Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ Lớp 7

- Xác định được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh hoạ. (+ Là sản phẩm do con người tạo ra; + Có đặc điểm chung về ngoại hình, năng suất và chất lượng; + Có tính di truyền ổn định; + thích nghi với điều kiện sống nhất định).

(Qua nội dung của mục I.1, bài 31)

- Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi và trên các loại giống vật nuôi theo mỗi tiêu chuẩn phân loại. Nêu được những điều kiện cơ bản để được công nhận là một giống vật nuôi

(Qua nội dung mục I.2, I.3 bài 31)

- Nêu và lấy ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi .

(Qua nội dung mục II, bài 31)

 

doc85 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ Lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạt lúa, ngô lửng, lép…
+ Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước để xử lý lúa hay ngô. 
+ Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu
(Qua nội dung bài 17)
- Chuẩn bị và đặt được thí nghiệm đúng yêu cầu kỹ thuật để xác định được sức nẩy mầm và tỷ lệ nẩy mầm của hạt lúa hay ngô giống. 
(Qua nội dung mục II, bài 18)
- Tính được tỷ lệ nẩy mầm, sức nẩy mầm của hạt lúa, ngô, mẫu cần kiểm tra phản ánh sát thực chất lượng của hạt.
(Qua nội dung bước 4 của quy trình thực hành, bài 18)
1.5.3. Thái độ
Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường 
- Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
(Qua nội dung bài 15)
- Vận dụng hiểu biết về kiểm tra hạt giống trước khi gieo để xác định được tỷ lệ nẩy mầm, sức nẩy mầm của hạt giống, giúp gia đình quyết định sử dụng hay thay bằng hạt giống khác. 
(Qua nội dung bài 18)
- Tích cực cùng gia đình xử lí hạt giống như hạt lúa, ngô trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nẩy mầm và góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại 
(Qua nội dung bài 17)
- Tham gia cùng gia đình trong việc chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc, tưới nước. 
(Qua nội dung bài 19) 
- Có ý thức cùng gia đình thu hoạch, bảo quản sản phẩm cây rau, màu đúng kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế. 
(Qua nội dung mục I, II, bài20)
2. Lâm nghiệp 
2.1. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng.
- Xác định được các vai trò của rừng đối với đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường. 
2.1.1. Kiến thức 
(Qua nội dung mục I, bài 22)
a. Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng.
- Nêu được thực trạng rừng của nước ta hiện nay về diện tích đất rừng, độ che phủ, diện tích đồi trọc biến đổi từ 1943 đến 1995. Liên hệ đến biến đổi về thiên tai trong những năm gần đây, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa diện tích rừng che phủ bị giảm và thiên tai xảy ra.
(Qua nội dung mục II.1, bài 22)
- Nêu được các nhiệm vụ của việc trồng rừng ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng (nếu địa phương có đất trồng rừng) 
(Qua nội dung mục II.2, bài 22) 
b. Biết được qui trình gieo ươm, trồng cây con và chăm sóc cây rừng
- Nêu được các yêu cầu cơ bản của việc chọn đất lập vườn ươm cây rừng nhằm đảm bảo tỉ lệ nẩy mầm cao, cây con sinh trưởng và phát triển tốt, thuận lợi cho việc chăm sóc nhất và tưới nước, thuận lợi cho việc vận chuyển cây con đi trồng.
(Qua nội dung mục I.1, bài 23) 
- Xác định được cách phân chia vườn ươm cây rừng nhằm tận dụng đất đai, đảm bảo kỹ thuật gieo hạt, ươm cây con, chăm sóc và đảm bảo chế độ ánh sáng phù hợp.
(Qua nội dung mục I.2, bài 23) 
- Trình bày được trình tự các bước và yêu cầu kỹ thuật của mỗi bước trong quy trình làm đất vườn ươm cây rừng
(Qua nội dung mục II.1, bài 23) 
- Trình bày được cách làm luống đất để gieo hay ươm cây rừng, cách làm bầu đất để gieo hạt cây rừng trong đó nêu rõ cách làm đất bầu (ruột bầu) 
(Qua nội dung mục II.2, bài 23) 
- Xác định được các cách tác động làm cho hạt cây rừng có tỷ lệ nẩy mầm cao và giải thích được cơ sở khoa học của mỗi cách tác động
(Qua nội dung mục I, bài 24) 
- Trình bày được thời vụ gieo hạt ở mỗi vùng của nước ta, nhằm làm cho cây con sinh trưởng phát triển tốt, trình bày được trình tự các bước và yêu cầu kỹ thuật trong mỗi bước của quy trình gieo hạt cây rừng
(Qua nội dung mục II, bài 24)
- Nêu được các công việc và mục đích của mỗi công việc trong quá trình chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
(Qua nội dung mục III, bài 24)
- Trình bày được thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước và kỹ thuật làm đất trồng cây rừng như kích thước của hố, tạo đất trong hố để cây sớm bén rễ và phát triển.
(Qua nội dung mục I, II, bài 26)
- Mô tả được quy trình kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật trong từng bước của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu 
(Qua nội dung mục III.1, bài 26)
- Mô tả được quy trình và yêu cầu kỹ thuật trong mỗi khâu của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần. Phân biệt về sự khác nhau giữa kỹ thuật trồng rừng bằng cây có bầu và cây rễ trần 
(Qua nội dung mục III.2, bài 26)
- Trình bày được các nội dung của việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng và yêu cầu kỹ thuật của mỗi nội dung công việc, vai trò của mỗi công việc trong việc chăm sóc rừng. 
(Qua nội dung mục II, bài 27)
- Nêu được thời gian, số lần cần chăm sóc rừng sau khi trồng và giải thích vì sao những năm đầu mới trồng thì số lần chăm sóc cần nhiều, càng về sau số lần chăm sóc càng giảm 
(Qua nội dung mục I, bài 27)
2.1.2. Kĩ năng 
Gieo được hạt và cấy cây đúng kỹ thuật
- Làm được đất và bầu đất đúng kỹ thuật 
- Gieo được hạt vào bầu theo đúng các bước trong quy trình. 
- Trồng được cây con vào bầu đúng kỹ thuật.
(Qua nội dung bài 25)
2.1.3. Thái độ 
Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường sinh thái.
- Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm , cải thiện môi trường sinh thái. 
(Qua nội dung các bài 23, 24 , 25, 26, 27)
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống, sản xuất, cải thiện môi trường sinh thái 
(Qua nội dung bài 22)
2.2. Khai thác và bảo vệ rừng 
2.2.1. Kiến thức 
a. Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.
- Trình bày được khái niệm khai thác rừng 
+ Thu hoạch lâm sản
+ Phục hồi rừng tốt 
- Nêu được đặc điểm mỗi loại khai thác rừng về lượng chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng, đồng thời phân biệt khai thác dần và khai thác chọn, khai thác trắng và khai thác dần. Nêu và giải thích điều kiện để thực hiện khai thác trắng, lợi ích của việc khai thác trắng đúng kỹ thuật. 
(Qua nội dung mục I, bài 28)
- Nêu và giải thích được tại sao ở nước ta hiện nay chỉ được khai thác chọn và lượng gỗ khai thác không được quá 35% lượng gỗ khu rừng khai thác. 
(Qua nội dung mục II, bài 28)
- Nêu được các biện pháp quan trọng để phục hồi rừng nói chung và ở nước ta nói riêng (nước ta không khai thác trắng, khai thác dần, chỉ khai thác chọn).
(Qua nội dung mục III, bài 28)
b. Biết được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng
- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
(Qua nội dung mục I, bài 29 và tổng kết thực tiễn) 
- Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu, nhược điểm của việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay (nơi có rừng).
(Qua nội dung mục II, bài 29)
- Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả.
(Qua nội dung mục III, bài 29)
2.2.2. Thái độ
Tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường.
- Có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm luật bảo vệ rừng ở địa phương. Tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, làm mất rừng, mất dần động vật quí hiếm
(Qua nội dung bài 28,29)
- Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quí hiếm đặc biệt những loài có tên trong sách đỏ. 
(Qua nội dung bài 28, 29) 
3. Chăn nuôi 
3.1. Giống vật nuôi
3.1.1. Kiến thức 
a. Biết được vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi.
- Xác định được vai trò của chăn nuôi đối với đời sống nhân dân, đối với phát triển trồng trọt, đối với phát triển nền kinh tế của đất nước. Nêu được ví dụ minh họa
(Qua nội dung mục I, bài 30) 
- Nêu được các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, để cải thiện đời sống nhân dân và phát triển kinh tế.
(Qua nội dung mục II, bài 30) 
b. Biết được khái niệm về giống, phân loại giống. 
- Xác định được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh hoạ. (+ Là sản phẩm do con người tạo ra; + Có đặc điểm chung về ngoại hình, năng suất và chất lượng; + Có tính di truyền ổn định; + thích nghi với điều kiện sống nhất định).
(Qua nội dung của mục I.1, bài 31) 
- Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi và trên các loại giống vật nuôi theo mỗi tiêu chuẩn phân loại. Nêu được những điều kiện cơ bản để được công nhận là một giống vật nuôi
(Qua nội dung mục I.2, I.3 bài 31) 
- Nêu và lấy ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi .
(Qua nội dung mục II, bài 31)
c. Biết được khái niệm về sự sinh trưởng phát dục và các yếu tố ảnh hưởng.
- Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát dục, lấy được ví dụ minh hoạ. 
(Qua nội dung mục I.1, I.2 bài 32)
- Nêu và giải thích được ba đặc điểm quan trọng của sinh trưởng phát dục của vật nuôi và nêu được ý nghĩa của việc nắm vững đặc điểm về sinh trưởng, phát dục.
 (Qua nội dung mục II, bài 32)
- Nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi. 
(Qua nội dung mục III, bài 32)
d. Biết được khái niệm, phương pháp chọn giống, phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
- Chỉ ra được khái niệm chọn giống vật nuôi và lấy được ví dụ minh hoạ ( + Dựa vào mục đích chăn nuôi, chọn con đực, cái đạt tiêu chuẩn, giữ lại làm giống)
(Qua nội dung mục I, bài 33) 
- Trình bày được phương pháp chọn giống vật nuôi (chọn con đực, con cái đạt tiêu chuẩn) và phân biệt phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp, vai trò của phương pháp.
Chú ý: + Khái niệm chọn lọc hàng loạt, có thể được diễn đạt như sau:
Chọn lọc hàng loạt là phương pháp chọn giống vật nuôi mà từ đàn vật nuôi lựa chọn được những cá thể tốt nhất để làm giống.
+ Kiểm tra năng suất (hay kiểm tra cá thể) là phương pháp chọn giống vật nuôi mà từ những con của các cặp bố mẹ tốt được nuôi dưỡng trong cùng thời gian, trong cùng điều kiện “chuẩn”, chọn ra những cá thể tốt để làm giống. 
Khác nhau về bản chất là các cá thể được chọn ở phương pháp chọn hàng loạt chỉ quan tâm đến các cá thể trong đàn đạt tiêu chuẩn còn các cá thể được chọn trong phương pháp kiểm tra cá thể là con của các bố, mẹ tốt (đạt tiêu chuẩn).
Các con trong đàn được nuôi trong điều kiện chuẩn, chọn những cá thể đạt chuẩn trong đàn làm giống 
(Qua nội dung mục II, bài 33) 
- Nêu được nội dung, mục đích và các biện pháp quản lý giống vật nuôi. 
(Qua nội dung bài mục III, bài 33)
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối (trong số những con bố, mẹ đã được chọn lọc, xác định được cặp bố mẹ, tạo được đời con có những đặc điểm tốt nhất theo mục đích sản xuất). Phân biệt chọn phối và chọn giống vật nuôi. Nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi.
(Qua nội dung mục I.1, bài 34 và mục I, bài 33). 
- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ
(Qua nội dung mục I.2, bài 34) 
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống. 
Chú ý: Chọn phối cùng giống và nhân giống thuần chủng về cách làm như nhau nhưng lại khác nhau về mục đích. 
Chọn phối cùng giống thì mục đích là chọn ra con đực nào với con cái nào trong số những con đực và con cái đã được chọn làm giống, cho giao phối với nhau cho thế hệ con tốt hơn.
Ví dụ: Sau khi chọn giống đã chọn được 3 con lợn đực, kí hiệu là O1, O2, O3 và 5 con lợn cái, kí hiệu là O1, O2, O3, O4, O5 cùng giống lợn Móng Cái. Khi cho giao phối, không phải bất kỳ con đực nào, với con cái nào đều cho đời con tốt như nhau. Do đó người ta phải thử khả năng phối hợp, nghĩa là lấy từng con đực cho giao phối với từng con cái như ví dụ trên ta có 15 cặp (3x5), những cặp nào trong số 15 cặp đã thử cho đời con tốt hơn, chọn được cặp lợn bố mẹ cho đời con tốt gọi là chọn đôi giao phối. Điều này có thể được diễn đạt như sau: 
Cái
Đực
O1
O2
O3
O4
O5
O1
Con tốt
Con tốt
O2
Con tốt 
O3
Con tốt
Con tốt
Chọn được 5 cặp lai tốt 
O2 x O1 
O5 x O1
O3 x O2 
O1 x O3
O4 x O3
Người ta chỉ cho 5 cặp nêu trên giao phối với nhau, đó là mục đích của chọn phối. 
Nhân giống thuần chủng thì mục đích là tạo được số lượng đàn con tăng lên so với ban đầu, nhưng chất lượng thấp nhất là giữ được như ban đầu, những con đực, con cái, mới được tạo ra có thể lại được dùng làm bố mẹ để nhân giống thuần chủng tiếp hay dùng để lai giống, cũng có thể dùng làm thương phẩm.
Chọn giống vật nuôi là từ đàn vật nuôi chọn ra được con đực, con cái tốt dùng để làm giống. Còn chọn phối là từ những con đực, con cái tốt đã được tạo ra từ chọn giống vật nuôi cho ghép đôi giao phối như thế nào để được đời con tốt nhất.
(Qua nội dung mục 1.2, bài 34 và mục I, bài 33) 
- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
(Qua nội dung bài II.2, bài 34)
3.1.2. Kỹ năng 
Nhận dạng được một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
- Nhận biết được một số giống gà, lợn qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình.
- Thực hiện được công việc đo kích thước một số chiều đo của gà và lợn.
- Tính toán được một vài thông số và đánh giá được khả năng sản xuất của vật nuôi dựa vào kết quả thực hành.
3.2. Thức ăn vật nuôi 
3.2.1. Kiến thức 
a. Biết được nguồn gốc, thành phần và vai trò của chất dinh dưỡng. 
- Kể ra được tên một số thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm. 
(Qua nội dung mục I.1, bài 37)
- Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi.
(Qua nội dung mục I.2, bài 37)
- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi 
(Qua nội dung mục II, bài 37) 
- Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hoá ở vật nuôi 
(Qua nội dung mục I, bài 38)
- Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
(Qua nội dung mục II, bài 38)
b. Biết được mục đích, phương pháp chế biến, dự trữ và sản xuất một số loại thức ăn giàu Prôtein, gluxit, thô, xanh.
- Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. Phân biệt chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nêu được ví dụ thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ở gia đình hay địa phương.
(Qua nội dung mục I.1, I.2, bài 39)
- Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nói chung và nêu được ví dụ cụ thể để minh hoạ.
(Qua nội dung mục II.1, bài 39)
- Trình bày được tên và nội dung các loại phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được ví dụ thực tế để minh hoạ
(Qua nội dung mục II.2, bài 39) 
- Nêu được tiêu chuẩn phân loại thức ăn vật nuôi dựa vào thành phần dinh dưỡng. Xếp được thức ăn cụ thể có nguồn gốc động vật hay thực vật thuộc loại giàu prôtein hay giàu gluxit hay thuộc thức ăn thô. 
(Qua nội dung mục I, bài 40)
- Xác định được ý nghĩa của việc phân loại thức ăn vật nuôi theo nguồn gốc và theo thành phần dinh dưỡng (phân chia theo nguồn gốc giúp thuận lợi cho việc bảo quản và chế biến, cho việc sản xuất thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi.
(Qua nội dung mục I, bài 40 và mục I, II bài 39).
- Trình bày được phương pháp sản xuất thức ăn giàu protêin, giàu gluxit và thức ăn thô, xanh và lấy được ví dụ cụ thể để minh họa.
(Qua nội dung mục II, III bài 40)
- Từ sản phẩm thực tế nào đó thuộc ngành chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản xác định được loại thức ăn vừa theo nguồn gốc, vừa theo thành phần dinh dưỡng và nêu được phương pháp tạo ra được sản phẩm đó. 
(Qua nội dung bài 39, 40 và suy luận của HS)
3.2.2. Kỹ năng
Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh là rộng hơn chế biến thức ăn bằng men. Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh bao gồm: ủ xanh, ủ chua (lên men axetic) ủ men cám, ủ men gạo (lên men êtylic). Khi diễn đạt cần chú ý dùng thuật ngữ cho phù hợp.
a. Chế biến được thức ăn giàu gluxit bằng men và đánh giá chất lượng thức ăn.
- Chọn được nguyên liệu, chuẩn bị được dụng cụ để chế biến thức ăn vật nuôi giàu Gluxit bằng men. 
(Qua nội dung mục I, bài 42)
- Thực hiện đúng qui trình chế biến thức ăn vật nuôi từ nguyên liệu giàu gluxit bằng men rượu. Vận dụng tại gia đình cho lên men cám hay bột gạo, hay bột ngô làm thức ăn chăn nuôi lợn 
(Qua nội dung mục II, bài 42).
b. Đánh giá được chất lượng thức ăn chế biến bằng phương pháp vi sinh.
- Chuẩn bị được dụng cụ, vật liệu để đánh giá chất lượng thức ăn ủ men rượu, vận dụng đúng qui trình và xác định được chất lượng thức ăn được chế biến bằng phương pháp vi sinh, phát biểu được mùi đặc trưng, màu sắc sản phẩm , đối chiếu với các tiêu chuẩn rút được kết luận phù hợp. 
(Qua nội dung mục I, II bài 43) 
3.3 Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
3.3.1. Kiến thức 
a. Biết được vai trò của chuồng nuôi, biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi.
- Nêu và giải thích được vai trò của chuồng nuôi về mặt tạo môi trường sống phù hợp và quản lý vật nuôi.
(Qua nội dung mục I.1, bài 44)
- Nêu các tiêu chuẩn để làm cơ sở cho việc thiết kế, xây dựng chuồng nuôi phù hợp. Từ các tiêu chuẩn chuồng nuôi xác định được địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, các thiết bị trong chuồng, độ cao của mái che phù hợp từng loại vật nuôi.
(Qua nội dung mục I.2, bài 44)
- Trình bày được nội dung vệ sinh trong chăn nuôi (giữ gìn chuồng nuôi sạch sẽ, thức ăn sạch, cơ thể sạch và ngăn ngừa mầm bệnh, để vật nuôi sinh trưởng, phát dục tốt, cho sản phẩm nhiều)
(Qua nội dung mục II.1, bài 44)
- Nêu và giải thích được các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn chuồng nuôi và yêu cầu vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
(Qua nội dung mục II.2, bài 44) 
b. Hiểu được kỹ thuật nuôi vật nuôi non, đực giống và cái sinh sản. 
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi còn non.
(Qua nội dung mục I.1, bài 45)
- Nêu được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể.
(Qua nội dung mục II.2, bài 45)
- Nêu mục đích của nuôi lợn đực giống và biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đực giống đạt mục đích đã đề ra. 
(Qua mục II, bài 45)
- Giải thích được đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi cái sinh sản và đề xuất biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.
(Qua nội dung mục III, bài 45)
c. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng trị bệnh, tác dụng và cách sử dụng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.
- Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm bệnh vật nuôi. (Rối loạn sinh lí, do yếu tố gây bệnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển)
(Qua nội dung mục I, bài 46)
- Trình bày được các nguyên nhân sinh bệnh ở vật nuôi (bên trong và bên ngoài).
- Phân biệt được khái niệm bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm làm cơ sở cho việc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. 
(Qua nội dung mục II, bài 46)
- Nêu được các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh
(Qua nội dung mục III, bài 46).
- Xác định được dấu hiệu bản chất của vác xin (chế phẩm sinh học từ chính mầm bệnh cần phòng bệnh truyền nhiễm) làm cơ sở phân biệt vắc xin và kháng sinh. Phân biệt vắc xin nhược độc và vắc xin chết.
(Qua nội dung mục I.1, bài 47) 
- Giải thích được cơ chế tác dụng của vắc xin khi tiêm vào cơ thể vật nuôi. 
(Qua nội dung mục I.2 bài 47) 
- Nêu và giải thích được những điều cơ bản cần chú ý để sử dụng vắc xin có hiệu quả. 
(Qua nội dung mục II, bài 47) 
3.3.2. Kĩ năng 
Xác định được một số loại vắc xin phòng bệnh gia cầm. Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gà.

File đính kèm:

  • docTAI LIEU HUONG DAN CHUAN KTKN CN.doc