thế nào ? 
+ Cô cảm ơn em .
+ Thung lũng Hoàng Liên Sơn có đặc điểm như thế nào ? 
- Vừa rồi cô trò mình đã hoàn thành xong các ý thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên sơn .
- GV kết luận : Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn,sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Mời cả lớp đọc đồng thanh lại kết luận này cho cô .
- Cả lớp quan sát vào lược đồ và chỉ cho cô đâu là đỉnh núi Phan-xi- păng ?
- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về đỉnh núi Phan- xi - păng .Đỉnh núi Phan- xi- păng là nóc nhà của Tổ Quốc.
b. Hoạt động : Khí hậu lạnh quanh năm .
- GV chiếu câu hỏi : Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ?
- Hãy chỉ vị trí của Sa pa trên bản đồ và cho biết độ cao Sa Pa ?
- Nhận xét câu trả lời của các bạn.
- Dựa vào bảng số liệu , em hãy nêu nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 ? 
- Dựa vào nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 thì em có nhận xét gì về khí hậu của Sa Pa ? 
- GV nhận xét câu trả lời của HS 
KL : Bên cạnh việc có khí hậu mát mẻ quanh năm ,Sa Pa còn có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc , cầu mây , cổng trời , rừng Trúc nên đã trở thành khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng phía Bắc nước ta 
- Cho HS xem một số tranh ảnh về cảnh đẹp Sa Pa .
- Đọc ghi nhớ .
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà.Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta,có nhiều đỉnh nhọn,sườn dốc,thung lũng hẹp và sâu.Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
4. Củng cố , dặn dò .
- Tiết học hôm nay chúng ta học bài gì ? 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò học sinh ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới .
- Lớp học vỗ tay 
- Cả lớp hát 
- 2 HS trả lời .
- HS nhận xét .
- HS lắng nghe .
- Cả lớp vỗ tay .
- HS lắng nghe.
- HS đọc tên bài theo hàng dọc .
- HS quan sát lược đồ .
- 2 HS ngồi cạnh nhau vừa quan sát vừa chỉ lược đồ và nêu cho nhau nghe .
- HS lần lượt lên bảng chỉ và nêu các dãy núi .
- HS nhận xét .
- HS quan sát và lắng nghe .
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS chỉ dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ .
- HS vỗ tay .
- HS trả lời : Ở phía bắc nước ta giữa Sông Hồng và Sông Đà .
- HS quan sát và lắng nghe .
- HS trả lời : khoảng 180 km 
- HS nhận xét .
- HS trả lời : khoảng gần 30 km 
- HS trả lời : Dãy núi cao và đồ sộ nhất nước việt Nam .
- HS nhận xét .
- HS trả lời : Dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh nhọn .
- HS lắng nghe
- HS trả lời : Dãy Hoàng Liên Sơn có sườn rất dốc .
- HS trả lời : Thung lũng Hoàng Liên Sơn thường hẹp và sâu .
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe .
- Cả lớp đọc đồng thanh .
- HS lên bảng chỉ đỉnh núi Phan -xi -păng
- HS đọc SGK và trả lời :
Khí hậu lạnh quanh
năm, nhất là những
tháng mùa đông, có khi
có tuyết rơi.
 Từ độ cao 2000m đến 2500m,thường có nhiều mưa,rất lạnh. Từ độ cao
2500m trở lên, khí hậu
càng lạnh hơn, gió thổi
mạnh.
- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ và nói : Sa Pa cao 1570 m.
- HS nhận xét .
- HS trả lời : Nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 là 9 độ C, vào tháng 7 là 20 độ C.
- HS trả lời : Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm .
- HS quan sát .
- 2 HS đọc ghi nhớ của bài.
- HS trả lời .
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện .

File đính kèm:

  • docxBai_1_Day_Hoang_Lien_Son.docx