Hướng dẫn ôn tập thi HKII môn Vật lý 6 - Lâm Thúy Hân

CÂU 8: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút laị ngay thì nút hay bị bật ra. Làm thế nào dể tránh hiện tượng này?

- Khi ta mở nút để rót nước ra ngoài thì không khí lạnh bên ngoài sẽ chàn vào phích. Sau đó không khí lạnh gặp nóng sẽ nở ra. Lúc đó, nếu ta đậy nút lại ngay thì không khí lạnh sẽ nở ra và làn bật nút phích.

- Để tránh hiện tượng này thì sau khi rót nước ra khỏi phích, ta phải đợi một vài giây rồi mới đậy nút phích lại.

CÂU 9: Trong những dịp lễ hội, nhười ta thường làm một trò chơi dân gian gọi là "đèn trời". Đó là một cái túi giấy giống như cái dù, phía dưới treo một ngọn nến đang cháy. Hãy giải thích vì sao đèn đó có thể bay lên không trung được?  Lý do chính là không khí trong “Đèn Trời” khi bị ngọn nến nung nóng sẽ trở nên nhẹ hơn và đẩy đèn bay lên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập thi HKII môn Vật lý 6 - Lâm Thúy Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NOÄI DUNG HÖÔÙNG DAÃN OÂN TAÄP THI HKII
Moân: VAÄT LYÙ – Lôùp 6
CÂU 1: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách cốc. Hỏi bạn đó phải làm như thế nào? à Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra. 
CÂU 2 : Có hai quả cầu bằng kim loại. Một quả bằng đồng và một quả bằng sắt có thể tích ban đầu giống nhau. Hỏi khi đun nóng chúng lên cùng một nhiệt độ thì thể tích của chúng sẽ như thế nào với nhau? Quả nào lớn hơn sau khi nung? à Thể tích của chúng sẽ tăng lên. Do đồng dãn nở nhiều hơn sắt nên khi nung nóng ở cùng nhiệt độ thì thể tích của quả cầu bằng đồng lớn hơn thể tích của quả cầu bằng sắt.
CÂU 3: Tại sao bác sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá lạnh và quá nóng? à Khi ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh (đột ngột) thì men răng dãn nở không đều, có thể làm cho men răng bị rạn nứt, lâu ngày sẽ bị vỡ men răng.
CÂU 4: Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, thoạt tiên người ta thấy mực chất lỏng trong óng thủy tinh hạ thấp xuống một ít, rồi sau đó chất lỏng mới dâng lên cao. Giải thích vì sao? à Vì khi đun nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước, còn nước chưa được làm nóng nên ban đầu mực nước trong ống tụt xuống một chút. Sau đó nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên cao hơn ban đầu.
CÂU 5: Các loại ấm đun nước bằng điện có bộ phận đun nóng đặt ở phía dưới gần sát máy ấm. Hãy giải thích vì sao? à Khi nước nóng lên nó nở ra và khối lượng riêng của nó giảm đi trọng lượng riêng cũng giảm đi. Nếu lắp bộ phận điện nóng ở gần đáy ấm, lượng nước ở gần nó có trọng lượng riêng đã giảm đi sẽ nổi lên cao, lượng nước ở phía trên có trọng lượng lớn hơn sẽ chìm xuống dưới và bị nóng lên. Sự luân chuyển liên tục nước nóng hơn nổi lên trên, nước nguội hơn chìm xuống dưới làm cho nước chống sôi lên đều.
CÂU 6: Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và một bình chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước tràn ra khỏi bình nhiều hơn. Giải thích vì sao? à Rượu vì rượu dãn nở nhiều hơn nước.
CÂU 7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹt, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? à Khi ta nhúng quả bóng vào nước nóng, không khí trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra, thể tích tăng, làm quả bóng bàn phồng lên trở lại.
CÂU 8: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút laị ngay thì nút hay bị bật ra. Làm thế nào dể tránh hiện tượng này?
- Khi ta mở nút để rót nước ra ngoài thì không khí lạnh bên ngoài sẽ chàn vào phích. Sau đó không khí lạnh gặp nóng sẽ nở ra. Lúc đó, nếu ta đậy nút lại ngay thì không khí lạnh sẽ nở ra và làn bật nút phích.
- Để tránh hiện tượng này thì sau khi rót nước ra khỏi phích, ta phải đợi một vài giây rồi mới đậy nút phích lại.
CÂU 9: Trong những dịp lễ hội, nhười ta thường làm một trò chơi dân gian gọi là "đèn trời". Đó là một cái túi giấy giống như cái dù, phía dưới treo một ngọn nến đang cháy. Hãy giải thích vì sao đèn đó có thể bay lên không trung được? à Lý do chính là không khí trong “Đèn Trời” khi bị ngọn nến nung nóng sẽ trở nên nhẹ hơn và đẩy đèn bay lên.
CÂU 10: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vở hơn cốc thủy tinh mỏng? à Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
CÂU 11: Tại sao người ta không đong chai nước ngọt thật đầy rồi đóng nút? à Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở , nên gây ra lực lớn đẩy nắp bật ra. 
CÂU 12: Những ngày nắng gắt khi để xe đạp ngoài trời nắng, nếu bơm bánh xe thật căng thì thường hay bị nổ lốp (vỏ xe). Vì sao? à Khi trời nắng gắt, không khí trong các ruột xe (bơm căng) sẽ nở ra làm hở các miếng vá đã có trong ruột xe làm hơi xì ra ngoài. Nếu nhiệt độ quá cao, không khí trong ruột xe nở quá mức cho phép có thể làm vỡ ruột và lốp xe.
CÂU 13: Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì? Cách sử dụng nhiệt kế y tế?
à Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể. 
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
CÂU 14: Ba bạn Lan, Hồng và Anh tranh luận với nhau về nhiệt độ sôi của nước. Lan đưa ra ý kiến “nhiệt độ sôi của nước là 1000C”. Anh cho rằng: “Nhiệt độ sôi của nước là 2120F”. Hồng cho rằng “Nhiệt độ sôi của nước là 373K”. Vậy bạn nào phát biểu đúng? Tại sao? à Cả 3 bạn đều đúng vì 
...
.....
CÂU 15: Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước sôi thì mực thủy ngân trong nhiệt kế lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao? à Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng, thủy tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mức thủy ngân tụt xuống chút ít. Sau đó thủy ngân cũng nóng lên và nở ra, vì thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mức thủy ngân dâng lên cao hơn mức ban đầu.
CÂU 16: Tại sao người ta không dùng nước mà dùng rượu để chế tạo nhiệt kế đo nhiệt độ khí quyển? à Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp.
CÂU 17: Mô tả cách mà những nghệ nhân đúc đồng đúc thành công pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ?
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
CÂU 18: Giải thích sự tạo thành những giọt sương trên lá cây vào ban đêm? à Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá. 
CÂU 19: Sự sôi là gì? Tại sao khi nước trong nồi canh đã sôi ta bớt nhỏ lửa xuống ?
- Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
CÂU 20: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? à Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.
--- Hết ---

File đính kèm:

  • docDe_cuong_VAT_LY_6_HKII_nhat_2016.doc