Hóa học 12 - Chuyên đề: Phương pháp giải bài tập về điện phân - Hồ Chí Tuấn

III – ĐỊNH LUẬT FARADAY

Khối lượng chất giải phóng ở mỗi điện cực tỉ lệ với điện lượng đi qua dung dịch

và đương lượng của chất

m =

Trong đó:

- m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)

- A: khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực

- n: số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận

- I: cường độ dòng điện (A)

- t: thời gian điện phân (s)

- F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để

1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-

19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1)

- : đương lượng gam hóa học

Biểu thức liên hệ: Q = I.t = 96500.ne ne = (ne là số mol electron trao

đổi ở điện cực)

Ví dụ: Điện phân 100 ml dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn với

cường độ dòng điện I = 1,93A. Dung dịch thu được sau khi điện phân có pH =

12. Biết thể tích dung dịch không đổi, clo không hòa tan trong nước và hiệu suất

điện phân 100%. Thời gian tiến hành điện phân là:

pdf11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học 12 - Chuyên đề: Phương pháp giải bài tập về điện phân - Hồ Chí Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điện phân
I – KHÁI NIỆM 
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có 
dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li 
- Sự điện phân là quá trình sử dụng điện năng để tạo ra sự biến đổi hóa học 
- Trong quá trình điện phân, dưới tác dụng của điện trường các cation chạy về 
cực âm (catot) còn các anion chạy về điện cực dương (anot), tại đó xảy ra phản 
ứng trên các điện cực (sự phóng điện) 
- Tại catot xảy ra quá trình khử cation (Mn+ + ne → M) còn tại anot xảy ra quá 
trình oxi hóa anion (Xn- → X + ne) 
- Người ta phân biệt: điện phân chất điện li nóng chảy, điện phân dung dịch chất 
điện li trong nước, điện phân dùng điện cực dương tan 
II – SỰ ĐIỆN PHÂN CÁC CHẤT ĐIỆN LI 
1. Điện phân chất điện li nóng chảy 
Trong thực tế, người ta thường tiến hành điện phân những hợp chất (muối, 
bazơ, oxit) nóng chảy của các kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca, 
Mg, Al 
Ví dụ 1: Điện phân NaCl nóng chảy có thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) NaCl Anot ( + ) 
2| Na+ + e → Na 2Cl- → Cl2 + 2e 
Phương trình điện phân là: 2NaCl 
2Na + Cl2 
Cần có màng ngăn không cho Cl2 tác dụng 
trở lại với Na ở trạng thái nóng chảy làm 
giảm hiệu suất của quá trình điện phân. Một số chất phụ gia như NaF, KCl giúp 
làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hệ 
Ví dụ 2: Điện phân NaOH nóng chảy có thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) NaOH Anot ( + ) 
4| Na+ + 1e → Na 4OH- → O2 + 2H2O + 4e 
Phương trình điện phân là: 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O 
Ví dụ 3: Điện phân Al2O3 nóng chảy pha thêm criolit (Na3AlF6) có thể biểu diễn 
bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) Al2O3 Anot ( + ) 
4| Al3+ + 3e → Al 3| 2O2- → O2 + 4e 
Phương trình điện phân là: 2Al2O3 4Al + 3O2 
Criolit (Na3AlF6) có vai trò quan trọng nhất là làm 
giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 2050oC xuống 
khoảng 900oC, ngoài ra nó còn làm tăng độ dẫn 
điện của hệ và tạo lớp ngăn cách giữa các sản 
phẩm điện phân và môi trường ngoài. Anot làm 
bằng than chì thì điện cực bị ăn mòn dần do chúng 
cháy trong oxi mới sinh: C + O2 CO2 và 2C + O2 2CO 
2. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước 
Trong sự điện phân dung dịch, ngoài các ion do chất điện li phân li ra còn có các 
ion H+ và OH- của nước. Do đó việc xác định sản phẩm của sự điện phân phức 
tạp hơn. Tùy thuộc vào tính khử và tính oxi hóa của các ion có trong bình điện 
phân mà ta thu được những sản phẩm khác nhau. 
Ví dụ khi điện phân dung dịch NaCl, các ion Na+, H+(H2O) chạy về catot còn các 
ion Cl-, OH-(H2O) chạy về anod. Ion nào trong số chúng sẽ phóng điện ở các điện 
cực. 
Cơ sở để giải quyết vẫn đề này là dựa vào các giá trị thế oxi hóa – khử của các 
cặp. Trong quá trình điện phân, trên catot diễn ra sự khử. Vì vậy khi có nhiều 
dạng oxi hóa thì trước hết dạng oxi hóa của cặp có thế lớn hơn sẽ bị khử trước. 
Ngược lại trên anot sẽ diễn ra sự oxi hóa dạng khử của cặp có thế oxi hóa – khử 
nhỏ nhất trước.
a) Khả năng phóng điện của các cation ở catot: Ở catot có thể xảy ra các quá 
trình khử sau đây: 
- Mn+ + ne → M 
- 2H+(axit) + 2e → H2 
- Hoặc ion hiđro của nước bị khử: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- 
Dạng oxi hóa của những cặp có thế càng lớn càng dễ bị khử. Theo dãy thế oxi 
hóa – khử thì khả năng bị khử của các ion kim loại như sau: 
- Các cation từ Zn2+ đến cuối dãy Hg2+, Cu2+, Fe3+, Ag+dễ bị khử nhất và thứ tự 
tăng dần 
- Từ Al3+ đến các ion đầu dãy Na+, Ca2+, K+không bị khử trong dung dịch 
- Các ion H+ của axit dễ bị khử hơn các ion H+ của nước 
b) Khả năng phóng điện của các anion ở anot: Ở anot xảy ra quá trình oxi hóa 
các anion gốc axit như Cl-, S2-hoặc ion OH- của bazơ kiềm hoặc nước 
- 2Cl- → Cl2 + 2e 
- 4OH- → O2 + 2H2O + 4e 
- Hoặc ion OH- của nước bị oxi hóa: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e 
Dạng khử của những cặp có thế oxi hóa – khử càng nhỏ càng dễ bị oxi hóa. 
Theo dãy thế oxi hóa – khử thì khả năng bị oxi hóa của các anion như sau: 
- Các anion gốc axit không chứa oxi dễ bị oxi hóa nhất theo thứ tự: RCOO- < Cl- 
< Br- < I- < S2- 
- Các anion gốc axit như NO3-, SO42-, PO43-, CO32-, ClO4-không bị oxi hóa 
- Riêng các ion OH- của kiềm hoặc của nước khó bị oxi hóa hơn các ion S2-, I-, 
Br-, Cl- 
- Nếu khi điện phân không dùng các anot trơ như graphit, platin (Pt) mà dùng 
các kim loại như Ni, Cu, Agthì các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion vì 
thế oxi hóa – khử của chúng thấp hơn, và do đó chúng tan vào dung dịch (anot 
tan) 
c) Một số ví dụ: 
- Điện phân dung dịch CuCl2 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) CuCl2 Anot ( + ) 
Cu2+ + 2e Cu 2Cl- Cl2 + 2e 
Phương trình điện phân là: CuCl2 Cu + Cl2 
- Điện phân dung dịch K2SO4 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot (–) K2SO4 Anot (+) 
 H2O, K+ (H2O) H2O, SO42- 
2| 2H2O + 2e H2 + 2OH- 2H2O O2 + 4H+ + 4e 
Phương trình điện phân là: 2H2O 2H2 + O2 
- Điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ có màng ngăn có thể 
biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) NaCl Anot ( + ) 
H2O, Na+ (H2O) Cl-, H2O 
 2H2O + 2e H2 + 2OH- 2Cl- Cl2 + 2e 
Phương trình điện phân là: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 
Nếu không có màng ngăn thì: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O nên 
phương trình điện phân là: NaCl + H2O NaClO + H2 
- Điện phân dung dịch NiSO4 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) NiSO4 Anot ( + ) 
Ni2+, H2O (H2O) H2O, SO42- 
 2| Ni2+ + 2e Ni 2H2O O2 + 4H+ + 4e 
Phương trình điện phân là: 2NiSO4 + 2H2O 2Ni + 2H2SO4 + O2 
- Điện phân dung dịch NiSO4 với anot bằng Cu có thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) NiSO4 Cu ( + ) 
 Ni2+, H2O (H2O) H2O, SO42- 
 Ni2+ + 2e Ni Cu Cu2+ + 2e 
Phương trình điện phân là: NiSO4 + Cu CuSO4 + Ni 
- Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng Cu (như hình vẽ sau 
đây): 
Ở catot ( – ): Cu2+(dd) + 2e Cu làm giảm nồng độ ion Cu2+ ở bên 
nhánh trái của ống chữ U 
Ở anot ( + ): Cu(r) Cu2+(dd) + 2e làm tăng nồng độ ion Cu2+ ở bên nhánh trái 
của ống chữ U và anot dần dần bị hòa tan 
Phương trình điện phân là: Cu(r) + Cu2+(dd) Cu2+(dd) + Cu(r) 
- Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2 và HCl với anot trơ có 
thể biểu diễn bằng sơ đồ: 
Catot ( – ) FeCl3, CuCl2, HCl Anot ( + ) 
Fe3+, Cu2+, H+ 
 2| Fe3+ + 1e Fe2+ 
 Cu2+ + 2e Cu 2Cl- 
Cl2 + 2e 
 2H+ + 2e H2 
 Fe2+ + 2e Fe 
Quá trình điện phân lần lượt xảy ra ở các điện cực là: 
2FeCl3 2FeCl2 + Cl2 
CuCl2 Cu + Cl2 
2HCl H2 + Cl2 
FeCl2 Fe + Cl2 
III – ĐỊNH LUẬT FARADAY 
Khối lượng chất giải phóng ở mỗi điện cực tỉ lệ với điện lượng đi qua dung dịch 
và đương lượng của chất 
m = 
Trong đó: 
- m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam) 
- A: khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực 
- n: số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận 
- I: cường độ dòng điện (A) 
- t: thời gian điện phân (s) 
- F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 
1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-
19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1) 
- : đương lượng gam hóa học 
Biểu thức liên hệ: Q = I.t = 96500.ne ne = (ne là số mol electron trao 
đổi ở điện cực) 
Ví dụ: Điện phân 100 ml dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn với 
cường độ dòng điện I = 1,93A. Dung dịch thu được sau khi điện phân có pH = 
12. Biết thể tích dung dịch không đổi, clo không hòa tan trong nước và hiệu suất 
điện phân 100%. Thời gian tiến hành điện phân là: 
A. 50 s B. 60 s C. 100 
s D. 200 s 
Giải: 
pH = 12 [OH-] = 10-2 nOH- = 10-3 M 
Tại catot (–) xảy ra phản ứng: 2H2O + 2e H2 + 2OH- ne = 10-3 mol t = 
 = = 50 s 
hoặc mH2 = 10-3 gam t = = 50 s Đáp án A 
IV - ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN PHÂN 
Sự điện phân có nhiều ứng dụng trong công nghiệp 
1. Điều chế các kim loại (xem bài điều chế các kim loại) 
2. Điều chế một số phi kim như H2, O2, F2, Cl2 
3. Điều chế một số hợp chất như NaOH, H2O2, nước Gia – ven 
4. Tinh chế một số kim loại như Cu, Pb, Zn. Fe. Ag, Au 
5. Mạ điện 
Điện phân với anot tan cũng được dùng trong mạ điện, nhằm 
bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật mạ. Anot 
là kim loại dùng để mạ (như hình vẽ là vàng) còn catot là vật 
cần mạ (cái thìa). Lớp mạ thường rất mỏng, có độ dày từ 5.10-5 
÷ 1.10-3 cm 
Phương pháp giải bài tập về điện phân
I – NHẮC LẠI LÍ THUYẾT 
1) Điện phân chất điện li nóng chảy: áp dụng đối với MCln, M(OH)n và Al2O3 (M 
là kim loại nhóm IA và IIA) 
2) Điện phân dung dịch chất điện li trong nước: 
- Vai trò của nước: trước hết là dung môi hòa tan các chất điện phân, sau đó có 
thể tham gia trực tiếp vào quá trình điện phân: 
+ Tại catot (cực âm) H2O bị khử: 2H2O + 2e → H2 + 2OH– 
+ Tại anot (cực dương) H2O bị oxi hóa: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e 
- Tại catot (cực âm) xảy ra quá trình khử M+, H+ (axit), H2O theo quy tắc: 
+ Các cation nhóm IA, IIA, Al3+ không bị khử (khi đó H2O bị khử) 
+ Các ion H+ (axit) và cation kim loại khác bị khử theo thứ tự trong dãy thế điện 
cực chuẩn (ion có tính oxi hóa mạnh hơn bị khử trước): Mn+ + ne → M 
+ Các ion H+ (axit) dễ bị khử hơn các ion H+ (H2O)
+ Ví dụ khi điện phân dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2 và HCl thì thứ tự các 
ion bị khử là: Fe3+ + 1e → Fe2+ ; Cu2+ + 2e → Cu ; 2H+ + 2e → H2 ; Fe2+ + 2e → 
Fe
- Tại anot (cực dương) xảy ra quá trình oxi hóa anion gốc axit, OH– (bazơ kiềm), 
H2O theo quy tắc: 
+ Các anion gốc axit có oxi như NO3–, SO42–, PO43–, CO32–, ClO4–không bị oxi 
hóa 
+ Các trường hợp khác bị oxi hóa theo thứ tự: S2– > I– > Br– > Cl– > RCOO– > 
OH– > H2O 
3) Định luật Faraday 
m = 
Trong đó: 
+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam) 
+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực 
+ n: số electron trao đổi ở điện cực 
+ I: cường độ dòng điện (A) 
+ t: thời gian điện phân (s) 
+ F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 
1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-
19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1) 
II – MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN 
- Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám 
vào 
- m (dung dịch sau điện phân) = m (dung dịch trước điện phân) – (m kết tủa + m 
khí) 
- Độ giảm khối lượng của dung dịch: Δm = (m kết tủa + m khí) 
- Khi điện phân các dung dịch: 
 + Hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,) 
 + Axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,) 
 + Muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,) 
→ Thực tế là điện phân H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot) 
- Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt hay 
điện cực than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực 
- Có thể có các phản ứng phụ xảy ra giữa từng cặp: chất tạo thành ở điện cực, 
chất tan trong dung dịch, chất dùng làm điện cực. Ví dụ: 
 + Điện phân nóng chảy Al2O3 (có Na3AlF6) với anot làm bằng than chì thì 
điện cực bị ăn mòn dần do chúng cháy trong oxi mới sinh 
 + Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn tạo ra nước Gia–ven và có 
khí H2 thoát ra ở catot 
 + Phản ứng giữa axit trong dung dịch với kim loại bám trên catot 
- Viết phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng thứ 
tự, không cần viết phương trình điện phân tổng quát 
- Viết phương trình điện phân tổng quát (như những phương trình hóa học thông 
thường) để tính toán khi cần thiết 
- Từ công thức Faraday → số mol chất thu được ở điện cực 
- Nếu đề bài cho I và t thì trước hết tính số mol electron trao đổi ở từng điện cực 
(ne) theo công thức: ne = (*) (với F = 96500 khi t = giây và F = 26,8 khi t = giờ). 
Sau đó dựa vào thứ tự điện phân, so sánh tổng số mol electron nhường hoặc 
nhận với ne để biết mức độ điện phân xảy ra. Ví dụ để dự đoán xem cation kim 
loại có bị khử hết không hay nước có bị điện phân không và H2O có bị điện phân 
thì ở điện cực nào 
- Nếu đề bài cho lượng khí thoát ra ở điện cực hoặc sự thay đổi về khối lượng 
dung dịch, khối lượng điện cực, pH,thì dựa vào các bán phản ứng để tính số 
mol electron thu hoặc nhường ở mỗi điện cực rồi thay vào công thức (*) để tính I 
hoặc t 
- Nếu đề bài yêu cầu tính điên lượng cần cho quá trình điện phân thì áp dụng 
công thức: Q = I.t = ne.F 
- Có thể tính thời gian t’ cần điện phân hết một lượng ion mà đề bài đã cho rồi so 
sánh với thời gian t trong đề bài. Nếu t’ < t thì lượng ion đó đã bị điện phân hết 
còn nếu t’ > t thì lượng ion đó chưa bị điện phân hết 
- Khi điện phân các dung dịch trong các bình điện phân mắc nối tiếp thì cường 
độ dòng điện và thời gian điện phân ở mỗi bình là như nhau → sự thu hoặc 
nhường electron ở các điện cực cùng tên phải như nhau và các chất sinh ra ở 
các điện cực cùng tên tỉ lệ mol với nhau 
- Trong nhiều trường hợp có thể dùng định luật bảo toàn mol electron (số mol 
electron thu được ở catot = số mol electron nhường ở anot) để giải cho nhanh 
III – MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA 
Ví dụ 1: Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng 
chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là: 
A. Na B. Ca C. 
K D. Mg 
Hướng dẫn: nCl2 = 0,02 
Tại catot: Mn+ + ne → M Theo đlbt khối lượng mM = m(muối) – m(Cl2) = 2,22 – 
0,02.71 = 0,8 gam 
Tại anot: 2Cl– → Cl2 + 2e Theo đlbt mol electron ta có nM = → M = 20.n → 
n = 2 và M là Ca 
(hoặc có thể viết phương trình điện phân MCln M + n/2Cl2 để tính) → đáp 
án B 
Ví dụ 2: Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % 
đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể 
tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là: 
A. 149,3 lít và 74,7 lít B. 156,8 lít và 78,4 lít 
C. 78,4 lít và 156,8 lít D. 74,7 lít và 149,3 lít 
Hướng dẫn: mNaOH (trước điện phân) = 20 gam 
Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước: H2O → 1/2 O2 (anot) + 
H2 (catot) → NaOH không đổi → m (dung dịch sau điện phân) = 80 gam → m 
(H2O bị điện phân) = 200 – 80 = 120 gam → nH2O = 20/3 mol → VO = 74,7 lít 
và VH = 149,3 lít → đáp án D 
Ví dụ 3: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 ( d = 1,25 g/ml) 
với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm 
kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung 
dịch H2S 0,5 M. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là: 
A. 12,8 % B. 9,6 % C. 10,6 
% D. 11,8 % 
Hướng dẫn: nH2S = 0,05 mol 
- Gọi x là số mol CuSO4 tham gia quá trình điện phân: CuSO4 + H2O → Cu + 
1/2O2 + H2SO4 (1) → m (dung dịch giảm) = m Cu(catot) + m O2(anot) = 64x + 16x 
= 8 → x = 0,1 mol - CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (2) 
→ nH2S = nCuSO4 = 0,05 mol 
- Từ (1) và (2) → nCuSO4 (ban đầu) = 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol) → C% = 
→ đáp án B 
Ví dụ 4: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với cường độ dòng điện 
9,65A. Tính khối lượng Cu bám vào catot khi thời gian điện phân t1 = 200 s và t2 
= 500 s. Biết hiệu suất điện phân là 100 % 
A. 0,32 gam và 0,64 gam B. 0,64 gam và 1,28 gam 
C. 0,64 gam và 1,60 gam D. 0,64 gam và 1,32 gam 
Hướng dẫn: nCuSO4 = 0,02 = nCu2+ 
Thời gian cần thiết để điện phân hết Cu2+ là t = s → t1 < t < t2 
→ Tại t1 có 1/2 số mol Cu2+ bị điện phân → m1 = 0,01.64 = 0,64 gam và tại t2 Cu2+ 
đã bị điện phân hết → m2 = 1,28 gam → đáp án B 
Ví dụ 5: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ và cường độ dòng 
điện 1A. Khi thấy ở catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng điện phân. Để trung 
hòa dung dịch thu được sau khi điện phân cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 
0,1M. Thời gian điện phân và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là: 
A. 965 s và 0,025 M B. 1930 s và 0,05 M 
C. 965 s và 0,05 M D. 1930 s và 0,025 M 
Hướng dẫn: nNaOH = 0,01 mol 
- Khi ở catot bắt đầu có bọt khí (H2) thoát ra chứng tỏ CuSO4 đã bị điện phân hết 
theo phương trình:
CuSO4 + H2O → Cu + 1/2O2 + H2SO4 
- nNaOH = nOH– = 0,01 mol → nH2SO4 = 0,5.nH+ = 0,5.nOH– = 0,005 (mol) → 
nCu = nCuSO4 = 0,005 (mol) → = 0,005 → t = 965 s và CM(CuSO ) = 
M (hoặc có thể dựa vào các phản ứng thu hoặc nhường electron ở 
điện cực để tính) → đáp án A 
Ví dụ 6: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,2 M 
với điện cực trơ và cường độ dòng điện bằng 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện 
phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m là: 
A. 5,16 gam B. 1,72 gam C. 2,58 gam D. 
3,44 gam 
Hướng dẫn: nAg+ = 0,02 mol ; nCu2+ = 0,04 mol 
- Ta có ne = mol 
- Thứ tự các ion bị khử tại catot: 
Ag+ + 1e → Ag (1) → sau (1) còn 0,06 – 0,02 = 0,04 mol electron 
0,02 0,02 0,02 
Cu2+ + 2e → Cu (2) → sau (2) còn dư 0,02 mol Cu2+ 
0,02 0,04 0,02 
m (catot tăng) = m (kim loại bám vào) = 0,02.(108 + 64) = 3,44 gam → đáp án D 
Ví dụ 7: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M 
thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường 
độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích 
khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %): 
A. 6,4 gam và 1,792 lít B. 10,8 gam và 1,344 lít 
C. 6,4 gam và 2,016 lít D. 9,6 gam và 1,792 lít 
Hướng dẫn: nCuSO4.5H2O = nCuSO4 = 0,2 mol ; nHCl = 0,12 mol 
- Ta có ne = mol 
- Thứ tự điện phân tại catot và anot là: 
Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu → Cu2+ chưa bị điện phân hết → m (kim loại ở catot) = 
0,1.64 = 6,4 gam 
 0,1 0,2 0,1 
Tại anot: 
2Cl– → Cl2 + 2e → ne (do Cl– nhường) = 0,12 < 0,2 mol → tại anot Cl– đã bị điện 
phân hết và 
0,12 0,06 0,12 đến nước bị điện phân → ne (do H2O nhường) = 0,2 – 
0,12 = 0,08 mol
2H2O → O2 + 4H+ + 4e 
 0,02 0,08 
V (khí thoát ra ở anot) = (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 lít → đáp án A 
Ví dụ 8: Có 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, để điện phân hết ion 
kim loại trong dung dịch cần dùng cường độ dòng điện 0,402A trong 4 giờ. Sau 
khi điện phân xong thấy có 3,44 gam kim loại bám ở catot. Nồng độ mol của 
Cu(NO3)2 và AgNO3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là: 
A. 0,2 M và 0,1 M B. 0,1 M và 0,2 M 
C. 0,2 M và 0,2 M D. 0,1 M và 0,1 M 
Hướng dẫn: 
- Ta có ne = mol 
- Tại catot: Ag+ + 1e → Ag Ta có hệ phương trình: 
 x x (mol) 
 Cu2+ + 2e → Cu → CM Cu(NO3)2 = CM AgNO3 = 0,1 M → 
đáp án D 
 y y (mol) 
Ví dụ 9: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện 
phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian 
điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu 
thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí . Biết thể tích các khí đo ở 
đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là: 
A. Ni và 1400 s B. Cu và 2800 s 
C. Ni và 2800 s D. Cu và 1400 s 
Hướng dẫn: Gọi nMSO4 = nM2+ = x mol 
Ví dụ 10: Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình 
(2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 
gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều 
không thấy khí ở catot thoát ra. Kim loại M là: 
A. Zn B. Cu C. Ni D. Pb 
Hướng dẫn: - Do hai bình mắc nối tiếp nên ta có: 
Q = I.t = → M = 64 → Cu → đáp án B 
Ví dụ 11: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 
%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với 
hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi 
trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 54,0 kg B. 75,6 kg C. 67,5 
kg D. 108,0 kg 
Hướng dẫn: 2Al2O3 4Al + 3O2 (1) ; C + O2 CO2 (2) ; 2C + O2 
 2CO (3) 
- Do X = 32 → hỗn hợp X có CO2 ; CO (x mol) và O2 dư (y mol) 
- 2,24 lít X + Ca(OH)2 dư → 0,02 mol kết tủa = nCO2 → trong 67,2 m3 X có 0,6 
CO2 
- Ta có hệ phương trình: và 0,6 + x + y = 3 → x = 1,8 và y 
= 0,6 
Từ (1) ; (2) ; (3) → mAl = kg → đáp án B 
 Biên soạn Hồ Chí Tuấn - ĐH Y Hà Nội
 Moon.Vn

File đính kèm:

  • pdfChuyen_de_Dien_phan.pdf