Giáo môn Ngữ văn Lớp 11 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Hồ Thị Tố Nữ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tản Đà và bài thơ “Hầu Trời”.

- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà. Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà.

LỚP 11A6 :

- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tản Đà và bài thơ “Hầu Trời”.

- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà.

- Những sáng tạo hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động.

b. Kĩ năng

- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

c. Tư duy, thái độ

- Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ. Giúp HS có cái nhìn trân trọng đối với những đóng góp của Tản Đà đối với tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bản dịch thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Phân tích hai câu thơ mà anh/chị ấn tượng nhất.

3. Bài mới

 

doc83 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo môn Ngữ văn Lớp 11 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Hồ Thị Tố Nữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếtb theo thể thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (Trừ 8bài)
- Tập thơ thể hiện rõ 4 đề tài chính:
+ Phê phán hiện thực nhà tù và xã hội TQ đương thời.
+ Nỗi niềm và tâm trạng của người viết
 Giãi bày nỗi bị bắt oan
+ Thơ thù tiếp.
- tập thơ ra dời – một sự kiện văn học; được dịch ra tiếng Việt và nhiều thứ tiếng trên TG, được trao đổi thảo luận, nghiên cứu và đưa vào dạy học trong nhà trường ở các cấp học.
II>. TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
1>. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội TQ những năm 40 TK XX (giá trị hiện thực) 
- Bác đã tả thực, tự sự bằng bút pháp châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc nhằm phơi bày bộ mặt đen tối, nhếch nhác , thảm hại của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch
+ Trong tù diễn ra cảnh đánh bạc:
 Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
 Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh:
 Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
 Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
 (Lai Tân)
+ Bắt bớ người vô tội;
 Phạm tội gì đây ta thủ hỏi
 Tội trung với nước với dân à
. . . ..
2>. Bức chân dung tinh thần tự hoạ của người tù, người chiến sĩ cách mạng HCM
a- Đó là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại, không gì lay chuyển được.
- Một con người vượt lên mọi đau đớn thể xác để giữ phong thái ung dung, tâm hồn thanh thoát trong mọi tình huống:
 + Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Ngắm trăng)
 + Tuy bị tình nghi là gián điệp,
 Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
b. Đó là một tâm hồn yêu nước, khát khao tự do và đấu tranh cách mạng.
- Những ngày tháng bị tù đày Bác luôn hướng về Tquốc, tính đếm thời gian. Càng cuối tập thơ càng khát khao hơn
 + Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng
 Tin tức bên nhà bữa bữa trông.
 + Xót mình giam hãm trong tù ngục 
 Chẳng được xông ra giữa trận tiền.
 + Bài “Không ngủ được”, “Bốn tháng rồi”..
c- Đó là một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt, nhọn sắc nhạy cảm với thiên nhiên và với cuộc đời.
 - Bài : Trung thu, Trời hửng, Học đánh cờ, Tự khuyên mình
d- Một tấm lòng yêu thương bao la đối với nhân loại cần lao.
+ Người cùng cảnh ngộ: “Người bạn tù thổi sáo”, “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”
+ Nhân dân lao động TQ: “Phu làm đường”, “Long An Đồng chính”, “Hoàng hôn”
+ Khoan dung độ lượng với cả những người trong hàng ngũ kẻ thù: Trưởng ban học Mạc; Tiên sinh học Quách..
3>. Một tập thơ phong phú đa dạng, độc đáo về phong cách nghệ thuật.
- Nhiều điều tưởng như trái ngược nhưng lại thống nhất hài hoà với nhau: Chất thép và chất tình; cổ điển và hiện đại; chất chiến sĩ kết hợp với nghệ sĩ.
- Giọng điệu thơ: khi châm biếm, khi trữ tình, khi mỉa mai chua chát , khi tự trào hóm hỉnh.
 Phong cách trào lộng, châm biếm của HCM trong NKTT thật đa dạng , nhiều cung bậc khác nhau: Có bài cười vui thoải mái (Pha trò): tự trào (buổi trưa); mỉa mai (Gia quyến người bị bắt); đả kích mạnh mẽ, trực tiếp (Tiền đèn); cười ra nước mắt (cái cùm)
. Hoạt động luyện tập
Vì sao Đặng Thai Mai viết : Hồ Chí Minh sáng tác Nhật kí trong tù là đã “đánh rơi vào kho tàng văn học, như một hành động ngẫu nhiên [], như một câu chuyện vạn bất đắc dĩ” ?
Gợi ý:
      − “Hành động ngẫu nhiên” là hành động không có chủ ý, việc không định mà làm ; “như một câu-chuyện vạn bất đắc dĩ” : việc không muốn làm mà phải làm.
      − Thực ra tác giả Nhật kí trong tù đã giải đáp rất rõ ràng trong bài Mỏ đầu tập Nhật kí :
Ngãm thơ. ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
      − Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì ham muốn tột bậc đó, Hồ Chí Minh dồn hết tâm trí, sức lực cho hoạt động cách mạng, mọi thích thú khác, nếu có, đều dẹp đi hết, kể cả thú làm thơ nghệ thuật (có thích thú thì khi cần giải trí mới giải trí bằng thơ).
       Nhưng bị giam trong ngục, nhất là trong bốn tháng đầu, Hồ Chí Minh hoàn toàn không có điều kiện hoạt động cho cách mạng. Buồn bực quá, Người đành phải làm thơ để khuây khoả. “Hành động ngẫu nhiên” hay “bất đắc dĩ” là như thế.
       − Tuy nhiên, dù làm thơ để giải trí thì cũng vẫn thể hiện tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh. Trong Nhật kí trong tùcó không ít bài thơ hay : tâm hồn cao đẹp, vốn sống, vốn văn hoá phong phú, có tài và có cảm hứng chân thật, nói như Tố Hữu, thơ có thể “bật ra ngoài chủ ý”, hay nói như Lê Quý Đôn “Cảnh không hẹn mà tự đến, nói không mong hay mà tự hay”.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Có người cho rằng, nếu để lẫn với nhau thì rất khó phân biệt những bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù với những bài thơ của Trung Quốc thời Đường, thời Tống. Anh (chị) có ý kiến thế nào về nhận xét đó ?
Gợi ý:
   − Đậm chất Đường thi : Giàu cảm hứng về thiên nhiên, thường quan sát thiên nhiên từ cao, từ xa, chấm phá vài nét cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật; nhân vật trữ tình sống hoà hợp với thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại như một bậc hiền triết thời xưa ; các thi đề đăng sơn, đăng cao, giai thì (thời gian đẹp), mĩ cảnh (cảnh đẹp), thắng sự (sự việc hay), lương bằng (bạn tốt), Ngoài ra thường dùng biểu tượng, ước lệ, lời thơ hàm súc, giàu ý ngoài lời (ý tại ngôn ngoại).
       − Khác với Đường thi : Cảnh trong thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai (cảnh trong thơ xưa thường tĩnh, gọi là phi thời gian), nhân vật trữ tình không ẩn đi giữa thiên nhiên, con người là chủ thể trong quan hệ với thiên nhiên (trong thơ xưa, thiên nhiên là chủ thể).
        Có thể phân tích các bài: Chiều tối, Đi đường, v.v. để minh hoạ.
E. Hoạt động củng cố, dặn dò 
1. Củng cố
- Nhật ký trong tù : áng văn chương bất hủ, có giá trị lịch sử, có giá trị văn học.
2. Dặn dò
- Tìm hiểu bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
- Soạn bài: “Chiều tối” (Hồ Chí Minh).
CHIỀU TỐI (Mộ)
 Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh,
phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại,
giữa chất thép và chất tình.
b. Kĩ năng 
- Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
c. Tư duy, thái độ 
- Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.
- Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh).
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
“ Nhật ký trong tù” chính là thức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh - người cộng sản vĩ đại trong chốn lao tù. Tập thơ cho ta thấy rất nhiều vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của Người như: bản lĩnh của người cộng sản với ý chí nghị lực phi thường, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, phong thái ung dung tự tại, lạc quan, yêu đời, luôn làm chủ mọi hoàn cảnh, niềm khát khao tự do cháy bỏng và tâm hồn nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên thiết tha, lòng nhân ái cao cả. “Mộ” là một trong những bài thơ như thế.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về bài thơ.
? Hãy cho biết bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào.
? Hãy cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào. Cho biết bố cục của thể thơ đó.
- Khai, thừa, chuyển, hợp
- Gv hướng dẫn cách đọc diễn cảm: Đọc đúng nhịp, giọng chậm rãi, bình tỉnh, câu cuối đọc nhấn mạnh hơn 
- Học sinh đọc lại bài thơ. (to, rõ và truyền cảm)
? Theo em nên phân tích bài thơ theo hướng nào.
- G/viên hướng dẫn phân tích theo cặp câu
- H/s đọc 2 câu thơ đầu và cho biết nội dung nói cái gì.
- So sánh với cảnh vật trong bài "Chiều tối" buồn, ảm đạm, hiu quạnh.
? Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong khổ thơ hiện lên như thế nào.
( so sánh cảnh vật và con người)
? Hãy cho biết hai câu thơ mang đậm màu sắc cổ điển ở những yếu tố nào 
+ Hình ảnh (thi liệu)
+ Bút pháp tạo hình 
? Vậy tấm lòng của Bác hiện lên như thế nào
- Gọi h/s đọc 2 câu cuối cho biết nội dung chính.
- Em hãy nhận xét hình ảnh con người xuất hiện trong câu thơ trong khung cảnh như thế nào? khung cảnh ấy tạo nên giá trị gì cho bức tranh.
giảng: đêm buông xuống song bài thơ lại bật sáng lên h/ả sinh hoạt của con người: cô gái lao động ở xóm núi bên lò than rực hồng.
? Cho biết xuất hiện cuối bài thơ là hình ảnh nào. 
+ H/ả đó có giá trị như thế nào với bức tranh chiều tối.
+ Ngoài việc tả thực hình ảnh "lô dĩ hồng" còn có tính tượng trưng. vậy hãy cho biết hình ảnh ấy nói lên điều gì ?
? Hãy so sánh hình ảnh thơ ở hai câu trên và hai câu cuối thay đổi như thế nào .
? Hãy nhận xét về các nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.
+ Hình ảnh .
+ Ngôn ngữ thơ.
+ bút pháp.
- Nhận xét sau đây của một nhà phê bình Pháp có thể giúp chúng ta hiểu được cái hay trong bài thơ này:"Thơ HCM nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái "ý tại ngôn ngoại".
I>. Tìm hiểu khái quát 
 a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- "Chiều tối" là một trong những bài thơ hay của hồ Chí Minh được rút từ tập thơ "Nhật ký trong tù"
-Trong một lần bị giải sang nhà lao khác vào một buổi chiều, Bác đã ghi lại cảm xúc của mình qua lần đi đó trong bài thơ "Chiều tối".
- "Chiều tối" được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt.
b. Đọc bài thơ.
- Lưu ý một số từ phiên âm và dịch nghĩa (chưa sát nghĩa)
+ Cô vân mạn mạn 
II>. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT
1> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn qua cảm nhận của nhà thơ (hai câu thơ đầu).
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
- Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả qua hình ảnh
+ Chim mỏi bay về 
+ Mây lẻ loi cô đơn 
=> + Cảnh vật đượm vẻ buồn, hoang vắng ảm đạm phù hợp với cảnh ngộ của người tù <đang bị giải đi, mệt mỏi, cô đơn nơi đất khách quê người..)
 + Cảnh vật tuy có tâm trạng nhưng được trở về tổ, được tự do lững lờ trên bầu trời >< với nhân vật trữ tình đang mất tự do, canh cánh nỗi niềm nhớ quê hương đất nước.
 + Hai câu thơ mang đậm màu sắc cổ điển : sử dụng hình ảnh quen thuộc để miêu tả buổi chiều "chim"; Chỉ chấm phá vài nét đơn sơ theo bút pháp thơ Đường, Bác đã vẽ nên bức tranh thơ man mác buồn nhưng thoáng nhẹ và cao đẹp -> Tấm lòng của Bác đã mở rộng trước cảnh thiên nhiên
2> Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt 
Thôn sơn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
- Hình ảnh con người xuất hiện trong khung cảnh lao động "xay ngô" tạo nên chất khẻo khoắn đầy sức sống. Bác đã hướng tâm hồn mình ra cuộc sống bình dị, lạc quan. Cách xắp xếp từ ngữ " ma bao túc ® bao túc ma" lặp vòng như vòng xoay của cối xay ngô. Điều đó như nói lên Bác đang cảm nhận nỗi vất vả của con người lao động.
- Hình ảnh "lô dĩ hồng"
+ Hình ảnh trung tâm, là điểm sáng của cả bài thơ . Nó xua đi cái lạnh, cô đơn của vạn vật, bóng tối đang phủ trùm lên cảnh vật và lòng người.
+ Ngoài ra hình ảnh này còn có một giá trị biểu trưng cho ý chí nghị lực, tấm lòng của Bác ® niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng
- Tứ thơ thay đổi đột ngột: hình tượng thơ vận động bất ngờ từ tối đến sáng, từ buồn hiu quạnh đến ấm áp vui tươi.
III> Tổng kết:
- ND: Bài thơ là một nét đẹp trong bức chân dung tinh thần tự họa của Bác: luôn chủ động trong mọi tình huống, vững vàng lạc quan trước mọi khó khăn.
- NT:
+ Bài thơ có nhiều yếu tố hội hoạ. Chất họa vừa điểm vừa lan toả và chi phối toàn bộ khung cảnh.
-Bác đã rất thành công việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển (2 câu thơ đầu) và tinh thần hiện đại (2 câu cuối). Đó là điểm sáng trong phong cách nghệ thuật thơ của Bác.
C. Hoạt động luyện tập
1.Bài thơ tả cảnh chiều tối. Từ câu 1 đến câu 4, thời khắc chuyển từ chiều muộn tới tối hẳn. Tác giả đã dùng những thủ pháp nghệ thuật gì khiến người đọc nhận biết được như vậy ?
Gợi ý:
Bài thơ dịch có câu “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Thực ra câu thơ thứ ba này trong nguyên tác không có chữ tối (“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” : Cô gái ở xóm núi xay ngô). Như thế là tác giả không hề nói- đến sự vận chuyển của thời khắc mà tả được sự vận chuyển ấy. Khi trời còn ánh sáng thì nhìn lên cao thấy chim và mây bay qua, khi tròi tối hẳn thì thấy lò lửa ở xóm núi rực sáng (trời chưa tối thì không thể nhìn thấy ánh lửa ở tận một xóm núi nào đó).
 Vậy là không nói tối mà tả được trời tối – tác giả dùng ánh sáng để tả bóng tối. Đây là một thủ pháp nghệ thuật, mượn cái này để tả cái kia – “Vẽ mây nẩy trăng”, “Hoạ vân hiển nguyệt”, lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối,
2.Bài thơ vừa tả ngoại cảnh, vừa biểu hiện tâm cảnh của nhà thơ. Hãy phân tích diễn biến “tâm cảnh” của tác giả.
Gợi ý:
a) Cảnh ngộ của nhà thơ
       − Sau một ngày đường vất vả (có thể lấy dẫn chứng ngay trong Nhật kí trong tù, như các bài Mới đến nhà lao Thiên Bảo hay Đi Nam Ninh,v.v.).
       − Vất vả như thế nhưng cái gì chờ đợi người tù sau một ngày bị đày ải ? Chính tác giả đã nói rõ trong các tác phẩm của mình (có thể lấy dẫn chứng ở các bài Đêm ngủ ỏ Long Tuyền hay Mới đến nhà lao Thiên Bảo, v.v.).
       − Xa Tổ quốc, ở nơi đất khách quê người, cách biệt với đồng bào, đồng chí ; yêu cầu của cách mạng rất khẩn trương mà người đứng đầu lại bị giam giữ không biết đến bao giờ ; cảnh núi rừng vắng vẻ vào lúc chiều muộn càng dễ gợi nỗi buồn,       
b) Diễn biến tâm trạng của nhà thơ
       − Hai câu đầu với các chi tiết : “Quyện điểu” (Chim mỏi mệt) và “Cô vân mạn mạn” (Chòm mây cô đơn trôi lững lờ), đúng là có tính chất công thức ước lệ thường thấy ở thơ cổ để tả cảnh chiều, nhưng cũng rất phù hợp với tâm sự nhà thơ.
       − Nhung hai câu cuối lại có hình ảnh “lò than rực đỏ” và “cô gái xay ngô” xua tan đi cái lạnh lẽo, cô quạnh của núi rừng cũng như trong lòng người, thể hiện niềm vui của nhà thơ sẵn sàng chia sẻ với niềm vui giản dị đời thường của người dân lao động, quên hẳn cảnh ngộ riêng của mình không có gì đáng vui cả. Có thể gọi đây là tinh thần nhân đạo đến mức quên mình.
3.Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ “Chiều tối”.
Gợi ý:
Bài thơ một mặt có màu sắc cổ điển : bút pháp chấm phá vài nét đơn sơ cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật.
        Sử dụng những hình ảnh quen thuộc của cổ thi, không khác gì sự sử dụng ước lệ trong thơ cổ.
        Nhưng mặt khác lại có tinh thần hiện đại :
        − Quan hệ giữa con người với thiên nhiên khác cổ thi. Con người, sự  sống, ngọn lửa của con người là trung tám của bức tranh thiên nhiên. Con   người không ẩn đi mà hiện ra, con người là chủ thể trong bức tranh đó.
        − Tâm hồn nhà thơ hướng, về sự sống và ánh sáng, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng trong bất kì tình huống nào.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6
Người ta nói thơ Hồ Chí Minh bài nào cũng có “chất thép”. Theo anh (chị), “chất thép” trong bài Chiều tối thể hiện như thế nào ?
Gợi ý:
Muốn hiểu “chất thép” ở bài thơ phải đặt nó trong hoàn cảnh cảm hứng cụ thể. Hoàn cảnh nhà thơ rất khổ cực, vậy mà Người vẫn ung dung ngắm cảnh và làm thơ. Đấy là “chất thép” kiên cường. Tố Hữu nói rất đúng :
Lại thương nỗi : đoạ đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm   
Ôi chân yêu, mắt mờ, tóc bạc      
Mà thơ bay cánh hạc ung dung !
E. Hoạt động củng cố, dặn dò 
1. Củng cố
- Cổ điển: đề tài, hình ảnh thơ, tính chất hàm súc. 
- Hiện đại: sự vận động của tứ thơ, hình ảnh thơ.
 2. Dặn dò
- Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.
- Soạn bài “Từ ấy” (Tố Hữu).
TỪ ẤY
 Tố Hữu
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. 
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản. 
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu.
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản. 
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu.
b. Kĩ năng 
- Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
c. Tư duy, thái độ 
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghiêm túc rèn luyện đạo đức, tư tưởng cách mạng, lập trường kiên định của thế hệ trẻ hiện nay.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh). Phân tích hai câu thơ cuối của bài thơ.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
 Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Từ đó cho đến khi “ tạm biệt đời yêu quý nhất”, Tố Hữu đã sống và sáng tác theo định hướng ấy của bài thơ. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV Hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV dẫn: Tố Hữu là một tác giả lớn của văn học Việt Nam, nhưng ở lớp 11 thì chúng ta chỉ tìm hiểu đặc điểm cơ bản, đến năm các em lên 12 thì sẽ có nguyên 45p để tìm hiểu kĩ hơn về ông.
-GV: Dựa vào tiểu dẫn và vở soạn em hãy nêu những nét chính về tác giả Tố Hữu?
-GV: Em hãy cho biết sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu?
-GV giảng: +Tố Hữu sinh ra ở Huế, trong một nhà nho nghèo.Đây là mảnh đất giàu về truyền thống văn hóa ( những làn điệu dân ca, điệu hò mái nhì, mái đẩy- Nhã nhạc cung đình). Tất cả có ảnh hưởng tới tâm hồn thơ Tố Hữu.
+ Năm 1936, giác ngộ lí tưởng cách mạng, năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản.Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
 -Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
GV Hướng dẫn đọc bài thơ. ( Chậm, diễn tả được những cung bậc trong tình cảm trong bài thơ)
- Gọi HS đọc bài thơ.GV nhận xét và góp ý cho HS.
GV dẫn: Bài thơ được chia làm 3 khổ, Nhưng mỗi khổ lại diễn tả mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau, để hiểu sâu hơn thì ta đi vào tìm hiểu nội dung bài thơ này.
GV Yêu cầu đọc khổ 1:
-GV: Các em có thể thấy trong bài thơ có cụm từ trùng với nha

File đính kèm:

  • docgiao_mon_ngu_van_lop_11_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_ho_thi_t.doc
Giáo án liên quan