Hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020

Câu 5: Thế nào là rút gọn câu?

 Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

 Tác dụng:

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ Chủ ngữ).

Câu 6: Làm bài tập 2 sgk trang 16

a. Rút gọn chủ ngữ

 + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

 + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

- Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

 + Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

 + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b. Rút gọn chủ ngữ

 + Đồn rằng quan tướng có danh,

 + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

 + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

 + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

 + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

 + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

 + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Khôi phục:

 + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

 + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

 + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

 + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

 + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

 + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

 + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

 

docx7 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 14/3/2020
 Hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập môn Ngữ văn 7
Câu 1: Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Câu 2: Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao?
Phân biệt tục ngữ với ca dao
+ Giống:
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên , thời tiết , khí hậu , mùa màng .
+ Khác :
- Ca dao : thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
- Tục ngữ : thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .
* Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
+ Khác :
- Tục ngữ : là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).
- Thành ngữ : lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
+ Giống :
Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân
Câu 3: Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất và tục ngữ về con người và xã hội có trong sgk?
Câu 4: Thế nào là văn nghị luận?
 Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
Câu 5: Thế nào là rút gọn câu?
 Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn 
 Tác dụng:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ Chủ ngữ).
Câu 6: Làm bài tập 2 sgk trang 16 
a. Rút gọn chủ ngữ
 + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
 + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
- Khôi phục:
Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:
 + Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
 + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
b. Rút gọn chủ ngữ
 + Đồn rằng quan tướng có danh,
 + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
 + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",
 + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
 + Đánh giặc thì chạy trước tiên,
 + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
 + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
- Khôi phục:
 + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,
 + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
 + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",
 + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.
 + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,
 + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
 + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
Câu 7:Thế nào là luận điểm ?Thế nào là luận cứ ? Thế nào là lập luận ?
-Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
- Luận cứ là những lí lẽ ,dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm , dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó .Luận cứ trả lời các câu hỏi : Vì sao phải nêu ra luận điểm ? Nêu ra để làm gì ? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
- Lập luận là cách lựa chọn , sắp xếp , trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm .
Câu 8: Đọc lại bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và trả lời các câu hỏi sau
1. Bài văn này nghị luận về vấn đề gì?
2. Để làm sáng tỏ nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước,đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta” tác giả đã đưa ra những dẫn chứng như thế nào?
-Bài văn này bàn về tinh thần yêu nước của dân tộc việt nam
-Dẫn chứng đưa ra rất cụ thể,phong phú giàu sức thuyết phục
Câu 9:Thế nào là câu đặc biệt?
Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ 
Câu 10: Làm bài tập 1 trang 29 sgk
a. Không có câu đặc biệt.
 - Câu rút gọn:
 + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
 + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
- Không có câu rút gọn.
c. Câu đặc biệt: Một hồi còi.
- Không có câu rút gọn.
d. Câu đặc biệt: Lá ơi!
– Câu rút gọn:
 + Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
 + Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu 11: Bố cục bài văn nghị luận có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào?
Bài văn nghị luận gồm 3 phần :
MB : nêu vấn đề nghị luận có ý nghĩa đời sống , xã hội
TB : Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( thường sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề đang bàn luận )
KB : nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng , thái độ , quan điểm của bài . Liên hệ bản thân ( nếu có )
Câu 12: Thế nào là phép lập luận chứng minh?
 Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
Câu 13: Làm bài tập 2 trang 43
a. Nhan đề “Không sợ sai lầm” chính là luận điểm chính của bài văn.
- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
Câu 14: Đọc lại văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và trả lời các câu hỏi ở phần đọc-hiểu văn bản?
C 1: Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
- Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:
 + Bữa ăn hằng ngày
 + Nhà ở
 + Việc làm
 + Lời nói, bài viết
C 2: Trình tự lập luận của bài:
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
 + Bữa ăn thanh đạm
 + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
 + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
 + Giản dị trong lời nói bài viết
C 3: Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:
 + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
 + Hệ thống luận cứ toàn diện (giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc, nói, viết)
 + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
 + Những điều tác giả đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa tác giả và chủ tịch Hồ Chí Minh.
C 4: Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:
- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết
- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác
- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:
 + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”
 + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”
 + Bình luận “Đời sống vật chất càng tinh thần cao đẹp nhất”
⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.
C 5: Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung
- Luận cứ xác đáng, toàn diện
- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực
→ Tư tưởng giá trị của bài văn vẫn còn thể hiện sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề.
Câu 15: Làm bài tập 1,2 phần luyện tập trang 55 sgk
Bài 1
Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác:
 “ Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”
Bài 2
 Đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, lối sống không cầu kì, xa hoa, đòi hỏi quá mức. Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu trong cuộc sống, biết trân trọng những thứ mình đang có và biết thân thiện, chan hòa với mọi người, có được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Đức tính giản dị giúp con người sống thoải mái, dễ chịu hơn.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_va_dap_an_on_tap_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2019.docx
Giáo án liên quan