Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Toán

I. Kĩ thuật đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Toán ở tiểu học

Để thực hiện đánh giá thường xuyên (ĐGTX) trong quá trình dạy học môn

Toán, giáo viên (GV) căn cứ vào mục tiêu và nội dung của mỗi bài học, có thể linh

hoạt vận dụng các kĩ thuật dưới đây để đánh giá học sinh (HS):

- Quan sát, phân tích và phản hồi;

- Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh; Tư vấn hướng dẫn động viên;

- Viết nhận xét; ĐG, nhận xét sản phẩm của HS.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể :

1. Quan sát, phân tích và phản hồi

pdf10 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
MÔN TOÁN 
I. Kĩ thuật đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Toán ở tiểu học 
Để thực hiện đánh giá thường xuyên (ĐGTX) trong quá trình dạy học môn 
Toán, giáo viên (GV) căn cứ vào mục tiêu và nội dung của mỗi bài học, có thể linh 
hoạt vận dụng các kĩ thuật dưới đây để đánh giá học sinh (HS): 
- Quan sát, phân tích và phản hồi; 
- Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh; Tư vấn hướng dẫn động viên; 
- Viết nhận xét; ĐG, nhận xét sản phẩm của HS. 
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể : 
1. Quan sát, phân tích và phản hồi 
- GV cần quan sát quá trình HS hoạt động trong giờ học: chú ý đến những 
hành vi của HS khi làm việc cá nhân cũng như làm việc theo cặp / theo nhóm (sự 
tương tác /tranh luận/ chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc... giữa các em với nhau 
trong nhóm) để làm ra sản phẩm học tập theo yêu cầu. 
 GV có thể ghi chép lại kết quả quan sát quá trình thực hiện hoặc tham gia 
hoạt động học tập cá nhân / nhóm, chủ yếu là điểm đặc biệt (HS làm tốt, nhanh; Hs 
còn lúng túng, chưa thực hiện được...), mức độ đạt được của sản phẩm học tập 
(hoàn thành hay chưa hoàn thành, hoàn thành ở mức nào) v.v... 
Ví dụ : Ở lớp 1 khi HS thực hiện các phép tính cộng (không nhớ) các số có 
hai chữ số, GV quan sát thấy HS mặc dù kết quả thực hiện phép tính đúng nhưng 
HS đó luôn thực hiện phép tính từ trái qua phải, cộng hàng chục trước rồi mới cộng 
hàng đơn vị. Khi đó, GV hỏi HS nêu cách tính và hướng dẫn HS sửa, GV ghi lại để 
theo dõi và có biện pháp hỗ trợ HS. 
 - GV quan sát cử chỉ, hành vi của HS,có thể xuất hiện những tình huống sau: 
+ GV quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình 
thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu HS chưa thực sự hiểu nhiệm vụ. 
+ Khi HS nhìn thẳng, dõi theo GV, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình 
huống có thể suy đoán là GV đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển 
hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi GV HS nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, 
chưa hợp tác với nhóm. 
 HS đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều HS còn cảm 
thấy chưa rõ, chưa yên tâm 
 Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát: 
 Các thông tin quan sát là cơ sở để GV đưa ra các quyết định tác động, động viên, 
giúp đỡ kịp thời HS trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau 
khi thu được thông tin quan sát, hoặc có thể được GV ghi lại trong sổ ghi chép cá 
nhân để GV đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau. 
2. Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh; Tư vấn, hướng dẫn động viên 
a) Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh 
 - Khi thấy HS đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán GV có thể hỏi: 
Em làm đến đâu rồi? Em thấy khó ở chỗ nào? Có cần cô giúp đỡ gì không? 
-Khi học về “Khái niệm số thập phân”, lớp 5. GV có thể phỏng vấn nhanh, 
kiểm tra nhanh xem HS đã biết cách đọc, viết số thập phân chưa bằng các câu hỏi 
ngắn như : Đọc số thập phân 0,015; viết số thập phân : “mười hai phẩy ba tư” 
b) Tư vấn, hướng dẫn động viên 
 Chẳng hạn như, trong quá trình dạy học bài 26 + 5 (Toán 2, trang 35), có 
thể có một số lời nhận xét, tư vấn, hướng dẫn HS trong khi quan sát, theo dõi HS 
làm các bài tập: 
- Với HS làm đúng hết các ý trong bài tập 1, viết số đẹp và thẳng cột: Em 
làm đúng hết và viết số rất đẹp. Cô khen em. Em tiếp tục làm bài nhé. 
- Với HS chưa đặt tính thẳng cột với phép tính 16 + 4 trong bài tập 1: Em đặt 
tính (chẳng hạn 16 + 4) chưa thẳng cột. Em cần đặt tính thẳng cột nhé. Số 4 phải ở 
dưới số nào? 
 - Với HS viết kết quả chưa đẹp trong mỗi ô tròn ở bài tập 2: Em có các kết 
quả đúng rồi nhưng cần điền mỗi kết quả vào đúng trong ô tròn cho đẹp nhé. 
 - Với HS viết câu lời giải chưa đúng hoặc làm chưa đúng phép tính hay đặt 
phép tính đúng nhưng tính kết quả sai hoặc quên viết đáp số hay quên viết đơn vị 
vào đáp số: Em sửa lại câu lời giải cho đúng nhé; Em xem lại phép tính (kết quả 
tính) đã đúng chưa nhé; Em xem lại phép tính cần tính là phép tính trừ hay phép 
tính cộng nhé; Em kiểm tra lại đáp số (các viết đáp số) nhé; Em cần xem lại cách 
giải bài toán về nhiều hơn – ít hơn. 
 - Với HS đo chưa đúng độ dài đoạn thẳng: Em lưu ý cách đặt thước nhé; 
Em xem lại kết quả độ dài đoạn thẳng AB đã chính xác chưa. 
3. Viết nhận xét; đánh giá sản phẩm của học sinh 
a) Ví dụ khi dạy học bài Các số 1, 2, 3 (SGK Toán 1 trang 11), trong quá trình theo 
dõi HS làm bài tập, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ” bằng mực đỏ vào những 
bài HS làm đúng cùng với lời khen. GV có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em 
làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa 
được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn... GV có thể viết nhận xét vào một số vở: 
em viết số (1, 2, 3) rất đẹp; em cần viết số 2 đẹp hơn; em tập viết lại số 3 cho đúng 
(vì em đó viết ngược); em cần giữ vở sạch hơn, em cần làm bài nhanh hơn 
b)Ví dụ khi HS học về khái niệm “Tỉ số phần trăm”, lớp 5. GV có thể tổ chức cho 
HS biểu diễn trực quan tỉ số phần trăm của một số bằng hoạt động : Cho bảng 100 
ô vuông. Em hãy tô màu vào 25% số ô vuông. 
Khi HS biểu diễn 25% bằng cách tô màu vào 25 ô vuông trong bảng 100 ô 
vuông như vậy GV có thể đánh giá sản phẩm của HS. Quan sát sản phẩm của HS 
GV không chỉ đánh giá được HS có nắm vững khái niệm phần trăm không mà còn 
nhận được thông tin phản hồi về tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, năng lực sáng tạo của 
học sinh. Vì tư duy của HS thể hiện trên sản phẩm, có những HS tô màu không 
những đúng 25% mà còn tạo ra những hình ảnh phong phú đẹp mắt như ngôi nhà, 
rô bốt, cây thông,. Mặt khác, khi HS có cơ hội thuyết trình về sản phẩm của 
mình GV còn có thể thu nhận được thông tin phản hổi về cách suy nghĩ, cách tư 
duy, kĩ năng giao tiếp của HS. 
II. Ví dụ minh họa ĐGTX quá trình dạy học môn Toán 
1. Lớp 1 
1.1. Trước hết chúng tôi lấy ví dụ minh họa ĐGTX khi dạy học bài Các số 1, 2, 3 
(SGK Toán 1 trang 11). 
a) Bài Các số 1, 2, 3 có nội dung là: số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; 
đọc, viết các chữ số 1, 2, 3; đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; thứ tự 
của các số 1, 2, 3. 
GV cần xác định mục tiêu hoặc yêu cầu hay mức độ cần đạt của bài Các số 1, 2, 
3 là HS xác định được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; biết đọc, viết 
các chữ số 1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự 
của các số 1, 2, 3. 
b) Trong giờ học, GV tổ chức hoạt động cho HS học tập và đánh giá: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu số lượng con 
chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính; HS nêu số lượng con 
chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính; GV nghe, quan sát học 
sinh nêu, chỉnh sửa cho HS cách nói phù hợp, ví dụ: 
+ Nếu HS chỉ nói “một con chim”, GV chỉnh sửa là: “em hãy nói có một con 
chim”, “có hai con mèo”, “có ba bông hoa”; ... 
+ GV có thể động viên: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả 
lớp khen bạn nào; 
+ GV chỉnh sửa: em nói là có một con chim (chứ không phải là có môộc con 
chim”) 
- HS đếm: 1 ô vuông, 2 ô vuông, 3 ô vuông; đọc các số tương ứng ở dưới: 1, 2, 
3, 3, 2, 1; đếm 1, 2; 2, 1; 1, 2, 3; 3, 2, 1; GV có thể nhận xét: 
+ Em đọc đúng, rõ ràng, cô khen em; 
+ Bạn A đọc to, rõ, đúng, cả lớp cùng khen bạn nào; 
+ Em có thể đọc lại được không; em đọc là “một” (chứ không phải là 
“môộc”) 
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 1, hướng dẫn HS viết các số 1, 2, 3 theo mẫu; 
quan sát HS viết, nhận xét, giúp đỡ và hướng dẫn: 
+ Em viết số 2 chưa đẹp, em nên viết số 2 như sau: viết dấu hỏi ở trên và dấu 
ngã ở dưới; em viết số 3 rất đẹp; 
+ Em viết lại số 3 nhé: nửa trên bé hơn nửa dưới thì số 3 sẽ đẹp hơn; 
+ Cô cầm tay giúp em viết số 3 cho đẹp nhé 
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, có thể có nhận xét: 
+ Em quan sát lại xem có mấy con vịt? (nếu em đó nói số con vịt chưa đúng); 
+ Em viết các số rất đẹp; 
+ Cô thấy các em viết số đồ vật vào ô trống rất đúng, cô khen cả lớp; 
+ Cô cho cả lớp xem một số bài các bạn viết số đúng và rất đẹp 
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 3, quan sát HS làm bài, nhận xét: 
+ Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn; 
+ Em vẽ đúng và đẹp đấy 
 - Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ” 
bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng cùng với lời khen. GV có thể nhận xét: 
Hôm nay cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số 
chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn... GV có thể viết 
nhận xét vào một số vở: em viết số (1, 2, 3) rất đẹp; em cần viết số 2 đẹp hơn; em 
tập viết lại số 3 cho đúng (vì em đó viết ngược); em cần giữ vở sạch hơn, em cần 
làm bài nhanh hơn 
c) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: 
- Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng 
nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên: 
+ Bạn nào viết xong bài 1 (làm xong bài 3) thì giơ tay (giơ bút, ngồi khoanh 
tay, giơ thẻ); 
+ Ở bài tập 2, bạn H ghi số 2 (bóng bay), 3 (đồng hồ), 1 (con rùa), 3 (con 
vịt), 2 (chiếc thuyền), những bạn nào có kết quả giống như bài làm của bạn H thì 
giơ tay. 
- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình 
thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành 
nhiệm vụ: 
+ Bạn làm bài đúng rồi; 
+ Bạn đọc số đúng, rõ ràng; 
+ Bạn đọc số (1) còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “Một”. 
+ Bạn viết số (2) rất đẹp; 
+ Bạn viết số 3 bị ngược; bạn viết số 3 như thế này này. 
+ Bạn cần giữ vở sạch hơn. 
d) Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá 
- Cha mẹ học sinh có thể trao đổi về bài học ở nhà với cha mẹ, cách động 
viên các cháu học tập ôn bài ở nhà: nhà mình có mấy người? nhà mình có mấy con 
bò?; Quan sát HS học tập, hướng dẫn con đọc số đúng, làm bài, giữ vở sạch, hỏi 
hôm nay con học bài gì? con làm bài như thế nào?  
- Trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp, 
thuận tiện (lời nói, viết thư): Cháu rất hay nói chuyện với bố mẹ về học Toán ở lớp 
cô ạ; Cháu A vẫn đọc số còn ngọng cô giáo ạ; em thấy cháu viết số 3 chưa được 
đẹp cô ạ; cháu C hay viết ngược số, làm thế nào để sửa được ạ cô giáo? 
1.2. Tuần 2 lớp 1 có thể có bốn bài: Luyện tập (Toán 1, trang 10), Các số 1, 2, 3 
(Toán 1, trang 11), Luyện tập (Toán 1, trang 13), Các số 1, 2, 3, 4, 5 (Toán 1, trang 
14); mức độ yêu cầu cần đạt của tuần với 4 bài trên là: 
- HS nhận biết được các hình (vuông, tròn, tam giác), có thể ghép được 
thành hình mới. 
- HS nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1 đến 5 đồ vật; đọc viết 
được các chữ số từ 1 đến 5; biết đếm từ 1 đến 5 ngược lại; biết thứ tự của các số từ 
1 đến 5. 
Cuối tuần 2, GV lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa đạt mức độ yêu cầu 
cần dạt đối với bốn bài học Toán trong tuần, giúp đỡ kịp thời để HS đạt mức độ 
yêu cầu cần đạt; GV có thể nhận xét: em A còn đọc ngọng (đã hướng dẫn cách đọc 
đúng); em B còn viết bẩn, hay tẩy xoá (đã nhận xét vào bài); em C viết số 2 chưa 
đẹp (đã cầm tay sửa, luyện viết thêm số 2 vào bảng con); số 3 còn viết ngược (  ); 
số 5 còn viết ngược ( ); số 6 còn viết ngược (  ) 
1.3. Hết tháng 9, GV có thể lưu ý, nhận xét cho HS hay ghi nhận xét vào sổ cá 
nhân về mức độ hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong ba hay bốn tuần đầu 
năm học; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với 
những HS chưa hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong ba hay bốn tuần đó: 
(Em A) Hoàn thành nội dung học tập môn Toán; 
(Em B) Hoàn thành tốt; 
(Em C) Còn nói ngọng “năm” thành “lăm”; 
(em H) Hướng dẫn, luyện phát âm đúng; Trao đổi (với cha mẹ em K) về 
cách phát âm đúng; 
(em L) Chưa phân biệt rõ “bé hơn” và “lớn hơn”; 
(em M) Lưu ý số nhỏ ở đầu “nhọn” của dấu >; 
(em N) Viết dấu = còn chưa ngay ngắn; 
(em P) Còn viết số 3 (số 5) ngược 
2. Ví dụ minh hoạ về ĐGTX khi tổ chức hoạt động dạy học bài Bảng nhân 6 
(SGK Toán 3, trang 19): 
 Hoạt động 1: Khởi động 
- Tô màu vào hình theo từng hàng (cá nhân, cặp đôi, hoặc nhóm): 
- Trả lời các câu hỏi: Mỗi hàng có mấy quả cam? Tô xong một hàng là tô được 
mấy quả cam? Tô xong hai hàng là tô được mấy quả cam? 
Hướng dẫn ĐGTX : 
GV quan sát các em tô màu, khen ngợi những HS tô màu nhanh, đẹp; lưu ý 
là có thể cho HS tô theo cặp, nhóm hoặc thay tô bằng đếm số quả cam theo hàng. 
 - Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV nhận xét hoặc hướng dẫn để HS có câu trả 
lời đúng (mỗi hàng có 6 quả cam; tô xong một hàng là tô được 6 quả cam; tô xong 
hai hàng là tô được 12 quả cam). 
- GV khen ngợi những HS tích cực tham gia hoạt động. 
Hoạt động 2: Lập bảng nhân 6 
- HS quan sát tấm bìa có 6 chấm tròn, trả lời câu hỏi: 6 chấm tròn, lấy 1 lần được 
mấy chấm tròn? 
+ HS nghe GV nêu, quan sát GV viết: 6 được lấy 1 lần, ta viết (viết lên bảng): 6 x 
1 = 6. 
+ HS nêu: 6 nhân 1 bằng 6 
- HS tiếp tục quan sát rồi trả lời câu hỏi: 6 chấm tròn, lấy 2 lần được mấy chấm tròn? 
6 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào? 
+ HS viết 6 x 2. 
+ Trả lời câu hỏi: 6 nhân 2 bằng bao nhiêu? (6 x 2 = 6 + 6 = 12). 
+ Quan sát GV viết 6 x 2 = 12 (thẳng cột với 6 x 1 = 6). 
+ HS nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6; 6 nhân 2 bằng 12. 
- HS (có thể trao đổi, thảo luận) trả lời câu hỏi (GV nêu vấn đề): làm thế nào để biết 
6 nhân 3 bằng bao nhiêu? 
+ HS có thể được hướng dẫn: 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18 nên 6 x 3 công thức 18. 
+ HS quan sát GV viết: 6 x 3 = 18 (thẳng cột với 6 x 1 = 6 và 6 x 2 = 12). 
+ HS nêu lại: 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18. 
- HS thực hiện (cá nhân hoặc cặp đôi hoặc nhóm; dưới sự giám sát, hướng dẫn, hỗ 
trợ của GV) lập các công thức còn lại của bảng nhân 6 (làm tương tự như với 6 x 2; 
6 x 3 cho từng trường hợp 6 x 4; 6 x 5; 6 x 6;; 6 x 10). 
(trường hợp làm theo cặp hoặc nhóm thì khi làm xong, các nhóm cử đại diện lên 
bảng báo cáo kết quả để hoàn chỉnh bảng nhân 6). 
- HS đọc (để thuộc) bảng nhân 6 (theo thứ tự viết, chẳng hạn 6 x 3 = 18 đọc là: sáu 
nhân ba bằng mười tám). 
Hướng dẫn ĐGTX : 
GV cần quan sát, hỗ trợ HS lúng túng khi hoàn thành bảng nhân 6. 
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1 (Tính nhẩm), có thể thiết kế làm cá nhân hay theo cặp, nhóm như: 
- Em đọc bạn nêu (ghi) kết quả. 
- Bạn đọc, em nêu (ghi) kết quả. 
- Đối chiếu, thống nhất kết quả. 
Bài 2 (giải bài toán có lời văn), có thể thiết kế như sau: 
- Đọc bài toán: Mỗi thùng có 6l dầu. Hỏi 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu? 
- Trả lời các câu hỏi: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? Muốn biết 5 thùng có tất 
cả bao nhiêu lít dầu phải làm phép tính gì? làm như thế nào? 
- Giải và trình bày bài giải. 
- Đổi vở, chữa bài cho nhau, thống nhất kết quả. 
Bài 3 (Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống), có thể thiết kế như sau: 
- HS làm bài cá nhân, tự nêu yêu cầu của bài, tự đếm rồi viết số thích hợp vào ô 
trống. 
- Đổi vở, chữa bài cho nhau, thống nhất kết quả. 
Hướng dẫn ĐGTX : 
Khi HS làm bài 1 GV quan sát, hỗ trợ, chỉnh sửa cho một số HS đọc chưa 
đúng hay đưa ra kết quả chưa đúng; khi HS làm bài 2, cần quan sát hỗ trợ HS còn 
lúng túng khi trình tìm phép tính phù hợp hay trình bày bày giải; khi HS làm bài 3: 
với HS hoàn thành sớm có thể cho HS đó đọc xuôi (từ 6 đến 60) rồi đọc ngược (từ 
60 đến 6) hoặc cho HS trao đổi (cặp, nhóm) về đặc điểm của dãy số ghi trong tất cả 
các ô. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_danh_gia_thuong_xuyen_mon_toan.pdf
Giáo án liên quan