Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 12 (cấpTHPT) năm 2009

GV cần cho học sinh thấy khi tốt nghiệp và đặc biệt là khi thi vào đại học, chương trình thi không chỉ nằm trong chương trình sinh học 12 mà còn nằm trong toàn bộ chương trình của cả bậc THPT, thậm chí toàn bộ những gì mà học sinh đã học được.

 Việc ôn tập và hệ thống hoá là công việc của từng học sinh. GV không nên làm sẵn chương trình ôn tập để học sinh học thuộc mà nên tạo điều kiện để học sinh thể hiện những gì mà mình đã học được. Qua sự trình bày của học sinh GV có thể giúp các em điều chỉnh những thiếu sót hoặc đặt ra các câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có hiểu đúng các khái niệm cơ bản hay không. Bài này là một trong những bài khó nhất, GV phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương pháp mới có thể thực hiện thành công. Nên giao trước nội dung cho từng nhóm học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Giờ học chỉ là những hoạt động báo cáo của các nhóm về kết quả làm việc của nhóm. GV cũng có thể hướng dẫn ôn tập theo quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống : đi theo từng bậc cấu trúc, mỗi bậc nêu đặc điểm sinh học đặc trưng.

 

 Sau khi học xong toàn bộ chương trình sinh học bậc THPT, học sinh cần phải :

 - Khái quát hoá được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của sự sống.

 - Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái.

 - Nắm được cơ chế di truyền và biến dị, qua đó giải thích được tại sao con cái sinh ra chỉ giống bố, mẹ trên những nét lớn, đồng thời cũng hiểu được tại sao sinh giới ngày nay đa dạng và phong phú.

 - Hiểu được cơ chế tiến hoá của sinh giới theo các quan niệm, đặc biệt là quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp.

 - Nhận biết được các mỗi quan hệ hữu cơ giữa các cấp tổ chức của sự sống và sự tương tác giữa các cấp tổ chức sống với môi trường.

 

doc174 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 12 (cấpTHPT) năm 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i truyền nhằm hỗ trợ tích cực cho tư vấn di truyền, trên cơ sở đó nếu vẫn sinh con thì sau khi sinh có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng hợp lí hoặc các biện pháp kĩ thuật thích hợp giúp hạn chế tối đa hậu quả xấu của trẻ bị bệnh.
> Kĩ thuật chọc dò dịch ối (thực hiện lúc thai 16-18 tuần) : dùng bơm tiêm đưa kim vào vùng dịch ối, hút ra 10-20 ml dịch (trong đó có các tế bào phôi), li tâm để tách tế bào phôi, nuôi cấy tế bào ® phân tích NST và ADN.
> Kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai (thực hiện lúc phôi 6-8 tuần) : đưa 1 ống nhỏ vào tua nhau thai để tách tế bào thai ® phân tích NST và ADN.
Cần lưu ý : Trước khi tiến hành chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết tua nhau thai, người ta cần siêu âm để xác định đúng vị trí của thai, tua nhau thai và dịch ối. 
* Liệu pháp gen : 
Cần cho HS biết được : Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến. Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp : Đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành.
Mục đích : hồi phục chức năng bình thường của tế bào hay mô, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.
(1) Tách tế bào đột biến ra từ người bệnh.
(2) Các bản sao bình thường của gen đột biến được cài vào virut rồi đưa vào các tế bào đột biến ở trên.
(3)Chọn các dòng tế bào có gen bình thường lắp đúng thay thế cho gen đột biến rồi đưa trở lại bệnh nhân.
GV có thể chia nhóm, cho HS thảo luận và trình bày trước lớp các vấn đề : Thế nào là gánh nặng di truyền ? Tại sao phải bảo vệ vốn gen di truyền của loài người ? Các biện pháp bảo vệ vốn gen loài người ?
- Một số vấn đề xã hội của di truyền học (mục II) : GV cho HS đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu các vấn đề, tập trung vào mục 3 và 4.
ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC
	Phần di truyền GV có thể dùng các sơ đồ, bảng biểu để ôn tập.
1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử : So sánh các quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã bằng cách hoàn thành bảng sau :
Các cơ chế
Nguyên tắc tổng hợp
Diễn biến cơ bản
Ý nghĩa
Nhân đôi ADN
Phiên mã
Dịch mã
2. Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào.
	Có thể sử dụng sơ đồ sau để ôn tập cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào :
	 Nguyên phân	 Giảm phân
Hợp tử (2n) E	 Cơ thể (2n) giao tử (n) 
	 Thụ tinh
	 Hợp tử (2n)
	 Nguyên phân	 Giảm phân
Hợp tử (2n) C	 Cơ thể (2n) giao tử (n) 
3. Cơ chế di truyền ở cấp độ cơ thể (các quy luật di truyền) :
	GV có thể sử dụng bảng sau để ôn tập :
Quy luật
Nội dung
Cơ sở tế bào học
Ý nghĩa
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
Quy luật tương tác gen
Quy luật liên kết gen
Quy luật hoán vị gen
Quy luật di truyền liên kết với giới tính
4. Cơ chế di truyền ở cấp độ quần thể : Hoàn thành bảng sau :
Điểm so sánh
Quần thể tự phối
Quần thể ngẫu phối
Tính đa hình
Tần số tương đối của các alen 
Thành phần kiểu gen 
5. Ứng dụng di truyền học : Hoàn thành bảng sau :
Các phương pháp tạo giống
Quy trình
Ý nghĩa
Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Tạo giống bằng công nghệ tế bào
Tạo giống bằng công nghệ gen
Phần biến dị, GV có thể thực hiện theo SGK hoặc chuyển thành bảng để HS tiện ôn tập
Các loại biến dị
Khái niệm
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
Đặc điểm
Vai trò và ý nghĩa
Thường biến
Biến dị tổ hợp
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến lệch bội
Đột biến đa bội
Phần sáu. TIẾN HOÁ
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ TIẾN HOÁ
BÀI 24 : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
- Bằng chứng giải phẫu so sánh (mục I) :
	GV cho HS tìm hiểu các khái niệm cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hoá và lấy ví dụ minh hoạ. Từ đó rút ra vai trò của các bằng chứng giải phẫu : Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
- Bằng chứng phôi sinh học (mục II) :
	GV có thể cho HS quan sát hình 24.2 và rút ra nhận xét.
+ Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. 
+ Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
- Bằng chứng địa lí sinh vật học (mục III) :
	GV giúp HS nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học. Lấy các ví dụ minh hoạ.
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử (mục IV) : Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên giúp HS nêu và giải thích được các bằng chứng tế bào học và bằng chứng sinh học phân tử. Lưu ý HS đây là hai loại bằng chứng khác nhau.
GV có thể cho HS tự tìm kiếm thêm các ví dụ ngoài SGK về bằng chứng sinh học phân tử (các loài đều sử dụng mã di truyền có các đặc điểm chung, cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử về cơ bản là giống nhau...) và các bằng chứng tế bào học (mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản  : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân...).
BÀI 25 : HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
- Học thuyết tiến hoá của Lamac (mục I) : 
	GV cho HS đọc thông tin trong SGK và tìm hiểu các nội dung : Nguyên nhân tiến hoá, cơ chế tiến hoá, hình thành các đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hoá. Điểm mấu chốt cần ghi nhớ là nêu được đóng góp quan trọng của Lamac : đưa ra khái niệm “tiến hoá”, cho rằng sinh vật có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh. 
- Thuyết tiến hoá của Đacuyn (mục II) :
	GV có thể hướng dẫn HS cách Đacuyn hình thành nên học thuyết của minh bằng cách hướng dẫn HS hoàn thành bảng.
Hiện tượng quan sát được
Suy luận
Hình thành giả thuyết
- Các cá thể của cùng một bố mẹ giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có quan hệ họ hàng, nhưng chúng cũng khác bố mẹ ở nhiều đặc điểm. 
- Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót được đến tuổi sinh sản.
- Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi, trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường.
- Các cá thể luôn phải đấu tranh với các điều kiện ngoại cảnh và đấu tranh với nhau để dành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn).
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn (dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn) các cá thể khác thì sẽ để lại nhiều con cháu hơn cho quần thể ® số lượng cá thể có biến dị thích nghi ngày càng tăng, số lượng cá thể có biến dị không thích nghi ngày càng giảm.
- Quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể mang biến dị kém thích nghi, tăng cường các cá thể mang các biến dị thích nghi. 
- CLTN phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
(Cần nhấn mạnh : với thuyết CLTN Đacuyn đã bước đầu thành công trong việc giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh vật).
Sau đó GV có thể yêu cầu HS so sánh quan niệm của Đacuyn với học thuyết Lamac bằng bảng :
Vấn đề
Lamac
Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến hoá
- Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian.
-Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
- Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hoá
- Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
- Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
3. Hình thành đặc điểm thích nghi
Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
- Biến dị phát sinh vô hướng.
- Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi.
4. Hình thành loài mới
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. 
 Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, từ một gốc chung.
5. Chiều hướng tiến hoá
Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
BÀI 26 : HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
 Đây là một bài trong SGK vừa dài vừa khó, GV phải biết cách tập trung vào trọng tâm kiến thức mới đảm bảo trong thời gian 45 phút. GV nên tập trung vào mục II (các nhân tố tiến hoá), dành nhiều thời gian để phân biệt vai trò của từng nhân tố (mặc dù tất cả các nhân tố tiến hoá đều làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể) đặc biệt là nhân tố đột biến và chọn lọc tự nhiên.
- Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá (mục I) :
GV nên giúp HS làm rõ các khái niệm “học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại” ? (thuyết tiến hoá dựa trên cơ chế chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hoá của Đacuyn và sự tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong các nhiều lĩnh vực sinh học đặc biệt là di truyền học quần thể).
GV cho HS đọc thông tin SGK và giúp HS làm rõ các khái niệm “tiến hoá nhỏ” và “tiến hoá lớn”.
GV giúp HS làm rõ khái niệm “nguồn biến dị di truyền trong quần thể” ? phân biệt được khái niệm biến dị sơ cấp (biến dị ban đầu được tạo thành do đột biến) và nguồn nguyên liệu thứ cấp (được hình thành do quá trình sinh sản – biến dị tổ hợp).
- Các nhân tố tiến hoá (mục II) : Đây là nội dung khó và là trọng tâm của bài. 
Trước hết, GV nên làm rõ khái niệm “nhân tố tiến hoá” (Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
+ Nhân tố đột biến : Khi đề cập tới nhân tố “đột biến” cần chú ý vai trò quan trọng của đột biến : Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các biến dị di truyền ® đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. Đột biến làm biến đổi tần số của các alen nhưng rất chậm.
+ Di nhập gen : Để làm sáng tỏ nhân tố “di – nhập gen” cần chú ý thông qua phân tích ví dụ cụ thể (có thể làm tăng hoặc giảm tần số alen không theo một hướng nào cả).
+ Chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, qua đó làm biến đổi tần số của các alen trong quần thể theo một hướng nhất định. CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn).
+ Giao phối không ngẫu nhiên : gồm giao phối gần (tự phối – tự thụ phấn) và giao phối có chọn lọc. Giao phối gần không làm thay đổi tần số alen nhưng thay đổi thành phần kiểu gen qua từng thế hệ theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp. Giao phối có chọn lọc làm thay đổi tần số alen
 Cần chú ý phân tích vai trò của giao phối cùng với đột biến (đột biến tạo alen mới - nguyên liệu sơ cấp, còn giao phối phát tán các đột biến vào các tổ hợp kiểu gen - nguyên liệu thứ cấp) làm cho quần thể thành kho dự trữ các biến dị di truyền ở mức bão hòa. Đây chính là nguồn nguyên liệu tiến hoá. 
+ Các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt gen - biến động di truyền) làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên (đặc biệt là các quần thể có kích thước nhỏ). 
Bài 27 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
- Khái niệm đặc điểm thích nghi (mục I) :
	Cần lưu ý, các đặc điểm thích nghi được quy định bởi một hoặc một số gen, các đặc điểm thích nghi dù là do môi trường tạo nên hay do kiểu gen quy định đều là những đặc điểm về kiểu hình (phenotype).
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi (mục II) :
	GV cần lưu ý để HS giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi : Chịu sự chi phối chủ yếu của 3 nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Quá trình đột biến và quá trình giao phối có thể làm phát sinh các biến dị tổ hợp tao ra các cá thể có kiểu hình thích nghi hoặc không thích nghi, dưới tác động của CLTN các cá thể mang đặc điểm kém thích nghi sẽ bị đào thải, các cá thể mang đặc điểm thích nghi sẽ được giữ lại ® dần dần hình thành nên quần thể thích nghi. 
Bài 28 : LOÀI
- Khái niệm loài sinh học (mục I) : Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể : 
+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (1)
+ Có khu phân bố xác định. (2)
+ Các cá thể có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. (3)
- Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài (mục II) : GV có thể hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau :
Các cơ chế cách li sinh sản
Khái niệm
Ví dụ
Cách li trước hợp tử
Các loại cách li
Cách li nơi ở (sinh cảnh)
Cách li tập tính
Cách li thời gian (mùa vụ)
Cách li cơ học
Cách li sau hợp tử
Bài 29 - 30 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
- Hình thành loài khác khu vực địa lí (mục I) : Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung vào mục I.1. để làm rõ cơ chế quá trình hình thành loài mới. GV cho HS đọc SGK và mô tả cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí (núi, sống, biển…) ngăn cản các cá thể của các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. GV hướng dẫn HS tìm hiểu cơ chế hình thành loài bằng con đường địa lí :
* Trong quá trình mở rộng khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện địa lí khác nhau và bị cách li địa lí.
* Trong các điều kiện địa lí đó, chọn lọc tự nhiên (và các nhân tố khác) tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện địa lí tương ứng ® tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể, dần dần hình thành nòi địa lí rồi loài mới.
Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích luỹ dẫn đến sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
GV có thể yêu cầu HS cho biết vai trò của cách li địa lí ? (làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li không giao phối được với nhau, duy trì sự khác biệt về vốn gen của quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra).
GV giúp HS giải thích được tại sao các các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài và tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có các loài đặc hữu.
GV có thể hỏi thêm HS : Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở nhóm sinh vật nào ? thường diễn ra nhanh hay chậm ? Điều kiện địa lí có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật và tiến hoá không ? (không mà là các nhân tố tiến hoá, đặc biệt là CLTN) Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi có đồng nghĩa với quá trình hình thành loài mới hay không ?
	GV giúp HS trình bày và giải thích được thí nghiệm của Đôtđơ chứng minh cách li địa lí dẫn đến sự cách li sinh sản như thế nào.
- Hình thành loài cùng khu (mục II) :
	+ II.1. Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái.
	GV tập trung cho HS nghiên cứu làm rõ cơ chế hình thành loài bằng cách li sinh thái :
* Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.
* Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng ® tạo nên sự khác biệt về vốn gen của quần thể, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi loài mới.
GV có thể hỏi thêm : Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở nhóm sinh vật nào ? thường diễn ra nhanh hay chậm ?
+ II.1. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá :
GV tập trung thời gian giúp HS giải thích được cơ chế hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá :
	GV có thể ôn lại kiến thức đột biến đa bội bằng cách yêu cầu HS trình bày cơ chế hình thành thể dị đa bội. 
P	Cá thể loài A (2nA) ´ Cá thể loài B (2nB)
G	nA	nB
F1	 	 (nA + nB) ® 	Không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ)
 (nA + nB)	 (nA + nB)
F2	(2nA + 2nB)
	 (Thể song nhị bội) ® Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ)
* Quá trình lai xa tạo ra con lai khác loài.
* Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ ® không tạo các cặp tương đồng ® quá trình tiếp hợp và giảm phân không diễn ra bình thường.
* Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ ® tạo được các cặp tương đồng ® quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường ® con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái ® loài mới hình thành.
	GV có thể hỏi thêm HS : Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở nhóm sinh vật nào (ví dụ dương xỉ và thực vật có hoa) ? thường diễn ra nhanh hay chậm ? Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
	Cuối cùng GV cần cho HS biết rằng : Dù hình thành theo phương thức nào, loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà là quần thể hoặc nhóm quần thể tồn tại và phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Bài 31 : TIẾN HOÁ LỚN
Bài này là một nội dung tương đối khó, GV nên tập trung vào mục I để làm rõ các đặc điểm của tiến hoá lớn và chiều hướng tiến hoá.
- Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống (mục I) :
Trước tiên GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm tiến hoá lớn đã học ở bài 26 : (Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài).
Tiến hoá lớn nghiên cứu quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài, ngoài ra còn nghiên cứu mối quan hệ tiến hoá giữa các loài nhằm làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên trái đất. GV có thể cho HS quan sát hình 31.1 SGK và rút ra nhận xét :
* Từ một loài ban đầu hình thành nên các loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu ® đây là con đường phân li tính trạng ® suy rộng ra các loài sinh vật đa dạng và phong phú như ngày nay đều có thể bắt nguồn từ một tổ tiên chung. 
* Trong quá trình tiến hoá, có rất nhiều loài bị tiêu diệt (đôi khi nhiều hơn các loài hiện tại) điều đó chứng tỏ mặt chủ yếu của CLTN là đào thải.
* Dựa vào sơ đồ cây phân loại có thể xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
	GV cho HS đọc thông tin trong SGK và giúp HS rút ra một số nhận xét về tiến hoá lớn :
+ Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.
+ Tốc độ tiến hoá diễn ra không đều ở các nhóm.
+ Chiều hướng tiến hoá : Các nhóm sinh vật khác nhau có thể tiến hoá theo các xu hướng khác nhau thích nghi với các môi trường khác nhau :
	* Đa số các nhóm sinh vật tiến hoá theo hướng : Đa dạng và phong phú (được tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi hình thành trong quá trình hình thành loài), tổ chức cao, thích nghi hợp lí. Trong đó, thích nghi là chiều hướng cơ bản nhất.
	* Một số nhóm có thể tiến hoá theo hướng đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể thích nghi với môi trường, một số nhóm giữ nguyên cấu trúc cơ thể (như vi khuẩn) nhưng tiến hoá theo hướng đa dạng hoá hình thức chuyển hoá vật chất.
	GV có thể yêu cầu HS giải thích tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản.
- Một số thực nghiệm về tiến hoá lớn (mục II) : GV cho HS đọc thông tin trong SGK và trình bày được một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn. GV cần lưu ý : Giải thích được nghiên cứu quá trình tiến hoá lớn làm sáng tỏ được những vấn đề gì của sinh giới ? Hiện nay, có hai giả thuyết về nhịp độ tiến hoá. 
Một là thuyết tiến hoá từ từ cho rằng quá trình tiến hoá xẩy ra bắt đầu từ sự biến đổi từ từ về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (tiến hoá nhỏ). Sự tiến hoá như vậy xẩy ra một cách chậm chạp dẫn đến tích luỹ dần những biến đổi nhỏ về các đặc điểm hình thái, cấu trúc trên cơ thể sinh vật làm xuất hiện các loài mới một khi có sự cách li sinh sản giữa các quần thể. Những biến đổi nhỏ sẽ được tích luỹ lâu dần làm xuất hiện các biến đổi lớn rồi dẫn đến hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài (tiến hoá lớn). 
Học thuyết thứ 2, thuyết cân bằng ngắt quãng, lại cho rằng suốt trong quá trình tồn tại của mình loài rất ít biến đổi. Những khác biệt giữa các loài chỉ xuất hiện khá đột ngột trong quá trình hình thành

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc ky nang mon Sinh hoc 12.doc