Giáo án Sinh học 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2014-2015

CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI.

Tiết 48: QUẦN THỂ SINH VẬT.

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa, học sinh chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát hóa, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, phát huy tư duy logic.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức nghiên cứu tìm tòi, bảo vệ thiên nhiên.

II. PHƯƠNG PHÁP: Tư duy, logic, hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sgk, sách tham khảo+ Bảng phụ.

2. Học sinh: Sgk, vở ghi

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Thứ Ngày giảng Tiết Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Thu báo cáo thu hoạch.

3. Bài mới: (36’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật. (10’)

- Nêu vấn đề đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa  chúng được gọi là quần thể.

- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 47.1sgk(T139)

- Đánh giá kết quả của học sinh và thông báo đáp án đúng

- Yêu cầu học sinh kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết

Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể.( 16’)

- Yêu cầu học sinh ng/cứu thông tin sgk  trả lời:

? Tỉ lệ giới tính là gì? tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ.

? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?

(ở gà số lượng con trống thường ít hơn số lượng con mái rất nhiều)

+ So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể hình 47 sgk(T141)

? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào. nhóm tuổi có ý nghĩa gì.

- Yêu cầu học sinh ng/cứu thông tin sgk T141 trả lời câu hỏi:

? Mật độ là gì. Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể.

? Trong SXNN cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp.

 Hoạt động 3: Những đặc trưng cơ bản của quần thể.(10')

? Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể.

- GV liên hệ: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa ntn.

- Thảo luận, hoàn thành bảng.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác bổ sung.

- Không phải nó mới chỉ có biểu hiện bên ngoài của quần thể (có thể học sinh trả lời: phải vì cùng loài, sống cùng 1 nơi)

- Ngiên cứu thông tin trả lời:

+ Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp

- Hình A: Tỉ lệ sinh cao, SL cá thể tăng

Hình B: Tỉ lệ sinh TB, SL cá thể ổn định

Hình C: Tỉ lệ sinh thấp, SL cá thể giảm

- 3 nhóm tuổi, liên quan đến số lượng cá thể  sự tồn tại của quần thể.

- Mật độ liên quan đến thức ăn

-Trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu, cung cấp thức ăn

- Mật độ quyết định các dặc trưng khác

- Nghiên cứu thông tin, trả lời.

- Do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng

- Trồng dày hợp lí, thả cá phù hợp với diện tích I. Thế nào là một quần thể sinh vật.

- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.

- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể.

1. Tỉ lệ giới tính.

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.

- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.

2. Thành phần nhóm tuổi.

- Bảng 47.2 sgk T 140

3. Mật độ quần thể

- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.

- VD: Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2

 Mật độ rau cải: 40 cây/ 1m2

- Mật độ quần thể phụ thuộc vào: chu kì sống sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt

III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.

- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh

ở mức cân bằng.

 

doc69 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
* Có 4 loại môi trường chủ yếu.
- Môi trường nước.
- Môi trường trong đất.
- Môi trường trên cạn.
- Môi trương sinh vật.
Câu 3: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể.
Câu 4: HS trả lời
Câu 5: 
* Giống: Quần thể người và các quần thể sv khác đều có các đặc điểm về giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, tỉ lệ sinh sản và tử vong...
* * Quần thể người có các đặc điểm khác các quần thể sinh vật khác: Kinh tế, pháp luật, hôn nhân, văn hoá giáo dục...
Câu 6: HS trả lời.
II. Vận dụng:
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
4. Củng cố: (3’) 
 - Nhận xét kĩ năng trả lời câu hỏi của học sinh.
- Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà.(1’)
 - Ôn tập các kiến thức đã học, giờ sau kiểm tra 1 tiết.
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 	 Xuân Áng, ngày tháng năm 2016
 Ký duyệt của tổ CM
 Nguyễn Thị Thúy Hằng
 Ngày soạn: 22/02/2016
Tiết 53: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội dung các bài thực hành đã học, học sinh nêu được các kiến thức liên quan.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực, ý thức tự giác.
II. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra viết.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Đề bài + Đáp án.
2. Học sinh: Nội dung kiến thức đã học. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:: 
 A. Hình thành ma trận.
Các chủ 
đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Ứng dụng di truyền học
Số câu
Số điểm
Câu 1
1câu 
(1đ=10%)
Các thao tác giao phấn bằng phương pháp cắt vỏ trấu.
(2đ = 20%)
2. Sinh vật và môi trường
Số câu
Số điểm
 Câu 2
 1câu 
(1đ)
Xác định môi trường sống của sinh vật.
(1,5đ =15%)
Vẽ sơ đồ về nhiệt độ cá rô phi Việt Nam.
( 2đ = 20%)
3. Hệ sinh thái.
Số câu
Số điểm
Câu 3
 1câu
(1đ )
Viết các chuỗi thức ăn có thể có (1,5đ )
Tổng
2 câu
2,0đ=20%
1 câu
1,5đ= 15%
1 câu
1,0đ=10%
1 câu
1,5đ= 15%
2 câu
4,0đ=40%
7câu
10đ=100%
Giáo viên phát đề, hướng dẫn học sinh làm bài.
Học sinh làm bài kiểm tra.
Giáo viên quan sát theo dõi ý thức làm bài của học sinh.
B. ĐỀ BÀI:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1(1 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
	1. Ưu thế lai là hiện tượng:
Con lai có tính chông chịu kém hơn so với bố mẹ.
Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ.
Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ.
Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
2. Đặc điểm thường găp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng.
Cây có phiến lá hẹp, mô dậu phát c. Cây biến dạng thành thân bò.
Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai.	d. Cây có phiến lá to, rộng và dày
Câu 2 (1 điểm): Sắp xếp thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp
A
B
1. Nhóm động vật ưa sáng
a. Hoạt động ban đêm, sống trong đất hay trong hang
2. Nhóm động vật ưa tối
b. Hoạt động ban ngày
3. Nhóm cây ưa sáng
c. Sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ
4. Nhóm cây ưa bóng
d. Sống nơi quang đãng
1. 	2. . 	3. 	4. ..
Câu 3 (1điểm): Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau:
Ánh sáng có ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Có 2 nhóm động vật: Động vật ưa sáng và động vật ưa tối.
Ánh sáng không ảnh hưởng gì tới sinh vật.
Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày các thao tác giao phấn bằng phương pháp cắt vỏ chấu?
Câu 2 (1,5 điểm): Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những loại môi trường nào? 
Sắp xếp các sinh vật sau vào môi trường sống của chúng: Giun đất, giun đũa, giun kim, cá quả, ve bò, rong đuôi chó, sán lá gan, cá chép, cây bàng, cây ổi, chim sẻ, chim én.
Câu 3 (1,5 điểm): Cho một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau : Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. Hãy viết các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã trên?
Câu 4 : (2điểm) Giới hạn sinh thái là gì ?
 Vẽ sơ đồ giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Biết rằng cá rô phi Việt Nam có giới hạn nhệt độ từ 50C - 420C , trong đó điểm cực thuận là 300C.
C. ĐÁP ÁN:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1. d	2. a
Câu 2 (1 điểm): Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1. b	2. a	3. d	4. c
Câu 3 ( 1 điểm): Mỗi câu đúng 0,25 điểm
a. Đ	b. Đ	c. S	d. Đ
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Các thao tác giao phấn cho lúa:
- Cắt vỏ chấu để lộ rõ nhị đực.
- Dùng kẹp rút bỏ nhị đực (khử nhị đực).
- Bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ.
- Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị lắc nhệ lên bông lúa đã khử nhị đực.
- Bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ có ghi ngày tháng, công thức lai, người thực hiện.
0.25
0.5
0.25
0.5
0.5
2
- Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường nước: cá quả, cá chép, rong đuôi chó
+ Môi trường trong đất: giun đất
+ Môi trường trên mặt đất và không khí: Cây bàng, cây ổi, chim sẻ, chim én
+ Môi trường sinh vật: Giun đũa, giun kim, ve bò, sán lá gan.
0,5
0.25
0.25
0.25
0.25
3
- Cỏ -> Dê -> Hổ -> VSV
- Cỏ -> thỏ -> Cáo -> VSV.
- Cỏ -> gà -> cáo -> VSV.
- Cỏ -> mèo rừng -> VSV.
- Thỏ -> cáo -> Hổ -> VSV.
- Thỏ -> mèo rừng -> VSV.
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
4
-Khái niệm:Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố xác định.
- Vẽ sơ đồ đúng.
- Xác định điểm gây chết, điểm cực thuận, giới hạn trên, giới hạn dưới.
0,5
1
0,5
4. Củng cố: 
 - Giáo viên thu bài kiểm tra.
	 - Nhận xét giờ, ý thức thái độ của học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà.
 - Tìm hiểu dân số và môi trường ở địa phương
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Họ và tên : . KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Lớp : 9.. MÔN SINH HỌC 9
Điểm
Lời phê của cô giáo
ĐỀ BÀI:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1(1 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
	1. Ưu thế lai là hiện tượng:
Con lai có tính chông chịu kém hơn so với bố mẹ.
Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ.
Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ.
Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
2. Đặc điểm thường găp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng.
Cây có phiến lá hẹp, mô dậu phát c. Cây biến dạng thành thân bò.
Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai.	d. Cây có phiến lá to, rộng và dày
Câu 2 (1 điểm): Sắp xếp thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp
A
B
1. Nhóm động vật ưa sáng
a. Hoạt động ban đêm, sống trong đất hay trong hang
2. Nhóm động vật ưa tối
b. Hoạt động ban ngày
3. Nhóm cây ưa sáng
c. Sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ
4. Nhóm cây ưa bóng
d. Sống nơi quang đãng
1. 	2. . 	3. 	4. ..
Câu 3 (1điểm): Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau:
Ánh sáng có ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Có 2 nhóm động vật: Động vật ưa sáng và động vật ưa tối.
Ánh sáng không ảnh hưởng gì tới sinh vật.
Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày các thao tác giao phấn bằng phương pháp cắt vỏ chấu?
Câu 2 (1,5 điểm): Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những loại môi trường nào? 
Sắp xếp các sinh vật sau vào môi trường sống của chúng: Giun đất, giun đũa, giun kim, cá quả, ve bò, rong đuôi chó, sán lá gan, cá chép, cây bàng, cây ổi, chim sẻ, chim én.
Câu 3 (1,5 điểm): Cho một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau : Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. Hãy viết các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã trên?
Câu 4 : (2điểm) Giới hạn sinh thái là gì ?
 Vẽ sơ đồ giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Biết rằng cá rô phi Việt Nam có giới hạn nhệt độ từ 50C - 420C , trong đó điểm cực thuận là 300C.
Ngày soạn : 22/02/2016
 Tiết 54: THỰC HÀNH - HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài tập thực hành học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái, chuỗi thức ăn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin từ quan sát thiên nhiên.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiện nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Sgk, sách tham khảo.Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi. Túi nilon đựng mẫu vật.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
.........................................................................................................................................................
3. Bài mới: (36')
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát hệ sinh thái (36')
- Hướng dẫn học sinh cách chọn địa điểm quan sát.
- Cho học sinh quan sát một hệ sinh thái ngoài thiên nhiên
- Yêu cầu học sinh quan sát thu thập thông tin, hoàn thiện bảng 51.1
- Yêu cầu học sinh điều tra thành phần TV và ĐV.
+ Đếm số lượng từng loài.
+ Tìm ra loài nhiều, loài ít.
- Hoàn thành bảng 51.2.
- Lưu ý: học sinh tránh bắt và giết chết sinh vật trong khu vực quan sát.
- Học sinh quan sát theo nhóm, thu thập thông tin hoàn thành bảng.
- Quan sát theo nhóm.
- Hoàn thành bảng 51.2 + 51.3 theo yêu cầu.
1. Hệ sinh thái.
a. Điều tra các thành phần của hệ sinh thái:
- Hoàn thành bảng 51.1
* Nhân tố vô sinh: Đất đá, khí hậu, nước,...
* Nhân tố hữu sinh: Cây cối, con vật...
b. Xác định các thành phần sinh vật trong khu vực quan sát.
* Thành phần thực vật trong khu vực thực hành.
- Loài có cá thể nhiều nhất.
- Loài có nhiều cá thể.
- Loài có ít cá thể.
- Loài rất ít cá thể.
* Thành phần động vật trong khu vực thực hành. 
- Loài có cá thể nhiều nhất.
- Loài có nhiều cá thể.
- Loài có ít cá thể.
- Loài rất ít cá thể
4. Củng cố: (5’) 
 - Kỹ năng quan sát, tìm hiểu môi trường, thu thập thông tin.
- Học sinh báo cáo kết quả quan sát qua các bảng.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà.(1’)
 - Tiếp tục hoàn thiện nội dung các bảng.
	- Đọc, nghiên cứu trước phần 2
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 	 Xuân Áng, ngày tháng năm 2016
 Ký duyệt của tổ CM
 Nguyễn Thị Thúy Hằng
Ngày soạn: 01/03/2016 
 Tiết 55: THỰC HÀNH - HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài tập thực hành học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái, chuỗi thức ăn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin từ quan sát thiên nhiên.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Sgk, sách tham khảo.Bảng phụ.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (4') Thế nào là chuỗi thức ăn? Thành phần của chuỗi thức ăn?
.........................................................................................................................................................
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Xác định các thành phần chuỗi thức ăn (20’)
- Học sinh tiếp tục quan sát hệ sinh thái, hoàn thiện các loài sinh vật trong thành phần của chuỗi thức ăn.
- Hướng dẫn học sinh: Quan hệ giữa 2 mắt xích trong chuỗi thức ăn đựoc thể hiện bằng mũi tên.
- Thảo luận: Đề xuất biện pháp bảo vệ hệ sinh thái.
Hoạt động 2: Viết báo các thu hoạch (15’)
- Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch theo mẫu trong SGK.
- Phát biểu cảm tưởng sau buổi thực hành.
- Quan sát hệ sinh thái, hoàn thiện bảng
- Xây dựng các chuỗi thức ăn dựa vào bảng 51.4.
- Thảo luận đưa ra các ý kiến để bảo vệ hệ sinh thái.
- Viết thu hoạch theo mẫu.
- Đại diện một vài học sinh báo cáo kết quả.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- một vài học sinh phát biểu.
1. Xác định các thành phần chuỗi thức ăn
* Bước 1: Hoàn thiện bảng 51.4. Xác định:
+ Tên loài.
+ Môi trường sống của chúng
+ Các thành phần trong chuỗi thức ăn gồm:
- Sinh vật sản xuất.
- Sinh vật tiêu thụ( cấp I, II, III)
+ Sinh vật phân giải.
* Bước 2: Vẽ sơ đồ từng chuỗi thức ăn đơn giản.
( Quan hệ giưa 2 mắt xích trong chuỗi thức ăn được thể hiện bằng mũi tên. Ví dụ: Cỏ -> châu chấu -> chim sáo)
2. Thu hoạch.
4. Củng cố: (5’) 
 - Kỹ năng quan sát, tìm hiểu môi trường, thu thập thông tin.
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà.(1’)
 - Tìm hiểu hệ sinh thái ở địa phương, đề ra một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 01/03/2016
Chương III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Tiết 56: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên.Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, khả năng khái quát hoá kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP: Hợp tác theo nhóm, hỏi đáp, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Soạn bài.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1')
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
.........................................................................................................................................................
3. Bài mới: (39')
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội (15')
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin kết hợp quan sát H53.1.2.3 SGK:
+ Hoạt động của con người trong xã hội qua các thời kỳ như thế nào?
+ Con người dùng lửa để nấu chín thức ăn, sưởi ấm có ý nghĩa gì?
+ Việc hình thành khu dân cư, khu sản xuất nhưng nhất thiết phải chặt phá rừng không?
+ Thời kỳ công nghiệp hoá gây hậu quả mất đất trồng vậy nếu không tiến hành CNH thì sao?
Hoạt động 2: Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.(14')
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: Trả lời câu hỏi trang 159.
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng
- Ngoài ra còn có hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường?
- Em hãy co biết tác hại của chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây?
Hoạt động 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên (10')
- Con người đã làm gì để bảo vệ môi trường?
- Cho biết thành tựu con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường?
- Đọc thông tin kết hợp quan sát H53.1.2.3 SGK:
- Thảo luận: Trả lời.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- Thảo luận: trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
1. a (ở mức 
độ thấp)
2. a. h
3. Tất cả
4. a. b. c. d. g. h
5. a. b. c. đ. g . h
6. a. b. c. d. g . h
7. Tất cả.
- Xây dựng các nhà máy lớn, chất thải công ngiệp.
- Lũ quét, bão
- 1 vài học sinh trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
-Nghiên cứu thông tin trả lời:
+ Phủ xanh đồi trọc
+ Xây dựng khu bảo tồn.
+ Xây dựng nhà máy thuỷ điện.
I.Tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội.
* Tác động của con người:
- Thời kỳ nguyên thuỷ: Đốt rừng, đào đất săn bắt thú dữ làm giảm diện tích rừng.
- Xã hội nông nghiệp: 
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất lam thay đổi tầng nước mặt, thay đổi đất.
- Xã hội công nghiệp:
+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp làm đất càng tu hẹp.
+ Rác thải rất lớn.
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
* Nhiều hoạt động vủa con người đã gây hậu quả rất xấu:
- Mất cân bằng sinh thái.
- Xói mòn đất gây lũ lụt trên diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm.
- Nhiều loài sinh vật bị mất, nhiều động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên 
Biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
+ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ các loài sinh vật.
+ Phục hồi và trồng rừng mới.
+ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
4. Củng cố: (4’) 
 - Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Nêu những tác động của con người tới môi trường? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà.(1’)
 - Học bài, trả lời câu hỏi.
	 - Làm bài tập 2/160.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 	 Xuân Áng, ngày tháng năm 2016
 Ký duyệt của tổ CM
 Nguyễn Thị Thúy Hằng
Ngày soạn: 07/03/2016
Tiết 57: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình thu thập kiến thức. Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP: Hợp tác theo nhóm, hỏi đáp, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Soạn bài.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1')
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5') Nêu những tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội?
.........................................................................................................................................................
3. Bài mới: (34')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Ô nhiễm môi trường là gì? (10')
- Hướng dẫn học sinh nghiên cữu thông tin SGK:
+ Theo em thế nào là ô nhiễm môi trường ?
+ Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường ?
+ Do đâu môi trường bị ô nhiễm.
Hoạt động 2 : Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
(24')
- Các chất khí thải gây độc là chất gì?
- Quan sát H54.1, hoàn thiện bảng 54.1 SGK.
- Nhận xét, liên hệ:
+ ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
- Phân tích: Đốt than, củi, gas sinh ra khí CO2. Vậy trong gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí ntránh độc hại.
- Hướng dẫn học sinh quan sát H54.2, nghiên cứu thông tin:
Trả lời câu hỏi SGK.
- Quan sát H54.3:
+ Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
+ Chất phóng gây tác hại như thế nào?
- Đọc thông tin, hoàn thiện bảng 54.2
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát H54.5.6, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thông tin SGK.
- Thảo luận nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
Lưu ý:
+ ở thành phố, khu CN dễ nhìn thấy rác thải, khói bụi.
+ ở nông thôn phân hoá học, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm.
- Trả lời: CO2, NO2 , SO2, bụi .
- Thảo luận hoàn thiện bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
+ Có: đun than, củi, gas
+ Tuyên truyền cho mọi người hiểu và có biẹn pháp giảm bớt ô nhiễm môi trường.
- Quan sát H54.2. Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- Quan sát H54.3, đọc thông tin, trả lời:
+ Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân.
+ Phóng xạ vào cơ thể người và động vật qua chuỗi thức ăn.
I. Ô nhiễm môi trường là gì? 
- Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học của môi trường bị thay đổi gây tác hịa đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Nguyên nhân: 
+ Do hoạt động của con người.
+ Do hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật .
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
a. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là: CO2, NO2 , SO2  gây ô nhiễm không khí.
b. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các chất hoá học độc hại được phát tán và tích tụ:
+ Hóa chất (hơi) nước mưa đất tích tụ ô nhiễm nước ngầm.
- Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
c. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
- Gây đột biến ở người và sinh vật.
- Gây 1 số bệnh di truyền và ung thư.
d. Ô nhiễm 

File đính kèm:

  • doctiet_42.doc