Hướng dẫn dạy học theo chuẩn Kiến thức và Kỹ năng môn Tiếng Việt Lớp 3

14 - TĐ-KC:

Người liên lạc nhỏ - TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.

 Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (Trả lời được các CH trong SGK).

 - KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

 - CT Nghe-viết: Người liên lạc nhỏ - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT điền tiếng có vần ay / ây (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

 - TĐ:

Nhớ Việt Bắc - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.

- Hiểu ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu).

 - LT&C:

Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).

- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).

- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) ? Thế nào ? (BT3).

 - TV:

Ôn chữ hoa K - Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng “Khi đói chung một lòng” (1 lần).

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn Kiến thức và Kỹ năng môn Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2, 3 câu ca dao trong bài).
- HS khá, giỏi thuộc các câu ca dao trong bài.
- LT&C: 
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh.
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1). 
- Biết thêm được một kiểu so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động (BT2). 
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3). 
- HS khá, giỏi thuộc được đoạn thơ (văn) có hình ảnh so sánh mà mình thích.
- TV: 
Ôn chữ hoa H
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng “Hải Vân vịnh Hàn” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: Cảnh đẹp non sông
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước.
- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo các câu hỏi gợi ý (BT1). 
- Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
- HS khá, giỏi bước đầu biết dùng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh; viết được đoạn văn khoảng 8 câu. 
13
- TĐ-KC: 
Người con của Tây Nguyên
- TĐ: Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. (Trả lời được các CH trong SGK).
- KC: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật. 
- CT Nghe-viết: Đêm trăng trên Hồ Tây
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần iu / uyu (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Cửa Tùng
- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. (Trả lời được các CH trong SGK).
- LT&C: 
Mở rộng vốn từ: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than
- Nhận biết được một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại từ ngữ (BT1). 
- Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
- HS khá, giỏi làm được BT 2.
- TV: 
Ôn chữ hoa I
- Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng “ít chắt chiu phung phí” (2 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi nêu được ND của câu tục ngữ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: Vàm Cỏ Đông
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần it / uyt (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Viết thư
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
14
- TĐ-KC: 
Người liên lạc nhỏ
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
 Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (Trả lời được các CH trong SGK).
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
- CT Nghe-viết: Người liên lạc nhỏ 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ay / ây (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Nhớ Việt Bắc
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu).
- LT&C: 
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? 
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) ? Thế nào ? (BT3).
- HS khá, giỏi học thuộc những câu thơ có hình ảnh so sánh mà em thích.
- TV: 
Ôn chữ hoa K
- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng “Khi đóichung một lòng” (1 lần).
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Nhớ Việt Bắc
- Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần au/âu (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nghe-kể: Tôi cũng như Bác. Giới thiệu hoạt động 
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như Bác (BT1).
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).
- HS khá, giỏi biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, gây chú ý với người nghe.
15
- TĐ-KC:
 Hũ bạc của người cha 
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
- HS khá, giỏi đọc câu chuyện một cách lưu loát; trả lời được CH5.
- KC: Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
- HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện. 
- CT: 
Nghe-viết: Hũ bạc của người cha 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ui / uôi (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Nhà rông ở Tây Nguyên
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
- Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. (Trả lời được các CH trong SGK). 
- LT&C: 
Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1); điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2). 
- Dựa theo tranh vẽ gợi ý, nói được câu có hình ảnh so sánh (BT3); điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
- HS khá, giỏi kể được nhiều tên dân tộc thiểu số (BT1); viết được 4 câu có hình ảnh so sánh trong BT3.
- TV: 
Ôn chữ hoa L
- Viết đúng chữ hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và viết câu ứng dụng “Lời nói cho vừa lòng nhau” (1 lần).
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Nhà rông ở Tây Nguyên
- Nghe- viết đúng, trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định.
 Làm đúng BT điền tiếng có vần ưi / ươi (điền 4 trong số 6 tiếng); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nghe-kể: Giấu cày. Giới thiệu tổ em.
- Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày (BT1). 
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn trên 7 câu (BT2);
16
- TĐ-KC: 
Đôi bạn 
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
 Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (Trả lời được các CH1, 2, 3, 4).
- HS khá, giỏi trả lời được CH5.
- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
- CT Nghe-viết: 
Đôi bạn
- Chép và trình bày đúng bài CT. 
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Về quê ngoại
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu).
- HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
- LT&C: 
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT2).
- TV: 
Ôn chữ hoa M
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng “Một cây hòn núi cao” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nhớ-viết: 
Về quê ngoại 
- Nhớ - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. 
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nghe-kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
- Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1). 
- Bước đầu biết kể sơ lược về thành thị, nông thôn dựa theo CH gợi ý (BT2). 
- HS khá, giỏi kể về thành thị (nông thôn) tương đối phong phú, sinh động. 
17
- TĐ-KC: 
Mồ côi xử kiện 
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 
 Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (Trả lời được các CH 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi trả lời được CH4.
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
- CT Nghe-viết: Vầng trăng quê em
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Anh Đom Đóm
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. ( Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài).
- HS khá, giỏi đọc thuộc và lưu loát cả bài thơ.
- LT&C: 
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy.
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1). 
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả một đối tượng(BT2). 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT3 a, b).
- HS khá, giỏi đặt câu khá sinh động theo yêu cầu BT2; làm được BT3 c.
- TV: 
Ôn chữ hoa N
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng “Đường vô như tranh họa đồ” (1 lần).
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Âm thanh thành phố
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Tìm được từ có vần ui/ uôi (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- HS khá, giỏi tìm được 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi (BT2).
- TLV: 
Viết về thành thị, nông thôn
- Viết được một lá thư ngắn (khoảng 6 dòng) cho bạn để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
- HS khá, giỏi viết được lá thư trên 10 dòng. 
18
Ôn tập cuối HKI
Tiết 1
- ÔT: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
 Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút); viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ/15 phút). 
Tiết 2
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
- HS khá, giỏi làm được BT 3; 
Tiết 3
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu (BT2).
Tiết 4
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).
Tiết 5
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 Bước đầu viết được lá đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2).
Tiết 6
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 Bước đầu viết được một lá thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2).
Tiết 7
(Kiểm tra)
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 3, HKI (Bộ GD & ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 3, NXB Giáo dục 2008).
Tiết 8
(Kiểm tra)
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 3, HKI (TL đã dẫn). 
19
- TĐ-KC: 
Hai Bà Trưng
- TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
 Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
- HS khá, giỏi đọc lưu loát được toàn bài; trả lời được CH5.
- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- CT Nghe-viết: 
Hai Bà Trưng 
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- HS khá, giỏi làm được BT(3) a / b. 
- TĐ: 
Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội
- Bướcđầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu ND một báo cáo hoạt động của tổ, lớp (Trả lời được các CH trong SGK).
- LT&C: 
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, 2); 
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?: Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4).
- TV: 
Ôn chữ hoa N (tiếp theo)
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh), R, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng) và câu ứng dụng “Nhớ Sông Lô nhớ sang Nhị Hà” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: Trần Bình Trọng
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nghe-kể: Chàng trai làng Phù ủng
- Nghe - kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng. Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
- HS khá, giỏi bước đầu kể lại được câu chuyện khá sinh động.
20
- TĐ-KC: 
ở lại với chiến khu
- TĐ: Bước dầu biết đọc phân biệt giọng kể chuyện với giọng các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
 Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm 1 đoạn trong bài.
- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào câu hỏi gợi ý.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- CT Nghe-viết: ở lại với chiến khu
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Chú ở bên Bác Hồ
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc bài thơ).
- HS khá, giỏi biết thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- LT&C: 
Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy.
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1); bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2). 
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ phù hợp trong đoạn văn (BT3).
- HS yếu được GV hướng dẫn kể về một vị anh hùng đã biết qua các bài TĐ, KC (BT 2); 
- TV: 
Ôn chữ hoa: N (tiếp theo)
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng “Nhiễu điều thương nhau cùng” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi nêu được lời khuyên từ câu tục ngữ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b (chọn 3 trong số 4 từ), hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT(3) a / b.
- TLV: 
Báo cáo hoạt động 
- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1); viết lại một phần ND báo cáo trên (về học tập hoặc về lao động) theo mẫu (BT2).
- HS khá, giỏi biết báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch (BT1); viết được cả 2 phần ND báo cáo (BT2).
21
- TĐ-KC: 
Ông tổ nghề thêu
- TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
 Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (Trả lời được các CH trong SGK).
- KC: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện, kể lại khá sinh động một đoạn của câu chuyện. 
- CT Nghe-viết: 
Ông tổ nghề thêu
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
- TĐ: 
Bàn tay cô giáo
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2, 3 khổ thơ).
- HS khá, giỏi biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm. 
- LT&C: 
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
- Nắm được 3 cách nhân hoá (BT1, BT2).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho CH ở đâu ? (BT3); trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4 a, b, hoặc a, c).
- HS khá, giỏi làm đầy đủ BT4.
- TV: 
Ôn chữ hoa O Ô Ơ
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng “ổi Quảng Bá say lòng người” (1 lần). 
- HS khá, giỏi nêu được ND câu ca dao; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nhớ-viết:
Bàn tay cô giáo
- Nhớ-viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nói về trí thức. Nghe-kể: Nâng niu từng hạt giống
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
- Nghe-kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2).
22
- TĐ-KC:
 Nhà bác học và bà cụ
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
 Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (Trả lời các CH 1, 2, 3, 4). 
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài; trả lời được CH 5. 
- KC: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
- HS khá, giỏi biết dựng lại toàn bộ câu chuyện theo lối phân vai. 
- CT Nghe-viết: Ê-đi-xơn
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Cái cầu
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc được khổ thơ em thích).
- HS khá, giỏi đọc có biểu cảm được khổ thơ đã thuộc.
- LT&C: 
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong bài tập đọc, chính tả đã học (BT1); 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT2a, b, c hoặc d); biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (BT3).
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT2.
- TV: 
Ôn chữ hoa P
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và viết câu ứng dụng “Phá Tam Giang vào Nam” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Một nhà thông thái
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nói, viết về người lao động trí óc
- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo câu hỏi gợi ý trong SGK (BT1). Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) (BT 2).
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn khoảng 10 câu (BT2). 
23
- TĐ-KC: 
Nhà ảo thuật 
- TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
 Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi bước đầu có giọng đọc phù hợp với ND đoạn 4 của câu chuyện.
- KC: Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi 

File đính kèm:

  • docChuan KT T. Viet lop 3.doc