Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 10 - Chương trình chuẩn

Bài 15. HOÁ TRỊ. SỐ OXI HOÁ

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.

Kĩ năng

Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số

phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

B. Trọng tâm

- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

- Số oxi hoá của nguyên tố

C. Hướng dẫn thực hiện

GV hướng dẫn HS :

 - Nêu được khái niệm điện hóa trị và dẫn ra thí dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm cộng hóa trị và dẫn ra thí dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm số oxi hóa, quy tắc xác định số oxi hóa và dẫn ra thí dụ minh họa.

 - Vận dụng tính được cộng hóa trị, điện hóa trị và số oxi hóa dựa vào công thức phân tử của một số chất cụ thể.

 

doc24 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 10 - Chương trình chuẩn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chất ion , dẫn ra thí dụ minh họa.
Vận dụng để viết được cấu hình e của một ion đơn nguyên tử cụ thể.
Bài 13. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
Kĩ năng
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.
B. Trọng tâm
- Sợ tạo thành và đặc điểm của liên kết CHT không cực, có cực. 
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học.
- Quan hệ giữa liên kết ion và liên kết CHT.
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn để HS:
- Phân tích thí dụ cụ thể về liên kết CHT trong phân tử H2, N2, hình thành khái niệm liên kết CHT không cực. Dẫn ra thí dụ minh họa và viết công thức electron và công thức cấu tạo.
- Phân tích thí dụ cụ thể về liên kết CHT trong phân tử HCl, CO2 , hình thành khái niệm liên kết CHT có cực. Dẫn ra thí dụ minh họa và viết công thức electron và công thức cấu tạo.
- Nêu một số tính chất của hợp chất có liên kết CHT và dẫn ra thí dụ minh họa.
- Nêu được mối liên hệ giữa vị trí của cặp e chung với sự tạo thành liên kết CHT không cực, CHT có cực và liên kết ion. Nêu thí dụ minh họa và viết công thức electron và công thức cấu tạo (nếu có).
- Nêu được quy ước về hiệu độ âm điện với việc xác định loại liên kết CHT không cực, CHT có cực, liên kết ion. Vận dụng xác định loại liên kết khi biết độ âm điện của hai nguyên tố cụ thể.
Bài 14. TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
- Tính chất chung của hợp chất có tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Kĩ năng 
Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể, dự đoán tính chất vật lí của chất .
B. Trọng tâm
Đặc điểm và một số tính chất chung của mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn HS:
- Nêu được đặc điểm của mạng tinh thể nguyên tử (lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể lớn nên tinh thể nguyên tử bền vững) Þ một số tính chất chung của tinh thể nguyên tử (rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao). Mô tả mạng tinh thể kim cương để minh họa.
- Nêu được đặc điểm của mạng tinh thể phân tử (các phân tử vẫn tồn tại như các đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử nên tinh thể phân tử không bền) Þ một số tính chất chung của tinh thể phân tử (dễ nóng chảy, dễ bay hơi). Mô tả mạng tinh thể iot để minh họa.
- So sánh mạng tinh thể nguyên tử với mạng tinh thể phân tử và mạng tinh thể ion, dẫn ra thí dụ minh họa.
Bài 15. HOÁ TRỊ. SỐ OXI HOÁ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
Kĩ năng 
Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số
phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
B. Trọng tâm
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn HS :
 - Nêu được khái niệm điện hóa trị và dẫn ra thí dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm cộng hóa trị và dẫn ra thí dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm số oxi hóa, quy tắc xác định số oxi hóa và dẫn ra thí dụ minh họa.
 - Vận dụng tính được cộng hóa trị, điện hóa trị và số oxi hóa dựa vào công thức phân tử của một số chất cụ thể.
CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
Bài 17. PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Hiểu được:
- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, 
- ý nghĩa của phản ứng
 oxi hoá - khử trong thực tiễn.
Kĩ năng
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
B. Trọng tâm
Phản ứng oxi hoá - khử và cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn để HS:
- Phân tích một số thí dụ cụ thể để hình thành khái niệm chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử, phản ứng oxi hóa - khử theo quan điểm nhường, nhận e và quan niệm về sự thay đổi số oxihóa của nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Nêu được cơ sở của phương pháp thăng bằng electron, các bước và áp dụng cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa- khử theo 4 bước.
- Nêu được một số các phản ứng oxi hóa khử và ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
- Vận dụng để xác định được phản ứng oxi hóa- khử và vai trò các chất trong phản ứng 
Bài 18. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Hiểu được:
 Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
Kĩ năng
Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
B. Trọng tâm
Phân loại phản ứng thành 2 loại.
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn để HS:
- Tính số oxi hóa của các nguyên tố trong một số phương trình hóa học cụ thể biẻu diễn các loại phản ứng đã biết (phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi) để nhận thấy được: Có hai loại phản ứng: Phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố (phản ứng oxi hóa- khử) và phản ứng trong đó không có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố ( không phải phản ứng oxi hóa- khử).
	+ Phản ứng trao đổi chắc chắn không phải là phản ứng oxi hóa – khử
	+ Phản ứng thế chắc chắn là phản ứng oxi hóa – khử
	+ Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân tích có thể là phản ứng oxi hóa – khử (nếu có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố) và có thể không phải là phản ứng oxi hóa – khử (nếu không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố)
- Biết cách nhận ra phản ứng oxi hóa - khử trong số các phương trình hóa học cụ thể dựa vào việc tính số oxi hóa của các nguyên tố.
Bài 20. THỰC HÀNH PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối..
+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Phản ứng của kim loại với dung dịch axit và dung dịch muối
- Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit: 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút (Chú ý thao tác nhỏ từng giọt KMnO4 và lắc nhẹ)
	+ Thả chất rắn vào ống nghiệm có chất lỏng 
	+ Lắc ống nghiệm
	+ Đun nóng ống nghiệm
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit
	+ Có bọt khí thoát ra; 
	+ Kim loại là chất khử; ion H+ trong axit là chất oxi hóa 
Thí nghiệm 2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
	+ Lớp chất rắn màu đỏ (Cu) bám trên đinh sắt (phần ngâm trong dung dịch).
	+ Kim loại là chất khử; ion Cu2+ trong muối là chất oxi hóa 
Thí nghiệm 3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit
	+ Màu tím hồng của giọt KMnO4 bị mất màu khi lắc nhẹ dung dịch trong ống nghiệm
	+ FeSO4 là chất khử; KMnO4 là chất oxi hóa; H2SO4 là môi trường
GV hướng dẫn để HS:
 - Nêu và giải thích mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm:
* Zn + dung dịch H2SO4, 
* Fe + dung dịch CuSO4, 
* Fe + KMnO4 (có dung dịch H2SO4).
- Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, bảo đảm an toàn, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn...
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH.
- Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định.
CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN
Bài 21. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
Kĩ năng
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
B. Trọng tâm
- Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn HS:
- Nêu được lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen đều có 7e, dễ nhận thêm 1e nên các halogen đều có tính oxi hóa mạnh và là phi kim hoạt động mạnh. Dẫn ra thí dụ minh họa.
- Nêu được sự biến đổi Z, bán kính nguyên tử, số lớp e, nguyên tử khối, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ âm điện... quy luật biến đổi tính oxi hóa (tính phi kim) từ flo đến iot. Dẫn ra thí dụ chứng minh và viết PTHH nếu có.
- Vận dụng để giải một số bài tập có nội dung liên quan
Bài 22. CLO
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
B. Trọng tâm
Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn HS:
- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh. Giải thích và viết được PTHH minh họa.
- Nêu được clo còn thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học và dẫn ra PTHH minh họa.
- Nêu tóm tắt một số ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo và thu khí clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và viết được PTHH minh họa ( nếu có).
- Vận dụng để giải bài tập: khử chất thải độc hại, tính thể tích khí clo trong phản ứng.
Bài 23. HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử .
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
B. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua và axit clohiđric.
- Nhận biết ion clorua.
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn để HS:
- Viết được công thức e , công thức cấu tạo và nêu đặc điểm liên kết trong phân tử HCl, số oxi hóa của clo là -1 thấp nhất, số oxi hóa của hiđro là +1.
Từ đó suy đoán tính chất của HCl và dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất axit, tính oxi hóa, tính khử của dung dịch HCl.
- Vận dụng giải bài tập: phân biệt các chất/dung dịch, tính % khối lượng hoặc thể tích trong hỗn hợp, tính nồng độ hoặc thể tích dung dịch...
Bài 24. SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất.
Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi).
Kĩ năng
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi .
- Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
B. Trọng tâm
Tính oxi hóa mạnh, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất của một số hợp chất có oxi của clo.
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn để HS:
- Nêu được công thức hóa học các hợp chất có oxi của clo, số oxi hóa của clo trong các hợp chất đó, nêu được tính oxi hóa mạnh của nước Gia-ven, clorua vôi và giải thích.
- Nêu tóm tắt một số ứng dụng quan trọng của nước Gia-ven, clorua vôi.
- Nêu tóm tắt nguyên tắc và phương pháp sản xuất một số hợp chất có oxi của clo, viết được các phương trình hóa học minh họa (nếu có).
- Vận dụng: Tính toán lượng nguyên liệu và sản phẩm, sử dụng được nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
Bài 25. FLO, BROM, IOT
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
 Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
Hiểu được :
 Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét .
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
B. Trọng tâm
Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot
C. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn để HS :
- Nêu và giải thích được flo có tính oxi hóa mạnh, và mạnh nhất trong các halogen. Viết phương trình hóa học minh họa.
- Nêu và giải thích được brom có tính oxi hóa mạnh nhưng kém flo và clo, mạnh hơn iot. Viết phương trình hóa học minh họa.
- Nêu và giải thích được iot có tính oxi hóa mạnh, nhưng yếu nhất trong các halogen. Viết phương trình hóa học minh họa.
- Nêu sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot.
- Vận dụng giải một số bài tập:
+ Phân biệt một số dung dịch, 
+ Khử chất thải sau phản ứng,
+ Tinh chế chất, 
+ Tính toán lượng chất (khối lượng dung dịch) trong phản ứng, 
+ Tính % chất trong hỗn hợp.
Bài 27. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO 
VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm.
+ Điều chế axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl .
+ Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch, trong đó có dung dịch chứa ion Cl-.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Điều chế Cl2 và thử tính tẩy màu
- Điều chế HCl và thử tính chất axit
- Nhận biệt ion Cl- .
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Cho chất rắn vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút 
	+ Thả giấy chỉ thị vào ống nghiệm khi phản ứng xảy ra
	+ Rót H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm
	+ Lắp bộ dụng cụ TN như hình vẽ 5.11 (trang 120 SGK)
	+ Đun nóng ống nghiệm
	+ Lắc ống nghiệm
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Tính tẩy màu của khí clo ẩm
	+ Có khí màu vàng (Cl2) bay lên; 
	+ Băng giấy màu ẩm bị mất màu 
Thí nghiệm 2. Điều chế axit clohiđric
	+ Bọt khí xuất hiện ở ống nghiệm (2) rồi tan ngay
	+ Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ
Thí nghiệm 3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
	+ Thả giấy quỳ tím để nhận ra dung dịch HCl Þ làm đỏ quỳ tím 
	+ Nhỏ dung dịch AgNO3 vào hai ống nghiệm còn lại để nhận ra dung dịch NaCl Þ có kết tủa trắng xuất hiện 
GV hướng dẫn để HS:
- Nêu và giải thích được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm:
* HCl đặc + tinh thể KMnO4, 
* NaCl rắn+ H2SO4 đặc, 
* Phân biệt các dung dịch HCl, NaCl, HNO3).
- Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, bảo đảm an toàn, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn...
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH
- Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định
- Khử chất thải sau thí nghiệm bằng nút bông tẩm nuớc vôi, chậu đựng nước vôi.
Bài 28. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM, IOT
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ So sánh tính oxi hoá của clo và brom.
+ So sánh tính oxi hoá của brom và iot.
+ Tác dụng của iot với tinh bột.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- So sánh độ họat động hóa học của clo, brom và iot
- Nhận biết I2 bằng hồ tinh bột.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút 
	+ Đun nóng ống nghiệm
	+ Lắc ống nghiệm
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo
	+ Có một lớp chất lỏng màu vàng nâu không tan lắng xuống đáy ống nghiệm; 
	+ Clo hoạt động mạnh hơn brom nên đẩy brom ra khỏi muối
Thí nghiệm 2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot
	+ Có kết tủa màu tím đen không tan lắng xuống đáy ống nghiệm; 
	+ Brom hoạt động mạnh hơn iot nên đẩy iot ra khỏi muối
Thí nghiệm 3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột 
	+ Dung dịch hồ tinh bột có màu xanh 
	+ Khi đun nóng màu xanh biến mất Þ dung dịch hồ tinh bột trở lại như lúc đầu
GV hướng dẫn để HS:
 - Nêu và giải thích được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm nước clo + dung dịch NaBr, nước brom + dung dịch NaI , dung dịch hồ tinh bột + nước iot.
- Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn...
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH.
- Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định.
- Khử chất thải sau thí nghiệm bằng nước vôi.
CHƯƠNG 6. OXI - LƯU HUỲNH
Bài 29. OXI - OZON
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. 
Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính ch

File đính kèm:

  • docchuan-10-co-ban_1.doc
Giáo án liên quan