Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 54: Ôn tập
- Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
- Cho HS nêu công thức tính hao phí và cách làm giảm hao phí điện năng?
- Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế?
- Cho HS nêu khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu tính chất về đường truyền của các tia sáng khi qua các môi trường?
- Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
- Nêu đường truyền của 3 tia sáng đăc biệt?
- Nêu tính chất ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
- Nêu cấu tạo của máy ảnh và tinh chất của ảnh trên phim?
Tuần: 28 Ngày soạn: 07/03/2015 Tiết : 54 Ngày dạy : 12/03/2015 Bài: ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tự ôn tập và tự kiểm tra về kiến thức từ đầu học kì 2 . 2. Kĩ năng: - Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng để giải bài tập. 3. Thái độ: - Có tác phong làm việc cẩn thận, kiên trì chính xác, trung thực. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Bảng phụ, phiếu học tập. 2. HS: - Soạn trước câu hỏi tự trả lời và làm bài tập trong bài tổng kết chương I. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp. (1 phút) Lớp 9a5:vắng............................p.........................kp 2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép vào bài mới. 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (18 phút) - Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? - Cho HS nêu công thức tính hao phí và cách làm giảm hao phí điện năng? - Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? - Cho HS nêu khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu tính chất về đường truyền của các tia sáng khi qua các môi trường? - Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì? - Nêu đường truyền của 3 tia sáng đăc biệt? - Nêu tính chất ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì? - Nêu cấu tạo của máy ảnh và tinh chất của ảnh trên phim? - HS trả lời câu hỏi của GV theo từng cá nhân. I . Lý thuyết: sgk Hoạt động 2: Bài tập (20 phút) - So sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì? - Cho vật sáng AB đặt trước tk 1 khoảng d = 24 cm (A nằm trên trục chính và vuông góc với trục chính ) f = 12cm. Hãy vẽ ảnh của vật qua TKHT và TKPK? - Giống nhau: Ảnh ảo cùng chiều với vật - Khác nhau: + Thấu kính hội tụ: cho ảnh ảo lớn hơn vật Ảnh ở xa thấu kính + Thấu kính phân kì: Cho ảnh ảo nhỏ hơn vật Ảnh ở gần thấu kính O F F’ B’ A’ B A F’ F B B’ A’ A O II. Bài tập: - Giống nhau: Ảnh ảo cùng chiều với vật - Khác nhau: + Thấu kính hội tụ: cho ảnh ảo lớn hơn vật Ảnh ở xa thấu kính + Thấu kính phân kì: Cho ảnh ảo nhỏ hơn vật Ảnh ở gần thấu kính O F F’ B’ A’ B A F’ F B B’ A’ A O IV. Củng cố: (5 phút) - Củng cố lại các kiến thức đã học trong bài. V. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học thuộc lý thuyết, làm lại các bài tập. - Chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra 1 tiết tuần sau. VI.Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan_28_li_9_20150725_111347.doc