Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực môn Giáo dục công dân 6
Câu 6: Giao tiếp lịch sự tế nhị trong cuộc sống sẽ giúp ích gì cho con người? Em hãy cho biết một số cách giao tiếp lịch sự tế nhị?
- Giao tiếp lịch sự tế nhị thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người.
- Một số cách giao tiếp lịch sự tế nhị:
+ Biết chào hỏi, giới thiệu, biết cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị.
+ Thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng
Câu 7: Mục đích học tập của học sinh là gì? Vì sao phải xác định mục đích học tập đúng đắn?
- Mục đích học tập của học sinh là trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là người công dân tốt,trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
- Xác định mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ vươn lên trong học tập đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời.
HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN GDCD 6 I. CÂU HỎI THÔNG HIỂU: Câu 1: Thiên nhiên bao gồm những gì? Nêu một số việc làm góp phần bảo vệ thiên nhiên. - Thiên nhiên bao gồm không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi,động thực vật. - Một số việc làm góp phần bảo vệ thiên nhiên: +Trồng và chăm sóc cây xanh + Không vứt rác bừa bãi + Không săn bắn động vật quý hiếm Câu 2: Em hãy nêu 3 hành vi thể hiện lễ độ và 3 hành vi thể hiện thiếu lễ độ.Thái độ của em trước các hành vi đó như thế nào? - 3 hành vi thể hiện lễ độ: + Gọi dạ bảo vâng + Đưa đồ vật cho người lớn hơn mình bằng hai tay. + Đi xin phép về chào hỏi - 3 hành vi thể hiện thiếu lễ độ: + Nói trống không. + Ngắt lời người khác. + Làm ồn khi cha mẹ tiếp khách. Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? Theo em, trái với tiết kiệm là gì? Cho một ví dụ trái với tiết kiệm. - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Trái với tiết kiệm là xa hoa, lãng phí, là sử dụng của cải tiền bạc, thời gian, sức lực quá mức cần thiết. - Nêu một ví dụ trái với tiết kiệm: + Tiêu sài nhiều tiền bạc vào việc ăn chơi. + Dùng thời gian vào việc rong chơi vô ích. Câu 4: Có ý kiến cho rằng: kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? (2đ) - Em không tán thành ý kiến đó. - Kỉ luật không làm con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những qui định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy bị gò bó, trái lại sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động. (1,5đ II. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP: Câu 1: Theo em, vì sao con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? - Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên vì: + Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cầu tinh thần của con người; thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được. + Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiểm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. Câu 2: Theo em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và đối với tập thể? - Đối với bản thân: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ giúp mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Đối với xã hội: Góp phần xây dựng quan hệ tập thể gắn bó, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau. Câu 3: Biết ơn là gì? Lòng biết ơn có những biểu hiện như thế nào? Nêu 1 việc làm thể hiện lòng biết ơn của em? - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình và những người có công với dân tộc, đất nước. - Biểu hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt dẹp cho người mà mình biết ơn. - Việc làm: Hiếu thảo với cha mẹ ; chăm học chăm làm . Câu 4: Chúng ta cần phải làm gì đề tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? - Giữ gìn vệ sinh cá nhân - Ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc. - Kết hợp học tập làm việc, nghỉ ngơi hợp lí - Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. - Phòng bệnh cho bản thân, khi có bệnh phải đến cơ sở y tế để khám, điều trị. - Tránh những việc làm có hại cho sức khỏe Câu 5:Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? Nêu những việc làm thể hiện tôn trọng kỉ luật của học sinh khi đến trường? -Ý nghĩa: + Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động. + Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển. - Việc làm: + Đi học đúng giờ, thuộc bài, làm bài đầy đủ. Câu 6: Giao tiếp lịch sự tế nhị trong cuộc sống sẽ giúp ích gì cho con người? Em hãy cho biết một số cách giao tiếp lịch sự tế nhị? - Giao tiếp lịch sự tế nhị thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến. - Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người. - Một số cách giao tiếp lịch sự tế nhị: + Biết chào hỏi, giới thiệu, biết cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị. + Thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng Câu 7: Mục đích học tập của học sinh là gì? Vì sao phải xác định mục đích học tập đúng đắn? - Mục đích học tập của học sinh là trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là người công dân tốt,trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Xác định mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ vươn lên trong học tập đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời. IV. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO: Câu 1: Cho tình huống: Liên là học sinh giỏi của lớp 6A, nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. 1. Em hãy nhận xét hành vi của Liên. 2. Nếu là bạn của Liên em sẽ làm gì? →1. Nhận xét hành vi của Liên: - Hành vi của Liên là không đúng. - Vì bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân mình. 2. Nếu là bạn của Liên em sẽ: - Khuyên Liên nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường. - Giải thích để bạn hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể như: giúp ta mở mang kiến thức, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết cho bản thân, được mọi người yêu mến giúp đỡ; xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác, tổ chức - Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để liên tham gia các hoạt động của lớp. Câu 2: Cho tình huống sau: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. 1.Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử nào? (nêu ít nhất 3 cách). 2. Nếu là Quân, em sẽ chọn cách nào? Vì sao? → - 3 cách ứng xử có thể xảy ra: (1,5đ) + Cùng các bạn tự ý bỏ học để đi tập đá bóng. + Đến xin phép thầy cô giáo cho nghỉ học. + Khuyên các bạn không bỏ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ học - Chọn cách ứng xử: Khuyên các bạn không bỏ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ học (0,5đ) - Vì: + Là học sinh phải biết tôn trọng kỉ luật của nhà trường, tự giác thực hiện nội qui, không tự ý bỏ học. nghỉ học phải có lí do chính đáng và phải xin phép nhà trường. (0,5đ) + Theo cách ứng xử ấy, vừa giữ được quan hệ tốt với các bạn, vừa đảm bảo kế hoạch học tập, rèn luyện.(0,5đ). Câu 3: Cho tình huống sau: (3đ) Mẹ bạn Ngân gọi: - Ngân ơi, vào mẹ bảo này? Ngân vẫn đứng ngoài sân, nói to: - Mẹ bảo cái gì đấy? Em hãy nhận xét cách cư xử của bạn Ngân. 2. Nếu là Ngân em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống ấy? →- Nhận xét: cách cư xử của bạn Ngân là sai, thiếu lễ độ, không lễ phép với người lớn, chưa thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người xung quanh, nhất là người đang giao tiếp với mình. - Nếu là Ngân em sẽ: Nghe mẹ gọi phải lên tiếng trả lời “dạ” và đi vào nhà, nơi mẹ đang gọi mình, hỏi “mẹ gọi con có việc gì ạ?”, làm theo yêu cầu của mẹ bảo. Câu 4: cho tình huống (3đ) Ở lớp 6A có bạn M. người gầy yếu, xanh xao. Mỗi khi đến lớp, một số bạn lại trêu chọc, xì xào, nào là gầy như que tăm, nào là ốm thế kia thì tới lớp làm gì, nghỉ ở nhà cho xong M. rất buồn và mất tự tin. 1. Em hãy nêu nhận xét về một số bạn đã trêu chọc M. 2. Em sẽ góp ý như thế nào với các bạn ấy và với M.? → - Các bạn trêu chọc M. như vậy là không đúng, thiếu lịch sự tế nhị với người khác trong giao tiếp ứng xử, không tôn trọng bạn của mình, gây mất đoàn kết trong tập thể, ảnh hưởng đến tinh thần học tập của bạn là không tốt. - Góp ý với các bạn: không nên trêu chọc bạn, làm như vậy là sai, không lịch sự tế nhị trong giao tiếp với người khác, gây ra sự tự ti, mặc cảm cho M. và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn. - Với M.: Cố gắng rèn luyện thân thể tốt hơn để cải thiện sức khỏe, mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động của lớp, của trường, không nên để ý đến những lời trêu ghẹo của bạn
File đính kèm:
- CHPT NL GDCD6.doc