Hệ thống bài tập Hóa bằng hình vẽ lớp 10

Bài 6: Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của axit HCl với MnO2 thường có lẫn tạp chất. Để thu được khí clo tinh khiết, người ta dẫn khí clo không tinh khiết đi qua hai bình, một bình đựng chất lỏng X và một bình đựng chất lỏng Y. Hãy xác định các chất X, Y trong số các chất sau: KMnO4, dung dịch NaCl, Ca(OH)2, NaOH, H2SO4đặc, dung dịch HCl. Vẽ sơ đồ qui trình làm sạch khí clo bằng hoá chất đã xác định ở trên.

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống bài tập Hóa bằng hình vẽ lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 HỆ THỐNG BÀI TẬP BẰNG HÌNH VẼ LỚP 10
	(Tham khảo ở tài liệu SKKN trên mạng)
1. Bài tập về nhóm halogen
Bài 1: Quan sát hình vẽ 1 và sắp xếp thứ tự thao tác hợp lý khi tiến hành thí nghiệm điều chế clo và thử tính tẩy màu của clo ẩm.
1. Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm.
2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm đựng KMnO4.
3. Lấy 1 lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm.
4. Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm, 1 mảnh giấy màu ở miệng ống nghiệm.
5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO4.
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 2, 5 	C. 1, 2, 3, 5, 4 	 D. 1, 5, 2, 3, 4
Hãy chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn : 
Dựa vào các quy trình để tiến hành làm thí nghiệm ở trong bài thực hành ở bài thực hành số 02 trong sách hóa học 10 – bài 27.
=> Đáp số: Đáp án B
Phân tích cách chọn:
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng ta cần chú ý việc đặt giấy quỳ tím tiếp xúc với dung dịch axit vì nếu để cho giấy quỳ tiếp xúc nó sẽ chuyển thành mầu đỏ và khi đó chúng ta chỉ quan sát được hiện tượng mất màu của giấy quỳ
Trong thí nghiệm chúng ta có thể để bước 4 là bước cuối cùng nhưng chúng ta sẽ không nên làm như thế bởi khí Clo là một khí độc gây ảnh hưởng tới người thí nghiệm.
Ngoài ra trong thí nghiệm này chúng ta có thể đảo thứ tự của bước 3 và 4 cho nhau. Nhưng chú ý khi làm cần tránh để tinh thể KMnO4 bám vào giấy màu ẩm.
Bài 2: Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm.
Hình 02
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí HCl
Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
Tan nhiều trong nước
Từ đó học sinh thấy rằng phương pháp thu khí HCl trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 2
Đáp án: Hình 02
Bài 3: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí Clo sau, hình vẽ nào đúng?
Hướng dẫn: Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là:
Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí
Khả năng hòa tan, tác dụng với H2O
Và khí Clo là một khí độc, phải dùng bông tẩm NaOH để tránh sự phân tán của Clo ra ngoài.
Từ đó học sinh thấy được rằng phương pháp thu khí clo trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 1.
Ngoài việc ra câu hỏi cho việc thu được các chất khí, chúng ta có thể áp dụng cho bài toán dạng ngược lại là không thu được chất khí. Và dạng bài này có thể dưa ra ở dạng trắc nghiệm cũng như dạng tự luận.
Nhưng nếu ta chỉ cho các hình vẽ mà không cho biết là dùng để thu chất khí nào mà cho một loạt chất khí và yêu cầu các em học sinh xác định xem chất khí nào có thể thu được bằng phương pháp nào. 
Bài 4: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn với dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy mầu. Nếu đóng khóa K thì miếng giấy mầu không mất màu, còn nếu mở khóa K thì mầu giấy mất mầu. Giải thích hiện tượng của thí nghiệm.
Hướng dẫn:
	Dựa vào nguyên tắc của bình ta xem xét khí clo sau khi điều chế đi như thế nào. Nếu ta đóng khóa K thì khí clo ẩm sẽ đi qua dung dịch H2SO4 đặc qua đây thì hơi nước sẽ bị giữ lại, clo khô thì không có khả năng mất màu giấy mầu. Còn nếu mở khóa K thì khí clo đi qua khóa K, do trong khí còn có hơi nước nên sẽ có phản ứng: mà HClO là một chất có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tẩy mầu nên làm giấy mầu bị mất mầu.
dung dịch HCl đặc
MnO2
bông tẩm NaOH đặc
Khí clo
Bài 5 Cho hình vẽ 
H2SO4 đặc
dd NaCl
 Hình 05
Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí clo tinh khiết theo hình vẽ sau: hãy giải thích tại sao lại phải mắc sơ đồ thí nghiệm như thế?
Hướng dẫn: Qua sơ đồ trên học sinh phải hiểu và ghi nhớ được khí clo điều chế được có lẫn: khí HCl, hơi nước nên phải dẫn qua dung dịch NaCl để hấp thụ HCl và H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước. Khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng được với không khí nên có thể thu trực tiếp, bông tẩm dung dịch NaOH để hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo còn là một khí độc.
	Ngoài cách đó ra thì chúng ta còn có thể đưa bài này trở thành bài dạng trắc nghiệm với việc sắp xếp thứ tự của các hóa chất sao cho phù hợp với việc điều chế ra khí clo. Tùy vào từng mức độ của học sinh mà có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi có độ khó dễ khác nhau.
Bài 6: Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của axit HCl với MnO2 thường có lẫn tạp chất. Để thu được khí clo tinh khiết, người ta dẫn khí clo không tinh khiết đi qua hai bình, một bình đựng chất lỏng X và một bình đựng chất lỏng Y. Hãy xác định các chất X, Y trong số các chất sau: KMnO4, dung dịch NaCl, Ca(OH)2, NaOH, H2SO4đặc, dung dịch HCl. Vẽ sơ đồ qui trình làm sạch khí clo bằng hoá chất đã xác định ở trên.
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí của Clo và dựa vào phương pháp điều chế khí Clo
X
Y
Dung dịch NaCl
H2SO4đặc
Dung dịch KMnO4
Khí clo
Y
 X
Khí clo
Y
 X
H2SO4 đặc
Hình vẽ ở trong ví dụ ở trên.
 Bài 7: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Người ta có thể sắp đặt các hóa chất như thế nào cho phù hợp việc điều chế
Hình 06
4
 3
bông tẩm NaOH đặc
Khí clo
 2
 1
A. NaCl, MnO2, HCl đặc, H2SO4 đặc
B. NaCl; H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc 
C. HCl đặc, H2SO4 đặc, MnO2, NaCl 
D. H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc, NaCl
Hướng dẫn: 
Chúng ta nhìn vào hình vẽ sẽ nhận thấy rằng đây là sơ đồ thí nghiệm điều chế khí Clo, nên chúng ta nhớ lại các chất cần dùng để điều chế ra khí Clo và thứ tự sắp xếp và bố trí các thí nghiệm để thu được khí Clo khô.
Và để nâng cao độ khó của câu hỏi chúng ta có thể chỉ cho biết rằng đây là sơ đồ phản ứng dùng để điều chế ra khí Clo và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất phù hợp cho các vị trí số ta đánh trong sơ đồ.
Bài 8: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích sơ đồ lắp ráp đó?
Hướng dẫn: 
Khí clo được điều chế từ chất rắn MnO2 và axit HCl đặc nên tiến hành trong bình cầu, cần đốt nóng bình cầu vì phản ứng xảy ra cần nhiệt độ. 
Khí clo thoát ra thu trực tiếp vào bình đựng khí để ngửa, không nút đậy (phương pháp đẩy không khí), vì khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí
Bài 9: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ 
hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí
 nghiệm
Hướng dẫn: 
Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu trực tiếp khí clo bằng phương pháp đẩy không khí, nên bình thu khí không đậy nút kín để không khí trong bình bị đẩy ra ngoài. Sai ở nút B
Bài 10: Thí nghiệm so sánh hoạt động hoá học giữa clo, brom, iot
Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch . Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc.
Hướng dẫn: Sau một thời gian ngắn, ở đoạn thứ nhất của ống hình trụ xuất hiện màu vàng lục của khí clo, đoạn thứ hai có màu nâu của brom, đoạn thứ ba có màu tím của iot. Dung dịch trong ống nghiệm 2 xuất hiện màu xanh do iot đã làm xanh hồ tinh bột. 
Chú ý:
- Không tẩm quá nhiều dung dịch KBr và KI vào các núm bông để tránh hiện tượng dung dịch còn dư chảy theo thành ống thủy tinh hình trụ.
- Các núm bông phải được đặt vừa khít trong ống thủy tinh sao cho các khí clo, brom mới xuất hiện không dễ dàng lọt qua được.
- Các đầu ống dẫn khí được nhúng trong dung dịch chứa trong ống nghiệm có nhánh và cốc thủy tinh chỉ thấp hơn mặt dung dịch từ 3 đến 5mm.
- Dùng dung dịch hồ tinh bột loãng.
- Dung dịch NaOH đặc chứa trong cốc thủy tinh dùng hoà tan lượng halogen còn dư để tránh độc hại cho giáo viên và học sinh.
II. Bài tập chương oxi-lưu huỳnh
Bài 1: Người ta có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng thiết bị sau (hình ở dưới)
Hãy cho biết (1), (2), (3) và (4) lần lượt là những chất nào. Chọn đáp án đúng?
A. 	B. 
C. 	 D. 
Hướng dẫn: Học sinh dựa vào nguyên tắc điều chế và cách thu khí oxi.
Qua đó có đáp án là D.
Để có thể nâng cao mức độ hơn chúng ta có thể biến nó thành bài tự luận là cho một loạt các chất và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất phù hợp cho việc điều chế
Bài 2: Hãy ghi chú cho 2 hình vẽ miêu tả thí nghiệm điều chế và chứng minh tính khử và tính oxi hóa của 
Biết rằng có thể là một trong số các chất sau: Na2SO3, dd H2SO4, FeS, dd HCl, MnO2, dd H2S, dd Br2, H2O
Hướng dẫn: Dựa vào nguyên tắc điều chế, các bước điều chế ra khí và phương pháp chứng minh tính khử và tính oxi hóa của 
(1): ; 	(2): ;	 	(3) 
(4) ; 	(5) ; 	(6) 
Hình vẽ bên là cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Hãy giải thích cách lắp đặt đó.
Bài 3:
KMnO4
bông
Hướng dẫn:	Hình 12
Ống nghiệm hơi trúc xuống, để hơi nước trong quá trình đun nóng KMnO4 không rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.
Trước khi đậy nút cần cho vào ống nghiệm một ít bông để hạn chế bụi thuốc tím bay sang ống dẫn khí khi phản ứng xảy ra.
Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống nghiệm, sau đó đun tập trung ngọn lửa vào chỗ có thuốc tím vì tránh quá trình thuỷ tinh co giãn đột ngột làm vỡ ống nghiệm.
Bài 4: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích?
Hình 13
 H2SO4 đặc, hoặc H2SO4 loãng
Cu hoặc Na2SO3
CuSO4 khan
Khí SO2
bông tẩm NaOH
Hướng dẫn: 
Phương pháp 1, 3: ống nghiệm tư thế đặt nằm ngang, nên hơi nước sinh ra trong quá trình điều chế ngưng tụ có thể làm vỡ ống nghiệm
 Phương pháp 2: Là cách lắp đặt đúng để điều chế khí oxi và thu được oxi tinh khiết hơn
Lắp đặt thiết bị khi tiến hành phản ứng
Bài 5: 
Cho các hoá chất: Cu, H2SO4 đặc nóng. Các dụng cụ thí nghiệm: bình cầu có nhánh, phễu, giá thí nghiệm, bình tam giác, bông tẩm dung dịch NaOH đặc. Hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2
Hình 14
Hướng dẫn: Hình vẽ ở bên
Bài 6: Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó.
Hướng dẫn
Hoá chất: Cu với H2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na2SO3 với dung dịch H2SO4, CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc
 H2SO4 đặc, hoặc H2SO4 lo·ng
Cu hoặc Na2SO3
CuSO4 khan
Khí SO2
bông tẩm NaOH
Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, giá thí nghiệm, 2 bình tam giác, ống dẫn khí, đèn cồn.
Sơ đồ:
 Hình 15
Bài 7: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Khi 
K
SO2
H2O
mở khoá K hiện tượng quan sát được là:
Nước không màu phun vào trong bình cầu
Nước có màu hồng phun mạnh vào bình cầu
Nước có màu xanh phun mạnh vào bình cầu
Không có hiện tượng gì xảy ra
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất vật lí của
Hình 16
Đáp án: B
Bài 8: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng dung dịch brôm. Khi mở khoá K hiện tượng quan sát được là:
Không có hiện tượng gì xảy ra
Nước phun mạnh vào bình cầu
Dung dịch brôm phun mạnh vào bình
Chất lỏng không màu phun mạnh vào bình
Hướng dẫn: SO2 tác dụng được với dung dịch brôm theo phương trình sau:
 SO2 + Br2 + 2H2O 2 HBr + H2SO4
Đáp án đúng là D
Bài 9: Điều chế và thử tính chất của hiđro sunfua trong ống hình trụ có đế.
Hình vẽ bên biểu diễn thí nghiệm điều chế và thử tính chất của . Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nhỏ giọt, dung dịch axit clohiđric nhỏ vào đáy cốc tác dụng với sắt (II) sunfua.
- Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ. Nhận xét và giải thích?
Hình 17
Hướng dẫn: 
- Trong ống hình trụ, dung dịch axit clohiđric loãng tác dụng với sắt (II) sunfua tạo thành khí hiđro sunfua. 2HCl + FeS ® FeCl2 + H2S
- Các mảnh giấy đặt trên thành ống có màu đen vì: Khí H2S bay lên tác dụng với đồng sunfat và chì nitrat. Phương trình phản ứng:
CuSO4 + H2S ® CuS¯ + H2SO4
 Pb(NO3)2 + H2S ® PbS¯ + 2HNO3
Chú ý: 
Khí hiđro sunfua rất độc nên cần được điều chế và thử tính chất trong thiết bị kín. Vì vậy:
- Cần cho ít nước vào đáy cốc để cho khí hiđro sunfua không bay ra ngoài ống hình trụ.
- Cần kiểm tra độ kín của thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Sau thí nghiệm cần đổ thêm nước vào cốc để hoà tan dần lượng hiđro sunfua có trong ống hình trụ, trước khi tháo thiết bị và rửa sạch.
Bài 10: 
Mở kẹp K để hiđro từ bình điều chế khí đẩy không khí ra khỏi ống thủy tinh. Sau chừng một phút, dùng đèn cồn hơ nhẹ dọc theo ống thuỷ tinh, rồi tập trung ngọn lửa vào chỗ có lưu huỳnh.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống thủy tinh, trong ống nghiệm có nhánh, cốc nước và giải thích:
Hình 18
Hướng dẫn:
- Trong ống thủy tinh lưu huỳnh nóng chảy và tác dụng với hiđro tạo thành khói trắng, đó là hiđro sunfua. Phương trình phản ứng: H2 + S ® H2S
- Dung dịch trong ống nghiệm có nhánh chuyển dần từ không màu sang màu đen, do tạo thành chì sunfua. Phương trình phản ứng:
H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯(đen) + 2HNO3
- Lượng H2S còn dư chuyển sang cốc thủy tinh và hoà tan trong nước, đảm bảo an toàn.
Chú ý:
- Các đầu ống dẫn khí đặt trong ống nghiệm và cốc nước chỉ cách mặt thoáng của chất lỏng chừng 3mm. Nếu đặt sâu quá, dụng cụ điều chế khí không hoạt động được:
- Dung dịch H2SO4 cho tác dụng với kẽm có nồng độ khoảng 20%
- Khí hiđro sunfua mùi trứng thối rất độc. Vì vậy, trước khi tiến hành thí nghiệm cần kiểm tra độ kín của thiết bị.
- Khi rửa dụng cụ, trước hết tháo ống dẫn khí cao su nối với dụng cụ điều chế hiđro, sau đó nhúng cả ống thủy tinh, ống nghiệm có nhánh dưới nước để tháo rửa dụng cụ vì hiđro sunfua tan trong nước.

File đính kèm:

  • docBai_tap_bang_hinh_ve_hoa_lop_10.doc