Hướng dẫn ôn tập Sinh học 9

Câu 15:

1. Bản chất của sự trao đổi chất: Bản chất của sự trao đổi chất là 2 quá trình đồng hoá và dị hoá.:

a) Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp những chất đơn giản do máu mang đến thành những chất đặc trưng cho tế bào, bảo đảm cho tế bào tồn tại và phát triển đồng thời tích luỹ năng lượng trong các chất đã được tổng hợp.

b) Dị hoá: Là quá trình phân giải các hợp chất trong tế bào thành những chất đơn giản và nhiều sản phẩm phân huỷ khác đồng thời giải phóng năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào.

2. Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá: hai quá trình này mâu thuẫn nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau. Tuy vậy, không phải bao giờ đồng hoá và dị hoá cũng giữ quan hệ cân bằng. ở cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già quá trình dị hoá lại vượt đồng hoá.

3. Trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống vì vật vô cơ nếu có sự trao đổi chất với môi trường thì sẽ bị huỷ hoại và không tồn tại được. Trái lại sinh vật nếu thường xuyên trao đổi chất với môi trường thì tồn tại và phát triển. Nếu sự trao đổi chất ngừng thì sự sống cũng không còn.

 

doc32 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn ôn tập Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành khoang mũi phủ lớp biểu bì, có lông ngăn bụi, có nhiều tuyến tiết chất nhầy có tác dụng giữ bụi và diệt khuẩn. Dưới lớp biểu bì có mạng lưới mao mạch có tác dụng sưởi ấm và làm ẩm không khí.
b) Hầu: Nối khoang mũi với thanh quản, là ngã tư giữa khoang mũi, thanh quản, khoang miệng và thực quản.
c) Thanh quản: Nối hầu với khí quản. Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau như sụn giáp, sụn thanh thiệt. Nhờ có sụn thanh thiệt, nên khi nuốt thức ăn, nó đậy thanh quản lại ngăn không cho thức ăn lọt vào khí quản. Hai thành bên của thanh quản có những dây âm thanh chăng từ trước ra sau, tạo thành khe thanh âm. Độ căng của dây thanh âm và độ mở của khe thanh âm làm thay đổi âm thanh phát ra.
d) Khí quản và phế quản: cấu tạo bằng các vòng sụn, bảo dảm đường dẫn khí không bị hẹp. Riêng ở khí quản là các vòng sụn hình móng ngựa( hở phía sau) để thức ăn vận chuyển dễ dàng trong thực quản( nằm sau khí quản). Mặt trong khí quản lớp biểu có tuyến nhầy và có lông rung động có tác dụng ngăn bụi, vi khuẩn và các vật lạ.
 e) Phổi: Phổi được bao bọc ngoài bằng màng phổi tiếp giáp với màng lót thành trong lồng ngực. Giữa 2 lớp màng này là một khoang giúp cho phổi được phồng lên, xẹp xuống trong lúc hít vào và thở ra. Đơn vị cấu tạo và chức năng của phổi là phế nang. Phế nang là một túi mỏng được bao quanh bằng một mạng lưới mao quản, bảo đảm cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang.
3. Hô hấp có thể diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục ngay cả khi người ta không để ý là nhờ phản xạ hô hấp. Đây là phản xạ không điều kiện, không có sự tham gia của ý thức, gây nên sự hít vào và thở ra. Hít vào là một phản xạ của thở ra, đồng thời cũng là nguyên nhân gây thở ra.
Câu 11: 
1. Sự tiêu hoá là gì? Cơ thể không thể sử dụng trực tiếp thức ăn ngay được mà thức ăn phải qua một quá trình biến đổi lí - hoá học trong các cơ quan tiêu hoá, tạo thành những hợp chất đơn giản hoà tan được hấp thụ vào máu để cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Quá trình biến đổi đó là sự tiêu hoá.
2. ý nghĩa của sự tiêu hoá: Cơ thể có thể tồn tại và phát triển khi đựơc cung cấp đầy đủ và thường xuyên các chất dinh dưỡng dưới dạng thức ăn. Nhưng thức ăn thường là các hợp chất hữu cơ phức tạp nên cơ thể không thể sử dụng trực tiếp được mà phải có sự tiêu hoá.
Câu 12:
Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
1. ống tiêu hoá: Gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dầy, ruột non và ruột già; có cấu tạo chung gồm 3 lớp ( kể từ hầu đến ruột thẳng).
a) Miệng: Trong khoang miệng có răng giúp cho việc cắt, xé và nghiền thức ăn. lưỡi vừa là cơ quan vị giác đồng thời giúp cho việc vận chuyển, đảo và nuốt thức ăn. Tuyến nước bọt( mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi) tiết ra nước bọt có enzim ptialin có tác dụng biến đổi thức ăn gluxit.
b) Hầu: Ngã tư giữa khoang mũi, khoang miệng, khí quản và thực quản.
c) Thực quản: Nối hầu với dạ dày.
d) Dạ dày: Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá, có tác dụng chứa, nghiền bóp( có thành cơ dày) và nhào trộn thức ăn. Thành dạ dày có nhiều tuyến vị tiết ra dịch vị có enzim pepsin có tác dụng biến đổi thức ăn loại prôtêin. Dạ dày thông với ruột qua cơ vòng hậu vị để thức ăn xuống ruột từng đợt.
e) Ruột non: Đoạn đầu dài khoảng 24-30cm, tiếp liền với dạ dày, uốn cong hình chữ U, gọi là tá tràng, có lỗ đổ vào của tuyến tụy và ống dẫn mật. Có nhiều tuyến ruột, tiết ra dịch ruột trong đó có nhiều loại enzim biến đổi nhiều loại thức ăn. Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột có tác dụng hấp thụ thức ăn.
g) Ruột già: Nối tiếp với ruột non quan van hồi manh tràng có tác dụng giữ cho chất bã ở ruột già không trở lại ruột non. Trong ruột già, nước tiếp tục đựơc hấp thụ, còn các chất bã bị dồn nén lại và được tống ra ngoài.
2. Tuyến tiêu hoá: Tuyến nằm ngay trên ống tiêu hoá có tuyến vị, tuyến ruột. Tuyến nằm ngoài ống tiêu hoá có ống dẫn đổ vào ống tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy.
Câu 13:
Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, dạ dày và ruột non:
a) Trong khoang miệng: Thức ăn được nhai, nghiền nhỏ, thấm đều nước bọt thành các phần tử nhỏ. Enzim ptialin trong nuớc bọt biến đổi một phần gluxit thành mantô.
b) Trong dạ dày: Nhờ lớp cơ rất khoẻ của thành dạ dày, thức ăn được nghiền, bóp, nhào trộn và thấm đều dịch vị. Chỉ có enzim pepsin có trong dịch vị do tuyến vị tiết ra, có tác dụng đối với lọai thức ăn prôtêin. Tuy nhiên, ở đây prôtêin cũng chỉ bắt đầu được biến đổi tạo điều kiện cho sự biến đổi tiếp tục ở ruột non.
c) Trong ruột non: Các cơ ở thành ruột chủ yếu giúp cho sự vận chuyển thức ăn trong ruột và trộn đều với các dịch tiêu hoá. Nhờ có tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột, các thức ăn sẽ tiếp tục biến đổi về mặt hoá học thành những chất đơn giản hoà tan để được hấp thụ vào máu.
Câu 14:
1. Nơi hấp thụ: Các sản phẩm của quá trình tiêu hoá được hấp thụ của yếu ở ruột nhờ các lông ruột.
2. Con đường hấp thụ:
a) Glucô, axitamin, nuclêôtit cùng với nước và các muối khoáng hoà tan được hấp thụ vào máu theo các tĩnh mạch ruột chảy qua gan và theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.
b) Glyxêrin và axit beo sau khi được hấp thụ qua màng ruột được tổng hợp ngay thành lipit đặc trưng của cơ thể dưới dạng các giọt mỡ nhỏ, phần lớn thấm vào các mao mạch bạch huyết theo các tĩnh mạch bạch huyết đổ vào tĩnh mạch chủ trên rồi về tim.
3. Cơ chế hấp thụ:
a) Sự hấp thụ xảy ra nhờ hiện tượng khuếch tán: Nồng độ các chất dinh dưỡng trong ruột cao hơn nồng độ các chất dinh dưỡng trong các mao mạch nên các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua lớp niêm mạc vào lưới mao mạch.
b) Sự hấp thụ xảy ra theo kiểu hấp thụ chủ động: Nghĩa là kiểu hấp thụ xảy ra ngay cả khi nồng độ các chất trong ruột thấp hơn nồng độ trong máu vì màng ruột có khả năng tiếp nhận các phần tử thức ăn đơn giản đã bị phân nhỏ theo kiểu thực bào. Ngoài ra màng ruột còn có tính thấm chọn lọc, không để cho một số chất đi qua mặc dù nồng độ cao hơn trong máu.
Câu 15:
1. Bản chất của sự trao đổi chất: Bản chất của sự trao đổi chất là 2 quá trình đồng hoá và dị hoá.:
a) Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp những chất đơn giản do máu mang đến thành những chất đặc trưng cho tế bào, bảo đảm cho tế bào tồn tại và phát triển đồng thời tích luỹ năng lượng trong các chất đã được tổng hợp.
b) Dị hoá: Là quá trình phân giải các hợp chất trong tế bào thành những chất đơn giản và nhiều sản phẩm phân huỷ khác đồng thời giải phóng năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào.
2. Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá: hai quá trình này mâu thuẫn nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau. Tuy vậy, không phải bao giờ đồng hoá và dị hoá cũng giữ quan hệ cân bằng. ở cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già quá trình dị hoá lại vượt đồng hoá.
3. Trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống vì vật vô cơ nếu có sự trao đổi chất với môi trường thì sẽ bị huỷ hoại và không tồn tại được. Trái lại sinh vật nếu thường xuyên trao đổi chất với môi trường thì tồn tại và phát triển. Nếu sự trao đổi chất ngừng thì sự sống cũng không còn.
Câu 16: 
1. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng trong mọi hoạt động sống của cơ thể nhưng cuối cùng đều biến thành nhiệt làm cho cơ thể nóng lên, nếu nhiệt sinh ra không thoát được ra ngoài thì chẳng mấy chốc nhiệt cơ thể tăng lên đến độ làm "sôi máu".
Trên thực tế, nhiệt độ cơ thể luôn giữ đựơc ổn định ở 37oC dù khi trời nóng hay lúc giá lạnh, đó là do cơ thể có các hình thức điều hoà giữa sinh nhiệt và thoát nhiệt, bảo đảm 2 mặt đó cân bằng thì thân nhiệt sẽ không đổi và là một điều kiện cần cho hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
2. Các hình thức điều hoà nhiệt độ cơ thể( điều hoà thân nhiệt):
a) Khi trời nóng: Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt.
- Chỉ có khả năng giảm sinh nhiệt tới một giới hạn nhất định, tới mức tối thiểu(vận động nhẹ).
- Tăng thoát nhiệt: Có 2 trường hợp có thể xảy ra
+ Nếu nhiệt độ không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể thì hệ mạch dưới da dãn ra để toả nhiệt vào không khí.
+ Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể chỉ còn giảm nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, vì khi mồ hôi bay hơi sẽ thu nhiệt( nhiệt bốc hơi) làm cơ thể hạ nhiệt.
Nhưng nếu trời nồm(không khí nóng ẩm), hoặc không khí không thoáng là mồ hôi khó bay hơi, ta cảm thấy nóng bức khó chịu và dễ bị cảm.
b) Khi trời lạnh: Giảm thoát nhiệt, tăng sinh nhiệt.
- Cơ thể giảm sự thoát nhiệt bằng co các mạch dưới da để thu nhiệt vào trong; sởn gai ốc(hay nổi da gà) làm da săn lại, đó là do các cơ dựng lông lớp không khí cách nhiệt, giữ ấm cơ thể, ngoài ra các cơ dựng lông co cũng sản thêm nhiệt.
- Tăng sinh nhiệt: Bằng tăng cường độ TĐC , run là do sự co cơ liên tiếp góp phần tăng sinh nhiệt, bù lại nhiệt mất đi khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp.
Câu 17:
1. Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, là một trong những cơ quan tiếp nhận kích thích của môi trường, đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ bài tiết và điều hoà thân nhiệt.
2. Da gồm lớp biểu bì, lớp bì và dưới cùng là lớp mỡ dưới da.
3. Trong các chức năng của da, chức năng bảo vệ là quan trọng nhất vì da nằm ngoài, bao bọc cơ thể, không bộ phận nào có thể thay da thực hiện chức năng này.
Câu 18:
1. Phải giữ gìn da sạch sẽ vì da bẩn sẽ ảnh hưởng tới các chức năng da như bài tiết, điều hoà nhiệt, dễ bị các bệnh ngoài da.
2. Tránh da bị xây sát hoặc bỏng rộp để ngăn vi khuẩn đột nhập vào cơ thể.
3. Rèn luyện da bằng cách tắm rửa thường xuyên và rèn luyện cơ thể để tăng sức chịu đựng của da đôí với các kích thích của môi trường luôn thay đổi.
4. Bảo vệ da bằng cách tránh da bị xây sát, bị bỏng và thường xuyên tắm rửa bằng khăn mềm và xà phòng tắm để da luôn luôn sạch sẽ.
Câu 19:
1. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có: Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
2. Cấu tạo của thận:
a) Cấu tạo ngoài: Hình hạt đậu. Tại rốn thận có động mạch thận, tĩnh mạch thận và ống dẫn nước tiểu. Phía trên có tuyến trên thận.
b) Cấu tạo trong:
- Phần vỏ gồm những chấm đỏ. Đó là những quản cầu Manpighi do các động mạch thận phân nhánh ngày càng nhỏ và cuộn thành các búi mao mạch hình cầu được bọc trong một nang có 2 lớp vỏ. Giữa 2 lớp này là một khoang hẹp. Từ khoang hẹp đi ra có ống uốn khúc có lưới mao quản bao quanh. Các ống uốn khúc nối với ống nước tiểu chính.
- Phần tuỷ có màu nhạt hơn phần vỏ, là tập hợp của các ống nước tiểu tạo thành các tháp thận. Tại núm tháp thận có những lỗ đổ nước tiểu đã lọc vào bể thận. Bể thận nối với ống dẫn nước tiểu.
Câu 20:
Quá trình lọc và tạo thành nước tiểu ở thận qua 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn lọc ở quản cầu Manpighi. Máu từ động mạch thận đi tới quản cầu Manpighi. Nước và các chất hoà tan trong máu ( trừ prôtêin) thấm qua thành mao mạch được hấp thụ vào nang trở thành nước tiểu đầu( gần giống thành phần của huyết tương, thiếu prôtêin huyết tương). Nước tiểu đầu đựơc tạo thành chảy dần vào ống uốn khúc.
2. Quá trình tạo thành nước tiểu chính thức. Tại các ống uốn khúc, nhờ sự hoạt động của các tế bào biểu bì trụ ở thành ống và hệ lưới mao mạch bao quanh, phần lớn nước và các chất cần thiết cho cơ thể được hấp thụ trở lại chuyển trả lại máu. Phần còn lại tạo thành nước tiểu chính thức.
Câu 21:
1. Chức năng của tuyến nội tiết. Tuyến nội tiết tiết các hoocmôn ngấm thẳng vào máu để đến các tế bào và cơ quan, làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất của các cơ quan và cơ thể.
2. Kể tên:
a) Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến phó giáp, tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục, tuyến nội tiết lâm thời.
b) Tuyết ngoại tiết: Tuyến nước bọt, gan, tuỵ, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn.
c) Tuyến vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết: Tuyến tuỵ.
3. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết: ở tuyến nội tiết, chất tiết ngấm thẳng vào máu để đưa đến các tế bào, luợng chất tiết thường ít song hoạt tính rất cao. Trái lại, ở tuyến ngoại tiết, chất tiết từ tuyến có ống dẫn ra ngoài, lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao.
Câu 22: 
1. Hooc môn là sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết.
2. Đặc tính của hoocmôn: Mỗi loại hoocmôn chỉ ảnh hưởng đối với một quá trình sinh lý nhất định, có hoạt tính cao và không đặc trưng cho loài.
3. Các tác động của hoocmôn: Tác động có tính chất kích thích, điều khiển, phối hợp, đối lập và điều hoà.
Câu 23:
1. Tuyến sinh dục gồm: Tuyến sinh dục nam(tinh hoàn), tuyến sinh dục nữ( buồng trứng ).
2. Chức năng: Tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng và tiết ra hoocmôn sinh dục nam. buồng trứng sản xuất trứng và tiết ra hoocmôn sinh dục nữ.
3. Tác dụng của hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì: ở tuổi dậy thì( nam từ 13-15, nữ từ 11-13) , dướí tác dụng của hoocmôn tuyến yên, các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tiết ra các hoocmôn sinh dục.
a) ở nam: Hoocmôn sinh dục nam kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam và tinh hoàn bắt đầu có khả năng sinh tinh.
b) ở nữ: Hoocmôn sinh dục nữ kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ và kéo theo sự hành kinh lần đầu.
Câu 24:
Cấu tạo và chức năng của tuỷ sống:
1. Cấu tạo ngoài:
	- Dài 50cm, đường kính 1cm, nặng 30g.
	- Trắng, mềm, nằm trong ống của xương sống.
	- Có rãnh trước và rãnh sau.
	- Từ tuỷ sống có 31 đôi dây thần kinh tuỷ đi ra. Dây thần kinh tủy là dây pha nghĩa là dẫn cả luồng thần kinh cảm giác và vận động.
2. Cấu tạo trong: Đi từ ngoài vào trong.
- Bên ngoài là chất trắng bao bọc. Đó là các bó dây thần kinh hướng tâm (cảm giác) và li tâm (vận động).
	- Bên trong là chất xám có hình chữ H và các trung khu thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
3. Chức năng của tuỷ sống:
- Trung khu của các phản xạ không điều kiện.
- Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác và các xung thần kinh vận động.
- Liên hệ giữa các trung khu thần kinh ở tuỷ sống với nhau và giữa tuỷ sống với bộ não.
Câu 25: 
Cấu tạo và chức năng của bộ não:
1. Thành phần của bộ não:
a) Trụ não.
- Nối tuỷ sống với não, phía sau trụ não nối với tiểu não.
- Về cấu tạo trụ não cũng giống như tuỷ sống.
+ Chất xám ở trong làm thành các nhân là nơi xuất phát của 12 đôi dây thần kinh não.
+ Chất trắng ở ngòai là đường dẫn truyền giữa tuỷ sống và não.
- Trụ não có chức năng:
+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, điều hoà trao đổi chất và thân nhiệt( chất xám).
+ Dẫn truyền các đường thần kinh từ tuỷ sống lên não và từ não xuống tuỷ sống ( chất trắng).
b) Tiểu não:
 - Cấu tạo:
+ Tiểu não có chất xám nằm ngoài.
+ Chất trắng nằm ở trong.
- Chức năng: Phối hợp các cử động phức tạp để giữ cho cơ thể được thăng bằng.
c) Bán cầu não lớn gồm có 2 nửa bán cầu não lớn phủ chùm lên cả trụ não và tiểu não.
- Cấu tạo:
+ Một rãnh giữa, sâu, chia não thành 2 nửa. Mỗi nửa lại có rãnh chia não thành 4 thuỳ: Thuỳ trán, thuỳ chẩm, thuỳ đỉnh và thuỳ thái dương.
+ Có nhiều khe chia các thuỳ thành các khúc cuộn làm cho diện tích mặt ngoài của bán cầu não lớn tăng lên.
+ Chất xám nằm ở ngoài chứa từ 14 - 17 tỉ nơron tạo thành vỏ. Có 3 loại nơron: Vận động, cảm giác, và nơron trung gian.
+ Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền luồng thần kinh liên hệ với tiểu não, trụ não và liên hệ giữa 2 nửa bán cấu não với nhau.
- Chức năng:
Trong vỏ não có nhiều vùng thực hịên các chức năng khác nhau.
+ Vùng cảm giác nhận các luồng thần kinh cảm giác từ các nơi đưa về cho ta các cảm giác đau đớn, nóng lạnh...
+ Vùng vận động điều khiển sự vận động của hệ cơ xương.
+ Vùng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,...cho ta cảm giác về ánh sáng, âm thanh, mùi vị...
+ Vùng hiểu chữ viết ở thuỳ chẩm, vùng tiếng nói ở thuỳ thái dương.
Câu 26:
1. Cấu tạo của mắt:
a) Cầu mắt có các bộ phận:
- 3 lớp màng bao bọc.
+ Màng cứng ở ngoài cùng, trước màng cứng là các màng giác lồi lên, trong suốt cho ánh sáng đi qua.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu để nuôi dưỡng cầu mắt. Phần trước màng mạch là mống mắt( lòng đen), giữa mống mắt là con ngươi là 1 lỗ nhỏ. Khi ánh sáng chói, con ngươi thu nhỏ lại, khi ánh sáng yếu, con ngươi lại mở to ra.
+ Màng lưới ở trong cùng do các tế bào thần kinh cấu tạo nên, có 2 loại tế bào là tế bào hình que và tế bào hình nón. Đó là các tế bào thụ cảm ánh sáng và màu sắc.
Trên màng lưới có điểm mù là điểm không tiếp nhận hình ảnh của vật và điểm vàng là điểm tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
Dây thần kinh thị giác dẫn truyền các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới về vùng thị giác.
	- Thể thuỷ tinh.
	- Thuỷ dịch.
	- Dịch trong suốt.
b) Phần phụ của mắt gồm có:
	- Cơ vận động mắt.
	- Tuyến lệ tiết nước mắt.
	- Mi mắt và lông mi.
	- Lông mày.
2. Chức năng của mắt:
- Sự tạo ảnh: ánh sáng từ một vật đi qua màng giác, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh và dịch trong suốt tạo thành một ảnh thực, lộn ngược và thu nhỏ của vật trên màng lưới.
- Sự điều tiết của mắt:
+ ảnh của vật hiện lên đúng trên màng lưới thì ta trông thấy rõ. Nếu ảnh của vật không ở trên màng lưới thì mắt phải điều tiết bằng thể thuỷ tinh phải phồng lên hay xẹp trở về vị trí cũ để đưa ảnh về đúng điểm vàng ở trên màng lưới.
+ Đồng tử cũng có thể dãn ra hay thu nhỏ lại tuỳ theo ánh sáng vào mắt mạnh hay yếu.
+ Nhờ khả năng điều tiết này ta có thể nhìn rõ được vật ở xa hoặc ở gần.
Câu 27:
1. Viễn thị là tật của mắt chỉ nhìn được vật ở xa, vật ở gần không nhìn thấy rõ. Tật này có thể do bẩm sinh hoặc tuổi già.
- Có thể khắc phục bằng cách đeo kính viễn, kính lão lồi 2 mặt để đưa ảnh về đúng màng lưới khi nhìn vật ở gần.
2. Cận thị là tật của mắt chỉ nhìn được vật ở gần không nhìn được vật ở xa.
- Có thể khắc phục bằng cách đeo kính cận lõm 2 mặt để đưa ảnh về đúng màng lưới mới nhìn rõ.
Để đề phòng tật cận thị ta phải giữ vệ sinh khi đọc sách: Để sách đúng cự li và bảo đảm đủ ánh sáng.
Câu 28
Sự thụ tinh ở người
- Trứng rụng rơi vào ống dẫn trứng.
- Tinh trùng ở tử cung theo ống dẫn trứng đến gặp trứng để thụ tinh ( nhiều tinh trùng đến nhưng chỉ 1 tinh trùng lọt vào trứng) tạo thành hợp tử. Trứng thụ tinh phát triển thành hợp tử và thành bào thai, sau thành cơ thể trưởng thành.
Câu 29:
1. Nguyên phân diễn ra gồm 4 kỳ và 1 giai đoạn chuẩn bị nằm giữa 2 lần phân bào liên tiếp.
	- Giai đoạn trung gian.
	- Kỳ đầu.
	- Kỳ giữa.
	- Kỳ sau.
	- Kỳ cuối.
	( SGK Sinh học lớp 9- tập 2, trang 52, hình 115 )
2. Giảm phân: Qua trình phân bào gián phân giảm nhiễm, xảy ra gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
Lần I: Gồm 4 kỳ và 1 giai đoạn chuẩn bị.
	( Kỳ trung gian, kỳ đầu I, kỳ giữa I, kỳ sau I, kỳ cuối I )
Lần II: Xảy ra sau 1 kỳ trung gian rất ngắn, NST không nhân đôi nữa,sau đó chuyển qua 4 kỳ ( kỳ đầu II, kỳ giữa II, kỳ sau II, kỳ cuối II )
	( SGK Sinh học lớp 9- tập 2, trang 53,54; hình 116 )
3. Sự khác nhau cơ bản của 2 quá trình phân bào:
 Nguyên phân
- Có 1 lần phân bào.
- Là sự phân chia của tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai.
- ở kỳ giữa các NST kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc dàn thành 1 hàng.
- ở kỳ đầu không có sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit.
- ở kỳ sau có sự phân ly các NST trong từng NST kép.
- Kết quả từ 1 tế bào tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội ổn định.
 Giảm phân
- Có 2 lần phân bào liên tiếp.
- Là sự phân chia của tế bào sinh dục, sau khi các tế bào đó kết thúc quá trình sinh trưởng.
- ở kỳ giữa I các NST kép tập hợp lại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, xếp từng đôi một thành 2 hàng.
- ở kỳ đầu I có sự trao đổi chéo giữa các crômatit.
- ở kỳ sau I có sự phân li các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng kép.
- Kết quả qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra các tế bào giao tử có bộ NST giảm đi một nửa.
Câu 30:
Cơ sở khoa học của các biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch:
- Muốn sinh con thì trứng phải chín rụng và được thụ trinh, trứng thụ tinh rồi phải xuống thành tử cung để làm tổ và phát triển thành thai.
- Vậy nếu không muốn hoặc chưa muốn có con thì phải:
+ Ngăn cản sự chín và rụng trứng bằng cách uống thuốc hay tiêm để ngăn cản sự sản sinh hoocmôn kích thích trứng chín và rụng.
+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh bằng cách dùng dụng cụ tránh thai( bao cao su, mũ tử cung...)
+ Chống làm tổ của trứng đã thụ tinh bằng cách đặt vòng tránh thai. 
Câu 31:
- Bệnh lao do một loại trực khuẩn Cốc gây nên.
- Triệu trứng của bệnh lao là

File đính kèm:

  • docBai_40_On_tap_phan_Di_truyen_va_bien_di_20150726_110206.doc