Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử và địa lý

Giảm tỷ lệ sinh , nâng cao dân trí

- Khai thác , sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý ( trồng rừng , bảo vệ rừng , đất , biển , )

- Xử lý chất thải công nghiệp

- Phân bố lại dân cư giữa các vùng

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4288 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử và địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới .
- Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác , bảo vệ môi trường một cách thiết thực .
- Hình thành và phát triển ở các em năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường và những kỹ năng ứng xử , bảo vệ môi trường một cách thiết thực .
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi .
2. Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử và Địa lý 
 2.1 . Khái niệm tích hợp :
Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất , gắn bó chặt chẽ với nhau .
 2.2. Các nguyên tắc tích hợp :
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học , không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường .
- Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc , có tính tập trung vào chương , mục nhất định , không tràn lan , tuỳ tiện .
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế mà các em đã có , tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường .
 2.3. Các mức độ tích hợp nội dung trong giáo dục môi trường : 
- Mức độ toàn phần : Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục BVMT.
- Mức độ bộ phận : Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục môi trường , được thể hiện bằng mục riêng , một đoạn hay một vài câu trong bài học .
- Mức độ liên hệ : Các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học , giáo viên có thể bổ sung , liên hệ các kiến thức giáo dục môI trường .
Dựa vào các mức độ nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình , SGK cho thấy môn Lịch sử và Địa lý đặc biệt là phần Địa lý có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục BVMT. Mức độ tích hợp ở các bài rất khác nhau . Có bài tích hợp ở mức độ toàn phần ( Ví dụ : Bài 6 . Đất và rừng - Phần Địa lý lớp 5 ) , có bài tích hợp ở mức độ bộ phận ( Ví dụ : bài 2 : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Phần địa lý lớp 4 ; bài 8 : Dân số nước ta - Phần địa lý lớp 5 ) và cũng có bài tích hợp ở mức độ liên hệ ( Ví dụ Bài 10 - Chùa thời Lý - Phần Lịch sử lớp 4; bài 24 : Châu Phi - Phần Địa lý lớp 5 ) 
II. Nội dung , địa chỉ , mức độ tích hợp giáo dục BVMT 
 lớp 4 
 a. Nội dung , địa chỉ và mức độ tích hợp ở phần Địa lý 
Chủ đề về môi
trường
Nội dung tích hợp giáo dục BVMT
Chương / Bài 
Mức độ 
tích hợp 
Con người và môi trường 
Sự thích nghi và tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du :
+ Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp , thú dữ 
+ Trồng trọt trên đất dốc 
+ Khai thác khoáng sản , rừng , sức nước
+ Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du 
Bài : 2,3,7,8
Bộ phận 
Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng:
+ Đắp đê ven sông , sử dụng nước để tưới tiêu 
+Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ .
+ Cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng Nam Bộ 
+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi , kênh rạch
+ Trông phi lao để ngăn gió 
+ Trồng lúa , trồng trái cây 
+ Đánh bắt , nuôi trồng thuỷ sản 
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng :
Bài:11,13,17,18,19,20, 24,25,26
Bộ phận
Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở biển , đảo và quần đảo :
+ Khai thác dầu khí , cát trắng 
+Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản 
Vùng biển Việt nam
Bài : 30
Bộ phận 
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở miền núi và trung du
 ( rừng , khoáng sản , đất đỏ ba dan , sức nước ,)
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du :
Bài : 3,5,7,8
Bộ phận 
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng ( đất phù sa màu mỡ ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ ; môi trường tự nhiên của đồng bằng duyên hải Miền Trung : nắng nóng , bão lụt gây nhiều khó khăn đối với đời sống và hoạt động sản xuất )
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng : 
Bài : 11,17,24 
Bộ phận 
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển đảo và quần đảo; Vùng biển nước ta có nhiều hải sản , khoáng sản , nhiều bãi tắm đẹp 
Vùng biển Việt Nam 
Bài 29
Bộ phận
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường 
Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường 
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du 
Liên hệ 
Mối quan hệ giữa việc dân số đông , phát triển sản xuất với việc khai thác và bảo vệ môi trường 
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
Liên hệ 
Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường 
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
Liên hệ 
Sự ô nhiễm môi
trường 
Ô nhiễm không khí , nguồn nước do trình độ dân trí chưa cao
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du
Liên hệ 
Ô nhiễm không khí , nước ,đất do mật độ dan số cao và phát triển sản xuất ( công nghiệp , nông nghiệp , ) 
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ 
Liên hệ 
Ô nhiễm không khí , nước do sinh hoạt của con người 
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Liên hệ 
Ô nhiễm biển do đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí 
Bài 30 
Liên hệ 
Biện pháp bảo vệ môi trường 
- Bảo vệ rừng , trồng rừng 
- Khai thác rừng , khoáng sản hợp lý 
- Nâng cao dân trí
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du
Liên hệ
- Giảm tỷ lệ sinh 
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
- Xử lý chất thải công nghiệp 
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ 
Liên hệ 
- Nâng cao dân trí 
- Giảm tỷ lệ sinh
- Khai thác thuỷ hải sản hợp lý
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Liên hệ 
Khai thác tài nguyên biển hợp lý 
Vùng biển Việt Nam
Bài : 30
Liên hệ 
b. Nội dung , địa chỉ , mức độ tích hợp phần Lịch sử 
Chủ đề về môi trường
Nội dung tích hợp giáo dục BVMT
Chương / Bài 
Mức độ tích hợp 
Con người và môi trường 
Vai trò , ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người ( đem lại đất phù sa màu mỡ , nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe doạ sản xuất và đời sống ) . Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống 
Bài 13 : Nhà Trần và việc đắp đê 
Liên hệ 
Môi
trường và biện pháp bảo vệ môi trường 
- Vẻ đẹp của chùa , giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông , có thái độ , hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường 
- Vẻ đẹp của cố đô Huế - di sản văn hoá thế giới , giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ di sản , có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp 
- Bài 10 . Chùa thời Lý
- Bài 28 . Kinh thành Huế
Liên hệ 
lớp 5
a. Nội dung , địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lý 
Chủ đề về môi trường
Nội dung tích hợp giáo dục BVMT
Chương / Bài 
Mức độ tích hợp 
Con người và môi trường 
ở đồng bằng đất chật , người đông ; ở miền núi thì dân cư thưa thớt 
Địa lý Việt Nam
Bài :9 
Bộ phận 
Sự thích nghi của con người với môi trường của một số châu lục , quốc gia 
Địa lý thế giới 
Các bài về châu lục 
Liên hệ 
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
Một số đặc điểm về môi trường , tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam
Địa lý Việt Nam
Bài : 2,4,5,6
Toàn phần / Bộ phận 
Một số đặc điểm về môi trường , tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của một số châu lục , quốc gia 
Địa lý thế giới 
Các bài về châu lục 
Bộ phận 
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường 
Mối quan hệ giữa việc dân số đông , gia tăng dân số với việc khai thác môi trường ( sức ép của dân số đối với môi trường ) 
Địa lý Việt Nam
Bài : 8,9
Bộ phận
Mối quan hệ giữa việc dân số đông , gia tăng dân số với việc khai thác môi trường của một số châu lục và quốc gia 
Địa lý thế giới 
Các bài về châu lục 
Bộ phận
Sự ô nhiễm môi trường 
Ô nhiễm không khí , nguồn nước ,đất do dân số đông , hoạt động sản xuất ở Việt Nam
Địa lý Việt Nam
Liên hệ 
Ô nhiễm không khí , nguồn nước ,đất do dân số đông , hoạt động sản xuất ở một số châu lục và quốc gia
Địa lý thế giới 
Liên hệ 
Biện pháp bảo vệ môi trường 
- Giảm tỷ lệ sinh , nâng cao dân trí 
- Khai thác , sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý ( trồng rừng , bảo vệ rừng , đất , biển ,) 
- Xử lý chất thải công nghiệp 
- Phân bố lại dân cư giữa các vùng 
Địa lý Việt Nam
Liên hệ 
- Giảm tỷ lệ sinh , nâng cao dân trí( châu á, châu Phi ) 
- Khai thác , sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý ( tất cả các châu , một số quốc gia) 
- Xử lý chất thải công nghiệp ( tất cả các châu , một số quốc gia) 
Địa lý thế giới 
Liên hệ 
b. Nội dung , địa chỉ và mức độ tích hợp phần Lịch sử 
Chủ đề về môI trường
Nội dung tích hợp giáo dục BVMT
Chương / Bài 
Mức độ tích hợp 
Con người và môi trường 
Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống 
- Vai trò của thuỷ điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường 
- Đường Trường Sơn 
- Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
Liên hệ 
III. Hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môI trường 
 1. Hình thức tổ chức :
Giáo dục BVMT qua môn Lịch sử và Địa lý thường được tổ chức theo hai hình thức : dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên .
 Đối với những bài có nội dung giáo dục BVMT trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn .Vì trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thật sự về cảnh quan thiên nhiên , có được những liên tưởng chính xác , chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện hành vi thiết thực nhất . Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ hơn nữa thời gian dành cho việc học nội dung giáo dục môi trường cũng không nhiều nên khó có thể tổ chức cho cả lớp cùng đến tất cả những nơI có vấn đề về môi trường . Vì vậy mà hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vần là hình thức tổ chức dạy học trong lớp . Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao , giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung giáo dục BVMT ngoài giờ học thông qua sách báo , trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống .
 2. Phương pháp :
Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong nội dung môn học . Vì vậy , các phương pháp giáo dục BVMT cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn .
 2.1 . Phương pháp điều tra : 
- Phương pháp điều tra là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được , tiến hành phân tích , so sánh , khái quát để rút ra kết luận , nêu ra các giải phấp hoặc kiến nghị .
- Trong giáo dục BVMT , phương pháp điều tra được sử dụng nhằm giúp học sinh vừa tìm hiểu được thực trạng môi trường địa phương , vừa phát triển kỹ năng điều tra thực trạng cho các em .
 2.2. Phương pháp thảo luận :
- Phương pháp thảo luận là phương pháp , trong đó giáo viên tổ chức đối thoại giữa học sinh và giáo viên hoặc giữa học sinh và học sinh nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra hoặc một vấn đề do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nhằm tìm hiểu hoặc đưa ra những giải pháp , những kiến nghị , những quan niệm mới  Trong phương pháp thảo luận , học sinh giữ vai trò chủ động , đề xuất ý kiến , thảo luận , tranh luận . Giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề , gợi ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận .
- Trong giáo dục BVMT , phương pháp thảo luận được sử dụng nhằm giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề môi trường mà mình khám phá được để từ đó cùng nhau đưa ra những kiến nghị , những giải pháp phù hợp với thực trạng và khả năng thực hiện của các em .
 2.3 . Phương pháp đóng vai 
 - Phương pháp đóng vai là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản luyện tập trước . Trong trò chơi đóng vai , hoàn cảnh của cuộc sống thực được lựa chọn xây dựng thành kịch bản , học sinh được phân vai để biểu diễn , các em trở thành những nhân vật trong vở diễn thể hiện những tình cảm , những rung động , những hành vi của nhân vật đó .
- Trong giáo dục BVMT , phương pháp đóng vai có tác dụng rất lứon để giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh một giá trị môi trường nào đó và cũng thông qua trò chơi , các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về bảo vệ môi trường .
 2.4. Phương pháp trực quan :
- Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan , phương tiện kỹ thuật dạy học trước , trong và sau khi nắm tài liệu mới , khi ôn tập , củng cố , hệ thống hoá kiến thức ,
- Trong giáo dục BVMT , phương pháp trực quan được sử dụng với mục đích tái tạo lại hình ảnh các sự kiện , hiện tượng về môi trường . Trong các phương tiện trực quan của môn học thì bản đồ giúp học sinh hiểu rõ sự phân bố các hiện tượng về môi trường , biểu đồ giúp học sinh thấy mức độ biến đổi phát triển của các hiện tượng còn tranh ảnh , băng hình giúp học sinh thấy được các hiện tượng cụ thể về từng đối tượng của môi trường .
* Một số vấn đề về môi trường có thể tổ chức cho học sinh điều tra :
 Khi học Mục 3 - Bài 9 - lớp 5 : Phân bố dân cư , đối với học sinh ở các thành phố lớn , giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu "Những khó khăn gì sẽ xảy ra khi dân cư tập trung quá đông ?" , Giáo viên có thể gợi ý học sinh tìm hiểu các mặt sau:
- Cung cấp nhà ở , lương thực , thực phẩm , điện , nước 
 -Sắp xếp việc làm 
-Chất thải và môi trường .
 * Một số vấn đề về môi trường có thể tổ chức cho học sinh thảo lụân:
Khi học mục 4 - Bài 8 -lớp 4: Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên , giáo viên có thể chia nhóm cho học sinh thảo luận vấn đề : "Vì sao cần phải bảo vệ rừng" . Vì học sinh tiểu học còn nhỏ nên giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:
 Câu 1: Nêu vai trò và tác dụng của rừng .
 Câu 2: Nêu hậu quả của nạn phá rừng ở vùng núi phía Bắc .
 Câu 3 : Nêu một số biện pháp để bảo vệ rừng . 
* Một số tình huống có liên quan đến vấn đề môi trường có thể tổ chức cho học sinh đóng vai :
Khi học Mục 4 - bài 8 - lớp 4 : Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên , giáo viên có thể đưa ra một số tình huống sau :
- Gia đình người Mông đang định bán đất đã khai hoang và di cư tới vùng đất mới để rồi lại đốt rừng lấy đất trồng trọt và lại bán đi 
- Bố mẹ chuyên làm nghề săn bắn hoặc buôn bán động vật hoang dã 
Giáo viên chọn 5 diễn viên đóng vai bố, mẹ , con , bạn bố hoặc bạn mẹ , nhà chức trách thể hiện thái độ và cách cư xử trong từng tình huống trên . Các học sinh còn lại sẽ quan sát , nhận định và suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề của 5"diễn viên"
Sau khi diễn xong , giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi kinh nghiệm và rút ra kết luận .
IV. Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môI trường 
1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục BVMT ở mức độ toàn phần 
Đối với dạng bài học này , do toàn bài học có nội dung giáo dục BVMT nên mục tiêu của bài học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường mà còn hình thành cả những hành vi bảo vệ môi trường và thái độ tích cực đối với môi trường . Vì vậy:
 - Khi dạy học dạng bài này , giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đề cao sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh như tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động điều tra , thí nghiệm , thực hành , đóng vai, 
- Những bài học tích hợp toàn phần là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục BVMT phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học .
 2. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục BVMT ở mức độ bộ phận 
 Đối với dạng bài học này , do một phần bài học có nội dung giáo dục môi trường nên trong mục tiêu của bài học thường liệt kê mục tiêu giáo dục BVMT cụ thể . Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục BVMT. Vì vậy :
Khi chuẩn bị bài dạy , giáo viên cần : nghiên cứu kỹ nội dung bài học ; xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung bài học là gì ; thông qua hoạt động dạy học nào ; cần chuẩn bị thêm tư liệu , đồ dùng dạy học gì để việc giáo dục BVMT đạt hiệu quả .
Khi tổ chức dạy học , giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu , cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng , phù hợp và đạt mục tiêu của bài học .
3. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục BVMT ở mức độ liên hệ 
Đối với dạng bài học này , các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học , giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục môi trường cho phù hợp . Vì vậy :
Khi chuẩn bị bài dạy , giáo viên cần có ý thức tích hợp , đưa ra những vấn đề gợi mở , liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường , có kỹ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững .
- Khi tổ chức dạy học , giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn , đồng thời lưu ý liên hệ , bổ sung kiến thức giáo dục môi trường một cách tự nhiên , phù hợp với trình độ nhận thức , khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man , sa đà , gượng ép , ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học .
Bài 10 -lớp 4 
Chùa Thời Lý 
I. Mục tiêu:
Sau bài học , học sinh biết : 
- ở thời Lý , đạo Phật rất phát triển , chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
-Chùa là công trình kiến trúc đẹp .
-Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá cha ông để lại 
II. Đồ dùng dạy học :
- ảnh phóng to một số chùa được giới thiệu trong sách giáo khoa 
- Phiếu học tập :
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài 
Có nhiều cách để giới thiệu bài mới :
- GV có thể cho HS xem ảnh một số ngôI chùa để học sinh thấy ở nước ta , trong các làng xã , chùa được xây dựng nhiều , sau đó giới thiệu bài mới .
- Hoặc , giáo viên giới thiệu đạo Phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm . Bài " Chùa thời Lý " sẽ giúp các em hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạp Phật và ở thời Lý , đạo Phật rất thịnh đạt .
Hoạt động 2 : Đạo phật khuyên làm điều thiện , tranh điều ác 
 - GV yêu cầu hS đọc SGK từ Đạo Phật .rất thịnh đạt 
HS thảo luận theo cặp : Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật 
- HS thảo luận , sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình . Các nhóm khác bổ sung 
Giáo viên chốt ý : Đạo Phật khuyên con người phảI yêu thương đồng loại và làm điều thiện . Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt . Tuy đạo Phật được du nhập vào nước ta từ khá sớm nhưng đến thời Lý đạo Phật mới thịnh đạt .
Hoạt động 3 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý 
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi : Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý , đạo Phật rất thịnh đạt ?
HS thảo luận theo nhóm 4- 6 em 
Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến , các nhóm bổ sung .
GV kết luận : Dưới thời Lý , chùa được xây dựng ở khắp nơI , các vua nhà Lý đều theo đạo Phật , nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều , nhân dân theo đạo Phật rất đông .
Hoạt động 4 : Vai trò của chùa thời lý . Vẻ đẹp của chùa thờiLý 
GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi : 
Chùa gắn với sinh hoạt của nhân dân ta như thế nào ?
GV kết luận : Chùa là nơI tu hành của các nhà sư, là nơI tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã .Nhân dân đến chùa để lễ Phật , hội họp , vui chơI 
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số ngôI chùa thời Lý ( chùa Dâu , chùa Một Cột , chùa Lá

File đính kèm:

  • docGiao duc BVMT trong mon LS&DL.doc
Giáo án liên quan