Hệ thống câu hỏi ôn tập lý 8 - Kì I
Câu13. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang phải. C. Đột ngột tăng vận tốc.
B. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột giảm vận tốc.
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ 8- KÌ I A- TRẮC NGHIỆM I- Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau đây (2 điểm) Câu 1: Minh và Tuấn cùng ngồi trên tầu. Minh ngồi ở toa đầu, Tuấn ngồi ở toa cuối. Phát biểu nào sau đây là đúng A. So với mặt đường thì Minh và Tuấn cùng đứng yên. B. So với các toa khác, Minh và Tuấn đang chuyển động. C. So với Tuấn thì Minh đang chuyển động ngược chiều. D. So với Tuấn thì Minh đang đứng yên. Câu 2. Khi nói mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây thì vật làm mốc là vật nào? A. Trái đất B. Mặt trăng C. Một vì sao D. Mặt trời Câu 3. Một người lái ca nô chạy ngược dòng sông, người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây? A. Bờ sông B. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng sông. C. ca nô. D. Dòng nước. Câu 4. Vận tốc nào sau đây, không phải là vận tốc trung bình? A. Vận tốc của ô tô chạy từ Hà nội đến Hải Phòng. B. Vận tốc của đoàn tàu lúc bắt đầu khởi hành tới khi ra khỏi nhà ga. C. Vận tốc của viên đá khi đang rơi. D. Vận tốc của một chiếc kim đồng hồ đang hoạt động. Câu 5: Vận tốc của vật là 15 m/s. Kết quả nào sau đây là ứng với vận tốc đó? A. 15 km/h C. 28 km/h B. 54 km/h D. 36 km/h Câu 6. Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc bên đường, ý kiến nhận xét nào sau đây đúng? A. Các mô tô chuyển động đối với nhau. B. Các mô tô đứng yên đối với nhau. C. Các mô tô đứng yên đối với ô tô. D. Các mô tô và ô tô chuyển động so với mặt đường. Câu 7 . Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình là đúng? A B A. Hai lực này là hai lực cân bằng. B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau. C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. Câu 8. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng? A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép C. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép D. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép Câu 9. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào? A. Người đứng cả hai chân B. Người đứng co một chân C. Người ngồi cả hai chân D. Người đứng co một chân trên một tám ván rộng đặt trên sàn nhà. Câu 10. Khi chỉ một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Vận tốc giảm dần. C. Vận tốc không thay đổi. B. Vận tốc tăng dần. D. Vận tốc có thể tăng dần cũng có thể giảm dần. Câu 11 . Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào? A. Không thay đổi B. Chỉ có thể tăng dần. C. Chỉ có thể giảm dần. D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần. Câu 12. Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. Câu13. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. Đột ngột rẽ sang phải. C. Đột ngột tăng vận tốc. B. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột giảm vận tốc. Câu 14. Trong các trường hợp xuất hiện lực sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hoặc bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động. Câu15 . Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây? A. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp. B. Hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn. C. Các bao tải hàng đặt trên băng tải, đang chuyển động cùng vận tốc với băng tải trong dây chuyền sản xuất. D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. C©u 16.VËt sÏ nh thÕ nµo khi chÞu t¸c dông cña hai lùc c©n b»ng? VËt ®ang ®øng yªn sÏ chuyÓn ®éng nhanh dÇn VËt ®ang chuyÓn ®éng sÏ dõng l¹i VËt ®ang chuyÓn ®éng ®Òu sÏ chuyÓn ®éng víi vËn tèc biÕn ®æi D. VËt ®ang ®øng yªn sÏ ®øng yªn, ®ang chuyÓn ®éng sÏ chuyÓn ®éng th¼ng ®Òu m·i. Câu17. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. B. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 18. Khi vật nổi( nằm yên) trên mặt nước thì cường độ của lực đẩy Ácsimet A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. nhỏ hơn trọng lượng của phần vật chìm trong nước. C. bằng trọng lượng của vật. D. lớn hơn trọng lượng của vật. Câu 19. Dùng máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công? A. Dùng ròng rọc cố định. C. Dùng mặt phẳng nghiêng. B. Dùng ròng rọc động. D. Cả ba cách trên đều không cho lợi về công. Câu 20. Máy cơ nào dưới đây cho ta lợi về công? A. Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. Không máy nào trong ba loại máy trên. Câu 21. Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? A. Người lực sỹ nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. Người công nhân đang đẩy chiếc xe chuyển động. C. Em học sinh đang cố gắng đẩy hòn đá nhưng không đẩy được D. Một người đang dùng ròng rọc để đưa một vật lên cao. C©u22 . §æi c¸c ®¬n vÞ sau ®©y a) km/h = 10 m/s b) 12 m/s = km/h c) 760 mmHg = N/m2 d) 100640 N/m2 = cm/Hg Câu 23. Tìm các từ thích hợp vào các chỗ trống "..." để được câu đúng. a. Một vật có thể là chuyển động(1) …….……. .......Nhưng lại là(2) …….……. đối với vật khác. b. Độ lớn của vận tốc cho biết sự (3)…….…….; (4)…….……. của chuyển động. c. Chỉ có công cơ học khi có(5) …….…….Tác dụng vào vật và làm cho vật (6)…….……........... Câu 23. hãy ghép nội dung ở cột A cho phù hợp với cột B. ( HS ghi câu trả lời đúng vào bài làm VD: 1+ c) Cột A Cột B 1. Hai lực cân bằng a. là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 2. Áp lực b. làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật 3. Lực c. FA = d.v 4. Công thức tính lực đẩy Acsimet d. là hai lực cùng đặt vào một vật có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên 1 đường thẳng, chiều ngược nhau. e. A = FS B - TỰ LUẬN Câu 24. Một người đi xe máy theo ba giai đoạn. Giai đoạn 1: Chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 12km/h trong 2km đầu tiên. Giai đoạn 2: chuyển động biến đổi với vận tốc trung bình v2 = 20km/h trong 30 phút. Giai đoạn 3: chuyển động đều trên quãng đường 4km trong thời gian 10 phút. Tính vận tốc trung bình trên cả ba giai đoạn. Câu 25. Một quả cầu có khối lượng m= 2kg được treo bằng một sợi dây mảnh. Hãy phân tích các lực tác dụng lên quả cầu, các lực đó có đặc điểm gì? Vì sao em biết? Vẽ hình để minh họa. Câu 26. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được 360KJ. Tính quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa. Câu 27. Mét ngêi t¸c dông lªn mÆt sµn mét ¸p suÊt 1, 7.104N/m2.DiÖn tÝch bµn ch©n tiÕp xóc víi mÆt sµn lµ 0,03m2. Hái träng lîng vµ khèi lîng cña ngêi ®ã lµ bao nhiªu? Câu 28. Mét c¨n phßng réng 4m , dµi 6m , cao 3m. TÝnh khèi lîng cña kh«ng khÝ chøa trong phßng BiÕt khèi lîng riªng cña kh«ng khÝ lµ 1,29kg/m3
File đính kèm:
- He thong cau hoi on tap 8 ki I.doc