iáo án Vật lý 7 bài 10: Độ to của nguồn âm
Đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm:
GV: Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: dây cao su, thước lá thép, giá đỡ.
HS: Chú ý quan sát.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán nhóm mình.
HS: Thảo luận và thống nhất phương án (có thể: cho sợi dây thun dao động, hoặc kẹp thước lá một đầu rồi cho đầu kia dao động)
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng hợp lên bảng.
HS: Quan sát và có quyền bảo vệ ý kiến nhóm mình.
Tuần 13 Ngày soạn: 28/10/2014 Tiết 13 Ngày dạy: BÀI 10: ĐỘ TO CỦA NGUỒN ÂM I/MỤC TIÊU : Kiến thức: + Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. + Nêu được thí dụ về vật phát ra âm to, âm nhỏ. 2.Kỹ năng: + Thiết kế và tiến hành được thí nghiệm để chứng minh âm có biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại. + Vận dụng giải thích được một số hiện tượng đơn giản. 3.Thái độ: +Hoạt động tích cực, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm nhiêm túc. II/CHUẨN BỊ : 1.Chuẩn bị của giáo viên : - Dụng cụ cho mỗi nhóm: Một hệ thống giá đỡ, một sợi dây cao su, một thước lá thép, 1 bảng nhóm. - Dụng cụ cho cả lớp: Một cái trống và búa cao su, 1 quả bóng nhựa, bài giảng trình chiếu. 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài học, liên hệ thực tế về những vật phát ra được to âm nhỏ. III. PHƯƠNG PHÁP: Bàn tay nặn bột kết hợp thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm. IV/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tình hình lớp (1ph) - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ (5 phút) + Câu hỏi: Khi nào vật phát ra âm cao? Khi nào vật phát ra âm thấp? Cho ví dụ? + Trả lời: Khi vật dao động càng nhanh (tần số dao động lớn) thí phát ra âm cao. Khi vật dao động càng chậm (tần số dao động nhỏ) phát ra âm càng thấp. - Ví dụ: Sợi dây đàn căng càng thẳng khi đánh dàn sẽ phát ra âm cao, ngược lại nếu căng dùng hơn khi đánh sẽ phát ra âm thấp. 3.Giảng bài mới: Giới thiệu bài (1 phút): Quan sát ảnh dây đàn và giáo viên đặt vấn đề: - Dao động của dây đàn khác nhau như thế nào khi ta gảy mạnh và gảy nhẹ? - Dây đàn dao động khác nhau như thế nào khi ta chơi nốt cao và nốt thấp? Nội dung bài hôm nay sẽ giúp các em trả lòi các câu hỏi trên. - Tiến trình bài dạy ( 35 phút) : Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5 / Hoạt động 1: Biên độ dao động GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ cây thước lá dao động, sợ dây dao động để giới thiệu khái niệm biên độ dao động. HS: Quan sát, ghi nhớ I. Biên độ dao động: - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. 20/ Hoạt động 2: Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ? B1: Tình huống xuất phát GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 12.2 và cho biết âm phát ra trong hai trường hợp có gì khác nhau? HS: Hoạt động nhóm suy nghỉ trả lời gõ nhẹ phát ra âm nhỏ, gõ mạnh phát ra âm to. B2: Bộc lộ quan điểm ban đầu GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận dự đoán âm phát ra to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào? (có thể đúng hoặc sai) HS: Thảo luận nhóm trả lời: âm phát ra to khi vật dao động nhanh, gõ mạnh, biên độ dao động của vật lớn GV: Tổng hợp các ý kiến các nhóm lên bảng. HS: Các nhóm quan sát và có quyền bảo lưu ý kiến nhóm mình. B3: Đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm: GV: Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: dây cao su, thước lá thép, giá đỡ. HS: Chú ý quan sát. GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán nhóm mình. HS: Thảo luận và thống nhất phương án (có thể: cho sợi dây thun dao động, hoặc kẹp thước lá một đầu rồi cho đầu kia dao động) GV: Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng hợp lên bảng. HS: Quan sát và có quyền bảo vệ ý kiến nhóm mình. B4: Tiến hành thí nghiệm GV: Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ theo thiết kế thí nghiệm của nhóm và tiến hành. HS: Nhận dụng cụ và phân công tiến hành thí nghiệm theo thiết kế, lưu ý ghi lại kết quả trên phiếu học tập. GV: Theo dõi và hướng dẫn các nhóm . HS: Tiến hành thí nghiệm nghiêm túc. B5: Rút ra kết luận GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm lên bảng theo phương pháp khăn trải bàn HS: Đại diện nhóm lên dán kết quả thí nghiệm lên bảng theo sự bố trí của GV. GV: Tổng hợp ý kiến và hoàn thành phần kết luận. HS: Kiểm tra lại dự đoán ban đầu của nhóm là đúng hay sai và rút ra kết luận về độ to của âm. GV: Giới thiệu đơn vị độ to của âm, thiết bị đo dộ to của âm và bảng 2 SGK trang 35 (ngưỡng đau). HS: chú ý II. Âm to, âm nhỏ: - Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề-xi-ben (kí hiệu dB) 10 / Hoạt động : Vận dụng GV : Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu C4 : Quan sát gõ mạnh và nhẹ vào mặt trống ; C6-SGK. HS : Thảo luận và cử đại diện nhóm phát biểu. GV : Treo quả bóng cọ sát vào mặt trống và tiến hành thí nghiệm chứng minh câu C4, qua đó giải quyết tình huống xuất phát. HS : Quan sát và nhận xét câu trả lời của nhóm mình. III. Vận dụng : C4 : Khi gõ nhẹ, biên độ dao động của mặt trống nhỏ nên âm phát ra nhỏ và ngược lại. C5 : Về nhà C6 : Khi máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa lớn và ngược lại. C7 : Về nhà. 4. Cũng cố (2 phút): - GV: Nhắc lại hai nội dung qua trọng của bài bằng sơ đồ tư duy ĐỘ TO CỦA ÂM BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG PHÁT RA ÂM TO, NHỎ Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với VTCB Khi biên độ dao động lớn, nhỏ -Cho học sinh chọn câu hỏi để trả lời 4 câu hỏi củng cố nội dung bài: Câu 1: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Tần số dao động. B. Tốc độ dao đông. C. Biên độ dao động. D. Thời gian dao động. Câu 2: Dao động của dây đàn khác nhau như thế nào khi ta gảy mạnh và gảy nhẹ? Trả lời: Dao động của dây đàn mạnh khi ta gảy mạnh và dao động của dây đàn yếu khi ta gảy nhẹ. Câu 3: Một con lắc dây dao động, nhưng ta không nghe âm phát ra vì: A. con lắc không phải là nguồn âm. B. biên độ dao động của con lắc bé. C. con lắc không có âm phát ra. D. Tần số dao động của con lắc nhỏ hơn 20Hz. Câu 4: Dây đàn dao động khác nhau như thế nào khi ta chơi nốt cao và nốt thấp? Trả lời: Dây đàn dao động nhanh khi ta chơi nốt cao và dây đàn dao động chậm khi ta chơi nốt thấp. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút): -Xem trước bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - Hướng dẫn bài tập số: V/RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- DO TO CUA AM - VAT LY 7.doc